Lựa chọn đối tượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực công ty cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp (Trang 59 - 62)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. 2 Xác định nhu cầu đào tạo

3.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo

Trong thời gian qua, việc lựa chọn người tham gia vào quá trình đào tạo của công ty chưa hợp lý vì chưa xác định đúng nhu cầu đào tạo. Việc chưa xác định đúng đối tượng cần đào tạo gây ra hạn chế trong quá trình đào tạo.

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo và phát triển nhân sự của công ty căn cứ vào bảng đánh giá năng lực cá nhân hàng năm của công ty, căn cứ vào sự đánh giá chủ quan của trưởng các phòng ban. Những đối tượng được lựa chọn cho đi đào tạo theo nhu cầu công ty hay tự đề xuất chưa đáp ứng nhu cầu công việc cụ thể với từng đối tượng :

Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đối tượng quản lý: một số cán bộ quản lý trong công ty còn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.

Nâng cao trình độ chuyên môn, dài hạn, tại chức áp dụng cho những cán bộ, nhân viên có khả năng, nguyện vọng và nằm trong quy hoạch của công ty.

Đào tạo kèm cặp với các đối tượng: Cử nhân mới ra trường về nhận công tác tại công ty đã kí Hợp đồng lao động từ một năm trở lên; người lao động có trình độ, nghiệp vụ, kĩ năng làm việc chưa đáp ứng với vị trí làm việc được phân công (theo đánh giá năng lực người lao động hàng năm ).

Theo căn cứ và thực trạng lựa chọn đối tượng đào tạo dựa trên căn cứ đánh giá chủ quan của người quản lý và người lao động. Trong quá trình lựa chọn đối tượng đào tạo không quan tâm nhiều đến ý kiến đóng góp của tập thể đồng nghiệp, không chú ý xem xét cơ cấu tuổi, giới tính để phù hợp với từng khóa đào tạo.

Việc đánh giá chính xác đối tượng cần được đào tạo là bước đi quan trọng và chống lãng phí thời gian, tiền bạc trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Dù Công ty tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho các công nhân lao động nhưng còn chưa nhiều, chất lượng chưa cao. Vì vậy cần phải đào tạo chuyên sâu cho đối tượng này hơn nữa trong tương lai.

Công ty tổ chức hình thức đào tạo đi học tại các trường đại học hệ tại chức chủ yếu là các cán bộ quản lý. Các đối tượng này chủ yếu là nguyện vọng

đi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Vừa học vừa làm, học vào các buổi tối, hoặc thứ bảy, chủ nhật

Hiện nay công ty có 05 cán bộ đang đi học tại các trường đại học( hệ tại chức) như:

- 03 cán bộ học chuyên ngành quản trị kinh doanh của trường đại học Thương mại

- 02 cán bộ học ngành kế toán của trường Đại học Kinh tế quốc dân

Khi đã xác định được nhu cầu đào tạo, công ty sẽ gửi thông báo và quyết định xuống phòng Hành chính nhân sự để lựa chọn đối tượng cho phù hợp. Phòng Tổ chức hành chính dựa theo quy chế cử người đi đào tạo chính quy và không chính quy của Công ty để đề xuất đối tượng được đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Bảng 3.6: Điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ công nhân viên được đi đào tạo STT Hình thức Điều kiện , tiêu chuẩn STT Hình thức Điều kiện , tiêu chuẩn

1 Đào tạo chính quy

- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Điều kiện này không áp dụng đối với các chức danh không thuộc diện phải kí hợp động theo quy định của Bộ luật lao động

- Cán bộ công nhân viên được cử đi đào tạo phải phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của đơn vị - Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật lao động từ hình thức khiển trách trở lên trong thời gian xét

- Có thời gian làm việc tại đơn vị tối thiểu là 2 năm đối với bậc đào tạo Đại học, 5 năm đối với bậc đào tạo Thạc sỹ.

- Đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh của cơ sở đào tạo.

2 Đào tạo không chính quy

- Cử người đi đào tạo phải phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của đơn vị.

- Đáp ứng các yêu cầu tuyển đầu vào của các khóa đào tạo.

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Dựa vào điều kiện này và quy định về nhu cầu đào tạo mà công ty đã xác định, phòng Tổ chức hành chính sẽ tiến hành lựa chọn và đề xuất những người phù hợp được cử đi đào tạo chính quy hay không chính quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực công ty cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp (Trang 59 - 62)