5. Kết cấu của luận văn
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tạ
tại Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất Công Nghiệp
3.3.1. Quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp về hoạt động đào tạo và phát triển nhân sự triển nhân sự
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp là một trong những mục tiêu rất quan trọng, nó được thống nhất trong ban lãnh đạo và sự đồng ý, quyết tâm của đội ngũ cán bộ công
nhân viên. Công ty xây dựng kế hoạch cho công tác đào tạo sao cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của ngành có đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, vi tính, đáp ứng được sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu Công ty đặt ra để hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh và phát triển cùng với cả nước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhận thức được sâu sắc vấn đề này, lãnh đạo công ty đã có quan điểm nhất quán về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty, coi đó là một quyết sách và chỉ đạo việc thực hiện đến từng cá nhân. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả, công ty phấn đấu tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty đều được đào tạo, phát triển để đáp ứng theo chức danh tiêu chuẩn từng vị trí lao động trong điều kiện mới.
Do việc thực hiện công tác phân tích, đánh giá mô tả công việc chỉ mang tính nghiên cứu chưa áp dụng thực tế một cách cụ thể, chi tiết lên dẫn đến tình trạng không biết nhân viên còn thiếu, yếu ở đâu, cần đào tạo kỹ năng nào nên công tác xác định mục tiêu, nhu cầu, lựa chọn phương pháp và nên kế hoạch chưa hợp lý hoặc không được thực hiện. Mặt khác công tác đánh giá kết quả sau khi đào tạo áp dụng vào công việc của người lao động không thực hiện thường xuyên, do đó nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả hoạt động này.
Chưa xác định được nhu cầu cần đào tạo, chưa chú trọng đến việc phân tích nhân viên, nhiều nội dung đào tạo chưa được chú ý trong quá trình thực hiện công tác đào tạo. Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng chưa đảm bảo được sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhân viên trong toàn công ty.
Việc xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chưa đúng mức, nó mang tính chất nhất thời, hình thức chứ chưa trở thành kế hoạch lâu dài, chiến lược về nguồn nhân lực. Mặt khác công tác tuyển dụng nhân lực chưa bảo đảm chất lượng nên dẫn đến gánh nặng cho công tác đào tạo nhân viên mới có
đủ kỹ năng làm việc. Hình thức đào tạo phong phú, tuy nhiên vẫn còn thiếu chương trình học nhằm nâng cao kỹ năng ra quyết định cho cán bộ quản lý. Nội dung và chương trình giảng dạy còn nặng về lý thuyết, ít quan tâm đến dèn luyện khả năng thực hành cho học viên, nhất là việc thực hành các kỹ năng phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế, sử dụng các công cụ và phương tiện hiện đaị trong quản lý hành chính...
Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy phục vụ cho công tác đào tạo còn thiếu thốn, địa điểm chủ yếu sử dụng phòng họp và hội trường của cơ quan, đơn vị chưa có phòng học chuyên dùng. Phương tiện, mô hình, thiết bị đào tạo hầu như chưa có, công ty chỉ tập hợp các máy vi tính cũ để bồi dưỡng kiến thức tin học cho công chức.
Kinh phí đào tạo được phân bổ hàng năm công ty chủ động thực hiện theo kế hoạch, tuy nhiên việc sử dụng kinh phí chưa hiệu quả, chủ yếu chi cho công tác hậu cần, việc chi cho tổ chức lớp học, giảng viên, học viên v.v...còn chưa phù hợp.
3.3.2. Mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Công ty Có xu hướng ngày càng mở rộng quy mô sản suất kinh doanh, xây dựng thêm nhà máy Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao. Đồng thời tăng thu nhập cho người lao động. Muốn vậy Công ty phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động để làm cho Doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững mạnh.
Với mục tiêu trở thành một công ty làm ăn có hiệu quả và có uy tín trong ngành, để có thể tiếp tục thực hiện những hợp đồng lớn, Công ty có chiến lược sử dụng triệt để khả năng của lực lượng lao động, máy móc thiết bị hiện có. Đồng thời, thu hút lực lượng lao động mới có trình độ, đầu tư thêm phương tiện máy móc hiện đại, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên yếu tố con
người đặt lên hàng đầu. Đào tạo nguồn nhân lực là một việc quan trọng để thực hiện mục tiêu này và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lao động sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty
3.3.3. Các chính sách phát triển và đặc điểm cạnh tranh của nguồn nhân sự
- Chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách xã hội
Các cán bộ công nhân viên trong công ty được hưởng các khoản phúc lợi theo quy định của pháp luật như BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn
Chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách xã hội được thực hiện theo quy định của nhà nước, mọi người trong công ty bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động đóng 24% (trong đó gồ m 2% kinh phí công đoàn) so với tổng quỹ lương, người lao động đóng 10.5%. (năm 2015).
- Khoản trợ cấp
Để động viên khuyến khích vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, họ còn được nhận các khoản trợ cấp: Trả lương cho thời gian không làm việc ( nghỉ phép, lễ tết, ốm đau), trợ cấp người lao động…
- Các khoản tiền thưởng
Căn cứ vào đánh giá của hội đồng thi đua khen thưởng và dựa vào các tiêu chuẩn danh hiệu thi đua từng cấp của công ty hàng năm để đánh giá thành tích công tác cho từng cán bộ và tập thể cán bộ của các đơn vị thành viên. Hội đồng thi đua khen thưởng thực hiện tổng kết công tác thi đua khen thưởng hàng năm, bình chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu để đề nghị cấp trên khen thưởng.
Nói chung, thưởng về vật chất cho các cán bộ và các tập thể là không nhiều mà chủ yếu là thưởng về mặt tinh thần, thông qua các danh hiệu thi đua của công ty như: trao giấy khen, bằng khen,…
Ngoài ra, hàng năm Công ty còn tổ chức các cuộc du lịch cho cán bộ ở văn phòng của công ty:
- Hàng năm, công ty tổ chức các chuyến du lịch cho toàn bộ công nhân viên có thâm niên một năm trở lên tại các địa danh nổi tiểng như: Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang,… nhằm tạo cơ hội thư giãn, giải trí và tái sản xuất sức lao động. - Công ty sẽ chi toàn bộ chi phí nghỉ mát cho công nhân viên của công ty, trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí. Công ty còn tổ chức các tour dành riêng cho người độc thân, người có gia đình. Đối với các tour đi xa, công nhân viên sẽ đóng thêm tiền từ 1.000.000-2.000.000 đồng/người bằng cách trừ vào tiền lương hàng tháng 200.000 đồng/tháng.
Tổ chức các buổi văn nghệ, tạo điều kiện giao lưu giữa các phòng ban như phong trào thể dục thể thao,…
Tổ chức các hoạt động từ thiện : - Ủng hộ đồng bào bão lụt, thiên tai - Xây nhà tình nghĩa
- Ủng hộ quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam - Phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Ủng hộ quỹ hỗ trợ khó khăn của công đoàn Bộ Thông tin và truyền thông.
Bảng 3.12. Kinh phí công tác xã hội từ thiện năm 2014 – 2015
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
Nội dung 2014 2015
Ủng hộ đồng bào lụt, thiên tai 30.000.000 40.000.000
Xây nhà tình nghĩa 45.000.000 50.000.000
Ủng hộ quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam 10.000.000 15.000.000 Phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng 2.000.000 3.000.000
Các khoản khác 8.000.000 8.000.000
Tổng 95.000.000 116.000.000
(Nguồn: phòng Kế toán – Tài chính)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng công ty luôn chú trọng đến công tác xã hội từ thiện và coi đây vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của người lao động.
3.3.4. Khoa học công nghệ đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nhân sự
Sự tiến bộ của Khoa học Công nghệ, thay đổi nhanh chóng của các thông tin thị trường, nguồn lao động,… là thách thức đối với những công ty lười đổi mới, chậm chạp trong việc ứng dụng những kỹ năng mới vào lĩnh vực kinh tế.
Hàng năm Công ty nhập thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, do đó cần có đội ngũ lao động có tay nghề và được đào tạo kỹ năng để có thể vận hành được những loại máy móc đó một cách hiệu quả.
Để thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực thì nhân tố cơ sở vật chất và công nghệ kỹ thuật là một nhân tố quan trọng. Công ty có thể tận dụng những cơ sở vật chất mà Công ty hiện có và áp dụng những phương pháp đào tạo phù hợp như: Phương pháp kèm cặp, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp hội nghị… Tuy nhiên trong một số yêu cầu đào tạo mà cơ sở vật chất hiện có không đáp ứng được, để bắt kịp tốc độ của thời đại, công ty đã tổ chức cac lớp đào tạo mới, đào tạo lại cho cán bộ nhân viên các kỹ năng cứng cũng như các kỹ năng mềm, đáp ứng nhu cầu hội nhập của thời đại.