3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CH
3.3.2. Những yếu kém, hạn chế cần phải có giải pháp khắc phục
Ngoài những ƣu điểm trong công tác quản lý, kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nƣớc quận Ngũ Hành Sơn nêu trên thì vẫn còn những hạn chế, yếu kém mà UBND quận cần phải khắc phục để hoàn thiện nhƣ sau:
Thứ nhất, Công tác kiểm soát thu NSNN còn yếu và chưa khai thác hết tiềm năng của sự phát triển kinh tế - xã hội.
thu NSNN của quận và chƣa khai thác hết những nguồn thu tiềm năng từ những lợi thế phát triển của nền kinh tế quận nên thu NSNN quận chỉ đạt đƣợc ở mức thấp so với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố. Phần lớn nguyên nhân là do công tác kiểm soát thu ngân sách yếu kém, chƣa đạt hiệu quả. Kiểm soát giai đoạn lập dự toán thu còn sơ sài, chƣa có sự khảo sát cụ thể các nguồn thu thuế, phí, lệ phí... của các cơ quan thu, cán bộ chuyên quản. Điều này cho thấy: kiểm soát hiện hành và phát hiện đối với các cơ quan thu, đối tƣợng nộp thuế chƣa thực sự hữu hiệu.
Việc kiểm soát tuân thủ và kiểm soát phát hiện tình hình thu thuế khoán, phí - lệ phí đối với cán bộ trực tiếp thu nộp gặp khó khăn nên không tránh khỏi việc cán bộ thu các khoản thuế, lệ phí trì hoãn nộp các khoản tiền đã thu đƣợc vào KBNN.
Thứ hai, Chất lượng lập dự toán chi chưa cao nên trong quá trình chấp hành dự toán buộc phải điều chỉnh, bổ sung nhiều làm hạn chế công tác kiểm soát chi.
Trong quá trình chấp hành dự toán ngân sách, do việc lập dự toán chƣa sát với thực tế nên trong năm UBND quận phải ký quá nhiều quyết định bổ sung dự toán cho cả các khoản chi thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên và điểu chỉnh dự toán năm cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Ngoài ra, Phòng Tài chính quận Ngũ Hành Sơn còn thực hiện lập dự toán thay cho nhiều đơn vị khoán chi và có nguồn kinh phí tƣơng đối ít nên các đơn vị không kiểm soát trƣớc các nội dung chi đề nghị, dự toán không đầy đủ nhu cầu chi tiêu các nhu cầu chi ngoài hoạt động thƣờng xuyên đƣợc khoán.
Những điều này gây khó khăn cho quá trình chấp hành dự toán chi NSNN và làm hạn chế không nhỏ đến công tác kiểm soát chấp hành và quyết toán chi NSNN.
Đối với đơn vị không thực hiện khoán chi kinh phí quản lý hành chính, cấp phát mục nào thì chỉ đƣợc phép chi tiêu và quyết toán trong mục đó, nhƣng thực tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các đơn vị rất đa dạng và phong phú. Do đó, xảy ra tình trạng thừa mục này, thiếu mục kia, buộc đơn vị phải làm thủ tục điều chỉnh theo mục lục NSNN nhiều lần gây phiền hà, phức tạp, dẫn đến kiểm soát chi NS cũng gặp không ít khó khăn.
Thứ ba, Năng lực kiểm soát của các chủ thể kiểm soát ở quận còn hạn chế so với yêu cầu.
- Các đơn vị dự toán kiểm soát khâu lập dự toán còn thiếu căn cứ khoa học. Khâu chấp hành chi chƣa đƣợc kiểm soát tốt, còn để xảy ra việc chuẩn chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Kiểm soát khâu kế toán và quyết toán ở một số đơn vị còn hạn chế nên để xảy ra tình trạng sổ sách, chứng từ kế toán chƣa đảm bảo, hạch toán chƣa đúng chế độ kế toán, báo cáo quyết toán bị điều chỉnh nhiều.
- Việc kiểm tra, kiểm soát dự toán của phòng, ngành chủ quản ở quận đối với các đơn vị dự toán trực thuộc vẫn còn hình thức và chƣa chặt chẽ: dự toán đơn vị trực thuộc gửi lên, phòng ngành chủ quản thƣờng không kiểm tra, kiểm soát kịp mà chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp là chủ yếu nên ý nghĩa kiểm soát đối với số liệu này không cao, chẳng hạn: Phòng LĐ-TB&XH khi thẩm tra quyết toán nguồn kinh phí chƣơng trình mục tiêu cấp cho Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên quận không phát hiện đƣợc khoản này đơn vị để ngoài hệ thống sổ sách kế toán,...
- Công tác kế toán ở nhiều đơn vị (nhất là ở các phòng, ban, đoàn thể thuộc quận có kế toán kiêm nhiệm chƣa đƣợc đào tạo lại công tác kế toán, Luật NSNN,...) chƣa thực hiện tốt, chƣa mở đầy đủ các sổ sách kế toán theo yêu cầu, chƣa biết cách hạch toán ở một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh mới. Báo cáo quyết toán quý và năm thƣờng làm không đầy đủ và kịp thời, số liệu phản ánh trên báo cáo quyết toán chƣa chính xác. Điển hình là phƣờng Mỹ An, kế toán chƣa biết cách hạch toán nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chƣa mở đầy đủ các sổ kế toán nên cuối quý, cuối năm tài chính không in đƣợc báo cáo quyết toán nên gây nhiều khó khăn cho công tác quyết toán, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.
- Công tác thẩm tra quyết toán của Phòng Tài chính đối với các đơn vị dự toán trực thuộc còn nhiều hạn chế, cán bộ thẩm tra quyết toán của Phòng Tài chính quận còn thiếu và chƣa đồng đều dẫn đến việc khó khăn cho công tác thẩm tra quyết toán cuối năm, cụ thể: Năm 2011 chỉ thẩm tra 15 đơn vị, năm 2012 là 16 đơn vị, năm 2013 là 20. Công tác kiểm tra quyết toán cũng chỉ căn cứ trên các chứng từ, sổ sách và báo cáo, vẫn không kiểm tra, kiểm soát hết các nghiệp vụ phản ánh trong báo cáo quyết toán hoặc chƣa có điều kiện chọn mẫu ở một số chứng từ chi để đối chiếu với
thực tế nhằm phát hiện kịp thời các gian lận của các đơn vị, đặc biệt là mua sắm tài sản,... nên trong 3 năm Phòng Tài chính thẩm tra quyết toán ở một vài đơn vị không phát hiện đƣợc có khoản thu để ngoài nguồn thu NSNN.
Công tác kiểm soát chi của KBNN quận đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu nhƣng chất lƣợng và phạm vi kiểm soát của KBNN quận còn hạn chế.
Thứ tư, Sự phối hợp giữa các chủ thể kiểm soát trong công tác kiểm soát chi NSNN ở quận vẫn còn chưa đồng bộ.
Trong tất cả các khâu lập, chấp hành và quyết toán thu chi NSNN quận chƣa có sự phân chia trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ của các chủ thể trong công tác kiểm soát, chƣa ban hành một quy chế để cụ thể hóa sự phối hợp giữa các chủ thể kiểm soát ở quận, trong đó có quy định cụ thể về trách nhiệm của từng chủ thể kiểm soát; về nội dung, quy trình phối hợp giữa các chủ thể kiểm soát với nhau, do đó công tác kiểm soát chi NSNN ở quận còn chƣa mang tính hệ thống, có lúc còn đùn đẩy cho nhau, có lúc trùng lắp lại, có lúc bỏ sót nội dung kiểm soát.
Phòng Tài chính quận chƣa kịp thời phối hợp tổng kết, đánh giá công tác quản lý, kiểm soát chi ngân sách, cũng nhƣ công tác công khai tài chính tình hình thu, chi NS.
Thứ năm, Cơ chế khoán chi còn bất cập, kiểm soát chi chưa thật sự cụ thể, rõ ràng nên gây không ít khó khăn đối với các đơn vị được khoán chi
Phƣơng thức khoán là giao trọn kinh phí ổn định trong một số năm nhƣng thực tế cấp phát và thanh quyết toán kinh phí trong nhiều trƣờng hợp vẫn bị kiểm soát và giải quyết theo từng khoản mục chi. Quyền hạn thực sự của các chủ tài khoản, của các đơn vị nhận khoán trong bố trí sử dụng kinh phí vẫn chƣa đƣợc xác lập và đảm bảo, chỉ tiêu biên chế thì ổn định nhƣng nhiệm vụ thì tăng lên. Do đó cần phải cải tiến phƣơng thức, quy định liên quan việc giao khoán, lập dự toán và giao dự toán, thủ tục và trình tự thanh quyết toán kinh phí khoán. Cần phải có phân biệt thủ tục và trình tự kiểm soát chi, thanh toán và quyết toán kinh phí theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý tài chính với cơ chế cấp phát theo dự toán đƣợc duyệt. Hiện nay KBNN vẫn tiến hành kiểm soát chứng từ đối với các nội dung khoán của các đơn vị khoán chi, các đơn vị tự chủ tài chính đã làm hạn chế sự chủ động của các đơn vị này và làm cho chủ trƣơng khoán không còn ý nghĩ.
Thứ sáu, Công tác thanh tra, kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên và chủ động.
Thực trạng thanh tra, kiểm tra quản lý thu, chi NSNN các đơn vị trực thuộc quận trong những năm qua của Thanh tra nhà nƣớc quận chƣa đƣợc tăng cƣờng thƣờng xuyên và chủ động: Năm 2012 chỉ thanh tra đƣợc 6 đơn vị, năm 2013: 7 đơn vị, chƣa có kế hoạch phối hợp kiểm tra giữa Phòng Tài chính với Thanh tra quận nên chất lƣợng công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế. Nguyên nhân là do: công tác thanh tra của cơ quan Thanh tra NN quận chƣa có kế hoạch chi tiết, cụ thể trong năm; chƣa có sự phối hợp chặt chẽ với Phòng Tài chính, Chi cục thuế, Kho bạc NN quận trong tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra; cán bộ Thanh tra NN quận còn thiếu,... Vì vậy, từ khâu lập dự toán đến khâu quyết toán thu, chi NSNN những năm qua vẫn còn nhiều sai sót, hạn chế.
Thứ bảy, Trình độ, năng lực của cán bộ tài chính kế toán chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu, làm cho hiệu quả công tác kiểm soát thu, chi còn hạn chế.
Cán bộ ngành tài chính quận chƣa am hiểu sâu lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội của quận nên chƣa tham mƣu cho chính quyền quận bố trí kinh phí phù hợp để tạo điều kiện cho các địa phƣơng, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt hiệu quả cao hơn, kiểm soát thu, chi có hiệu quả hơn.
Nhìn chung, trình độ kiểm tra kế toán của nhân viên kế toán còn nhiều hạn chế, làm giảm chức năng kiểm tra, giám sát của kế toán nhƣ kế toán phƣờng Mỹ An, phòng Quản lý đô thị, phòng Lao động-Thƣơng binh & Xã hội,... không hạch toán đƣợc những nghiệp vụ mới phát sinh, không báo cáo quyết toán đƣợc,.... Bên cạnh đó, cán bộ kế toán của các đơn vị khoán chi chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm không am hiểu nhiều về pháp luật NSNN và pháp luật kế toán nên gây khó khăn trong quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NS của đơn vị mình, làm ảnh hƣởng chung đến công tác kiểm soát thu, chi NSNN quận. Phòng Tài chính quận làm thay công tác lập dự toán, quyết toán và thƣờng xuyên phải hƣớng dẫn hạch toán cho nhiều đơn vị; đồng thời chƣa kiên quyết xử lý nghiêm khi thấy dấu hiệu sai chế độ, nguyên tắc tài chính. Vì vậy vào thời điểm cuối năm báo cáo quyết toán của quận và các đơn vị trực thuộc thƣờng chậm trễ, điều chỉnh nhiều lần.
Bên cạnh những hạn chế trong công tác kiểm soát thu, chi do bản thân các chủ thể kiểm soát ở quận, còn do cơ chế, chế độ, chính sách của Trung ương, thành phố ban hành vẫn còn nhiều bất cập, thể hiện:
Một là, Chƣa ban hành quy chế cụ thể về kiểm soát nguồn thu NSNN nên công tác kiểm soát thu NSNN quận chƣa có cơ sở thực hiện chặt chẽ: cơ quan thu chƣa kiểm soát đƣợc cán bộ thực hiện công tác thu, UBND và cơ quan Tài chính quận chƣa kiểm soát đƣợc cơ quan thu trong công tác thu nộp NSNN (trƣờng hợp cơ quan thu dấu nguồn thu chuyển sang năm sau). Chƣa có quy định trách nhiệm kiểm soát thu của từng cơ quan thẩm quyền.
Hai là, Trong phân cấp nhiệm vụ chi chƣa có sự phân định rõ ràng các nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách trên một số lĩnh vực nhƣ: thể dục thể thao, văn hóa thông tin, quốc phòng địa phƣơng... dẫn đến sự chồng chéo, dễ bị chi trùng trong thực hiện nhiệm vụ giữa các ngành, địa phƣơng nên việc quản lý, kiểm soát chi ngân sách chƣa chặt chẽ. Cụ thể nhƣ:
- Một số chƣơng trình Quốc gia nhƣ: kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tội phạm, xóa đói giảm nghèo,... đƣợc bổ sung có mục tiêu từ các Sở, ban, ngành thành phố xuống các phòng, ban theo ngành dọc các quận, không thông qua kênh ngân sách quận, do vậy ngân sách quận không nắm đƣợc nguồn và nội dung chi của kinh phí này dẫn đến cơ quan tài chính bị hạn chế trong công tác tham mƣu cho lĩnh vực này, dễ bị chi trùng, không kiểm soát đƣợc.
- Theo phân cấp hiện hành thì ngân sách cấp phƣờng không đƣợc bố trí nhiệm vụ chi về XDCB. Tuy nhiên trên thực tế ngân sách phƣờng vẫn có chi cho công tác đầu tƣ XDCB. Ví dụ: ngân sách phƣờng đầu tƣ xây dựng sửa chữa hoặc xây dựng mới một số công trình phục vụ phúc lợi công cộng từ nguồn kết dƣ ngân sách, tài trợ,... Thực tế những khoản chi này đang hạch toán vào mục chi sửa chữa lớn(118) nhƣng về bản chất nó hoàn toàn mang tính chất XDCB (phải hạch toán vào mục 147) làm ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát kế toán và quyết toán.
Ba là, Các tiêu chuẩn định mức chi tiêu HCSN chƣa đƣợc ban hành đầy đủ, thống nhất, đồng bộ; một số định mức chi tiêu Nhà nƣớc ban hành đã lạc hậu, không phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, còn nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt
động HCSN chƣa có tiêu chuẩn, định mức chi tiêu nhƣ trong lĩnh vực văn hóa - thể thao,... cho nên công tác kiểm soát chi nhiều lĩnh vực chƣa có căn cứ, dẫn đến kiểm soát chi bị động, hiệu quả công tác kiểm soát chi hạn chế. Từ đó, làm cho việc quản lý chi theo chế độ bị vƣớng mắc, gây ra tình trạng lãng phí và thiếu công bằng. Do định mức chi tiêu thƣờng xuyên thấp, chỉ đạt 70 - 75% yêu cầu, nên các đơn vị đã có sự vận dụng tùy tiện, chi một kê hai, thậm chí mua hóa đơn kê khống để rút kinh phí chi tiêu vào mục đích khác, gây thất thoát kinh phí, phát sinh tiêu cực và gây khó khăn trong công tác quản lý chi.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Công tác kiểm soát thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn đã đánh giá tình hình và kết quả quản lý thu, chi ngân sách ở quận, từ đó nêu lên tình hình kiểm soát thu, chi NSNN của quận qua cả ba khâu dự toán, chấp hành, kế toán và quyết toán trong giai đoạn 2011 - 2013, và bảng biểu minh họa để chứng minh và cụ thể hóa công tác kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận.
Qua đó cho thấy công tác kiểm soát lập dự toán, chấp hành dự toán của các đơn vị dự toán trực thuộc quận theo Luật NSNN đã đƣợc tăng cƣờng, đặc biệt là tạo sự chủ động cho các đơn vị dự toán bằng phƣơng pháp cấp phát theo dự toán tại KBNN. Công tác kế toán và quyết toán chi NSNN đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, sổ sách chứng từ, báo cáo quyết toán đầy đủ theo quy định. Có thể nói, cùng với những nhận thức mới về công tác kiểm soát và hàng loạt những quy đinh mới đối với công tác quản lý thu, chi NSNN thì hiệu quả của công tác kiểm soát thu, chi trong các đơn vị dự toán thuộc quận mang lại hiệu quả đáng mừng và khích lệ.
Song vẫn còn những hạn chế, yếu kém trong công tác kiểm soát thu, chi ngân sách ở quận mà tác giả đƣa ra nhận xét đánh giá. Những đánh giá đó là cơ sở quan trọng để tiếp tục đề xuất những giải pháp khắc phục và hoàn thiện hơn để công tác kiểm soát thu, chi ngân sách mang lại những hiệu quả lớn hơn cả về mặt kinh tế và xã hội phục vụ công tác quản lý thu, chi NSNN tại quận.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN