PHƢƠNG HƢỚNG CHUNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 88 - 90)

SOÁT THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI QUẬN

Công tác kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nƣớc thời gian qua tại quận Ngũ Hành Sơn đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể, góp phần lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách: khai thác hiệu quả các nguồn thu NS hiện có, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi NSNN. Điều đó đã làm rõ quan điểm kiểm soát thu, chi ngân sách theo luật NSNN thuộc trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí NSNN.

Tuy cơ chế quản lý, kiểm soát thu, chi NSNN tuy đã đƣợc bổ sung, sửa đổi nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, bên cạnh đó năng lực của các chủ thể kiểm soát thu, chi ngân sách ở quận cũng còn nhiều hạn chế nên hiệu quả công tác kiểm soát thu, chi chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý NSNN trong tình hình mới hiện nay. Do đó, trong thời gian tới cần phải nâng cao hơn nữa chất lƣợng công tác kiểm soát thu, chi NSNN tại quận theo phƣơng hƣớng sau:

Một là, Thực tế thu NSNN quận Ngũ Hành Sơn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, chứng tỏ công tác quản lý thu NSNN quận còn hạn chế: hoặc đối tƣợng chƣa thực hiện kê khai, chƣa kê khai đầy đủ, hoặc cán bộ quản lý thuế chƣa hoàn thành nhiệm vụ của mình,... Vì vậy, trong thời gian tới Lãnh đạo quận cần phải chỉ đạo kiên quyết trong việc khai thác nguồn thu NSNN quận từ những lợi thế phát triển du lịch và kinh tế biển của quận, sản xuất kinh doanh hàng mỹ nghệ truyền thống,... chống tình trạng thất thu NSNN và thƣờng xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về thuế nhằm kiểm soát tốt hơn làm tăng nguồn thu NSNN từ thuế trên địa bàn quận. Kiểm soát tốt thu NSNN từ khu vực ngoài quốc

doanh vì đây là nguồn thu lớn và ngày càng tăng trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay.

Hai là, Công tác dự toán những năm vừa qua cho thấy khâu lập dự toán thu, chi ngân sách quận còn nhiều mặt hạn chế: Phòng Tài chính, các phòng, ngành chủ quản lập dự toán thay cho các đơn vị trực thuộc, hoặc đơn vị dự toán sơ sài làm cho chất lƣợng dự toán thu, chi không đạt hiệu quả dẫn đến thu NSNN vƣợt hơn 1,5 lần dự toán, chi tiêu NSNN phải thực hiện bổ sung quá nhiều quyết định để bổ sung chi tiêu trong năm, hạn chế công tác kiểm soát thực hiện dự toán và quyết toán thu, chi NSNN. Vì vậy, cần phải kiểm soát tốt khâu lập dự toán từ cơ sở, tránh tình trạng lập dự toán thay hoặc sơ sài không phù hợp với thực tế thu, chi tại các đơn vị. Dự toán thu, chi phải đƣợc lập chi tiết đến từng nội dung thu, chi và đƣợc các phòng, ban trong bản thân đơn vị kiểm soát, tham gia ý kiến trƣớc khi gửi lên đơn vị cấp trên tổng hợp.

Ba là, Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả NSNN. Vì vậy, trong thời gian đến, bên cạnh việc khai thác, cần phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trên địa bàn, tiết kiệm các khoản chi tiêu, kiên quyết chống tình trạng chi tiêu lãng phí làm tổn hại đến ngân sách của quận nói riêng, ngân sách nhà nƣớc nói chung. Mặt khác, trong việc bố trí cơ cấu chi NSNN hằng năm phải tăng tỷ lệ chi đầu tƣ phát triển trong tổng chi ngân sách của quận. Đảm bảo các khoản chi phát huy đƣợc hiệu quả; chi đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên phải theo đúng định hƣớng phát triển cơ cấu kinh tế nhằm phục vụ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quận.

Bốn là, Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, quy chế kiểm soát nội bộ, tổ kiểm soát trong các đơn vị dự toán nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình lập dự toán, chấp hành và kế toán, quyết toán ngân sách. Làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách quận thấy rõ quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng kinh phí do ngân sách quận cấp đúng mục đích, đúng pháp luật và có hiệu quả. Đặc biệt là từng chủ thể kiểm soát ở quận phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong quy trình kiểm soát thu, chi.

Năm là, Quy trình, thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho ngƣời kiểm soát, ngƣời

đƣợc kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý, đặc biệt là cơ chế kiểm soát chi NSNN nhất thiết phải đƣợc đổi mới để phù hợp với tình hình mới, phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tƣợng và mức độ kiểm soát chi theo đúng Luật NSNN, phải đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều đƣợc kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN mới cũng phải phù hợp với xu hƣớng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với các phƣơng thức cấp phát ngân sách mới nhƣ cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ quan, đơn vị thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

Sáu là, Phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính, hoàn thiện các chƣơng trình kế toán, quản lý NSNN tại cơ quan tài chính các cấp NSĐP và KBNN nhằm phục vụ cho công tác kiểm soát kế toán và quyết toán NSĐP. Tăng cƣờng công nghệ thông tin, quản lý tài chính cho các đơn vị dự toán; nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán ở các ngành, các cấp; bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán làm công tác tài chính tại các đơn vị, thƣờng xuyên bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ kế toán HCSN, các quy định của Luật NSNN và văn bản mới ban hành trong các khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Nâng cao năng lực kiểm soát thu, chi NS cho các cán bộ cơ quan tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)