Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra quyết toán thu, chi NSNN của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 106 - 107)

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU,

4.2.5. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra quyết toán thu, chi NSNN của các

đơn vị thuộc quận

Cần đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong quản lý chi ngân sách. Trong thời gian đến để công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả, vừa có tác dụng giáo dục, vừa có tác dụng răn đe, cần tập trung vào những giải pháp cụ thể sau:

(1) Đối với cơ quan Tài chính, phòng chủ quản quận:

Phòng Tài chính, bộ phận tài chính kế toán thuộc phòng, ngành chủ quản ở quận theo chức năng nhiệm vụ đƣợc phân công tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ công tác kế toán và quyết toán đối với đơn vị sử dụng NS. Tăng cƣờng kiểm tra đột xuất các đơn vị dự toán và 4 phƣờng trong việc quản lý, sử dụng NS.

Hàng năm, qua kiểm tra đột xuất và thẩm định quyết toán nếu thấy các trƣờng hợp vi phạm quy định về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí thì phải công bố công khai và có biện pháp xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

(2) Đối với Thanh tra nhà nước quận:

Cần đổi mới cách thức, nội dung và tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra tập trung vào những mặt sau:

Hàng năm cần phải xây dựng kế hoạch triển khai, cơ chế thanh tra đối với các đơn vị dự toán thuộc quận tập trung vào việc chấp hành thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản của NN, của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Thanh tra theo nội dung thu, chi ngân sách, đặt biệt thanh tra công tác chi đầu tƣ phát triển.

- Về kế hoạch thanh tra: Tiến hành khảo sát báo cáo quyết toán, tình hình hoạt động của đơn vị dự toán thuộc quận để xem xét những vấn đề nổi cộm cần kiểm tra trong năm, tập trung thanh tra theo từng nhóm đơn vị nhƣ: các đơn vị tự chủ về tài chính theo Nghị định 43; đơn vị khoán chi theo Nghị định 130; lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, xây dựng cơ bản,... để xây dựng kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm và thuận lợi cho công tác thanh tra.

thực, tránh tình trạng hình thức, tập trung thanh tra những khoản chi lớn mà KBNN kiểm soát còn hạn chế. Ví dụ: Thanh tra các đơn vị tự chủ theo Nghị định 43, kiểm tra số thu phí, lệ phí trích nộp NSNN và phần đƣợc để lại đơn vị quản lý chi qua NS đúng quy định không, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ Nhà nƣớc quy định không,...

Cần tổ chức phối hợp thực hiện thanh tra giữa Thanh tra KBNN, Thanh tra nhà nƣớc quận, Thanh tra thuế để nâng cao hiệu quả tổng hợp của hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát.

- Kết thúc thanh tra: Đánh giá hiệu quả sau thực hiện thanh tra thu, chi ngân sách nhằm phát huy những mặt làm tốt của đơn vị, phát hiện các sai phạm cần chấn chỉnh và kiến nghị Chủ tịch UBND xử lý kịp thời. Đồng thời, Tham mƣu cho UBND quận có những thay đổi các quyết định đã ban hành không đúng và kiến nghị cấp trên sửa đổi cơ chế, chính sách khi phát hiện những khe hở trong quá trình thực hiện;

- Hằng năm, tổng kết đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các trƣờng hợp vi phạm trong quản lý chi ngân sách để rút ra bài học kinh nghiệm đồng thời bổ sung các quy định mới. Đồng thời theo dõi việc xử lý các vi phạm trong quá trình thu, chi NSNN.

Ngoài ra, Thanh tra Nhà nƣớc quận cũng nên thƣờng xuyên tổ chức các Đoàn thanh tra đột xuất ngoài kế hoạch theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND quận hoặc đề nghị Chủ tịch UBND duyệt tiến hành thanh tra đột xuất nếu có những thông tin xác đáng về sai phạm của các đơn vị dự toán thuộc quận, tránh tình trạng vị nể, gây ảnh hƣởng của cấp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)