4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU,
4.2.1. Hoàn thiện kiểm soát thu
4.2.1.1. Hoàn thiện kiểm soát công tác lập dự toán thu NSNN
Công tác lập dự toán thu, chi NSNN tại quận qua các năm cho thấy: lập dự toán thu NSNN tại quận chƣa thực sự đƣợc sự quan tâm, coi trọng bằng công tác lập dự toán chi NSNN. Sự phối hợp kiểm soát khâu lập dự toán thu còn nhiều hạn chế giữa các Phòng Tài chính, cơ quan thuế, các cơ quan thu, KBNN nên dự toán thu NSNN hàng năm của quận Ngũ Hành Sơn chƣa sát với thực tế phát sinh. Vì vậy, cần phải hoàn thiện kiểm soát khâu này để nâng cao chất lƣợng của dự toán thu, tránh đƣợc tình trạng thực hiện thu trong năm đạt tỷ lệ tăng cao so với dự toán đƣợc giao.
Sơ đồ 4.1. Quy trình kiểm soát lập dự toán thu NSNN quận
- Các cơ quan có thẩm quyền cần phải hƣớng dẫn thật kỹ cho các đơn vị dự toán cấp dƣới để từ đó các đơn vị dự toán tiến hành lập dự toán chính xác hơn. Tiến hành rà soát các khoản thu ngân sách trên địa bàn quận, dựa vào việc đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, kinh tế biển, SXKD mỹ nghệ truyền thống,... để dự toán chính xác hơn nguồn thu của toàn quận.
- Chi cục thuế phải chỉ đạo thƣờng xuyên cán bộ ngành thuế quận đi kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên địa bàn quản lý của mình. Đối với các hình thức sản xuất kinh doanh mới xuất hiện trên địa bàn thì kịp thời tuyên truyền, hƣớng dẫn đối tƣợng đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại Chi cục thuế. Từ đó có kế hoạch tăng thu thuế và đƣa vào dự toán thu NSNN kịp thời.
- Bên cạnh đó, cán bộ quản lý thuế trên từng địa bàn thƣờng xuyên khảo sát quy mô hoạt động kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của các tổ chức, cá nhân để làm cơ sở cho việc lập dự toán về các sắc thuế cũng nhƣ làm cơ sở cho công tác kiểm soát thực hiện nộp thuế của các đối tƣợng đó.
- Công tác lập dự toán thu phải theo nguyên tắc lập từ cơ sở lên, tức là phải có sự tham gia góp ý kỹ lƣỡng của từng nhân viên ngành thuế, các đội thuế, các cơ quan thu, các phòng chức năng, UBND các phƣờng. Theo ý kiến của tác giả thì Chi
(1) 1
Chi cục thuế quận Phòng Tài chính
Các đội thu thuế
-KS phát hiện -Kiểm tra, khảo sát DN
Các cơ quan thu
- Đối chiếu năm trƣớc, phân tích tình hình KT-XH
UBND các phƣờng
Kiểm soát chi tiết các nguồn thu lập dự toán Tổ chuyên gia kinh tế UBND quận (2) 1 (2) 1 (3) 1 (3)1 (4) 1 (5) 1 UBND th.phố (6) (7)
cục thuế khi tổ chức lập dự toán, soạn thảo sơ bộ về dự toán thu NSNN quận và mở cuộc họp gồm tất cả CBCNV ngành thuế, các đơn vị sự nghiệp có thu phí, lệ phí, Phòng Tài chính, KBNN, UBND các phƣờng cùng tham gia xây dựng dự toán NSNN quận để dự toán đƣợc lập một cách rõ ràng, chi tiết mà không mang tính riêng biệt, dự kiến chung chung hoặc chỉ làm công tác "thông qua".
- UBND quận cử các chuyên viên kinh tế giỏi (hoặc thuê chuyên gia kinh tế) nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế - xã hội quận, tính toán hết những nguồn thu NSNN mà quận đạt đƣợc trong hiện tại và những năm tiếp theo; Sau đó so sánh, đánh giá dự toán thu NSNN quận đƣợc các cơ quan thu lập có sát đúng với tình hình thực tế không? Từ đó UBND có những cơ sở để chỉ đạo các cơ quan thu tính toán lại và điều chỉnh dự toán thu NSNN quận cho phù hợp với thực tế nguồn thu có mặt trên địa bàn quận.
Hoàn thiện trong khâu lập dự toán ngân sách sẽ đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn của quá trình lập dự toán. Đồng thời thể hiện nguyên tắc thống nhất, tập trung và dân chủ trong quản lý NSNN.
4.2.1.2. Hoàn thiện kiểm soát chấp hành dự toán thu NSNN của từng đơn vị có nguồn thu NSNN
(1) Tăng cường kiểm soát thu thuế của Chi cục thuế quận:
Đƣa công tác kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trở thành nhiệm vụ trọng tâm trên tất cả các khâu kể cả kế hoạch nhằm tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan khác, đảm bảo không bỏ sót nguồn thu, từng bƣớc thu hết nợ đọng.
- Hoàn thiện mô hình của hệ thống quản lý thuế:
Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh lớn sẽ thực hiện tự tính, tự khai thuế. Các hộ kinh doanh nhỏ nộp thuế theo mức ấn định thuế của cơ quan thuế với thủ tục nộp đơn giản (mức thuế đƣợc xác định trên cơ sở điều tra kết quả kinh doanh trung bình năm). Mức thuế ấn định sẽ duy trì trong thời gian một năm.
Tất cả các đối tƣợng tự giác nộp thuế tại KBNN. Cơ quan kho bạc nhận tiền thuế, xác định ĐTNT đã nộp thuế. Cuối ngày, kho bạc gửi tờ khai thuế và xác nhận nộp tiền thuế và thông tin về số thuế đã nộp của các ĐTNT về cơ quan thuế.
khai và chứng từ thanh toán thuế để phát hiện các trƣờng hợp không nộp tờ khai thuế hoặc không nộp đủ thuế, phát thông báo nhắc nhở và cung cấp thông tin cho bộ phận thanh tra thuế, cƣỡng chế thuế.
- Cải tiến và hoàn thiện môi trƣờng kiểm soát
Đẩy mạnh tuyên truyền về thuế cho ĐTNT và các tầng lớp nhân dân, để ĐTNT tuân thủ pháp luật thuế một cách tự nguyện và biết rằng công tác thanh tra thuế đang đƣợc tiến hành một cách hữu hiệu, sẽ bị xử phạt thích đáng nếu có hành vi vi phạm pháp luật thuế. Cải tiến thủ tục hành chính đảm bảo cho ĐTNT nộp tờ khai, nộp thuế dễ dàng và không tốn kém.
Ngoài ra cần phải có ý kiến đề xuất, nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật thuế, tham gia tích cực, có hiệu quả trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế.
- Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế:
Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với cán bộ quản lý thu và đối tƣợng nộp thuế có hiện tƣợng nghi vấn: kiểm tra nghiệp vụ, công tác thu, quy trình quản lý thu ở từng khu vực từ việc nắm đối tƣợng nộp thuế, yếu tố sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh, chấp hành kỷ luật thu nộp tập trung vào các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ.
Đảm bảo thanh tra, kiểm tra đúng đối tƣợng, phƣơng pháp kiểm tra nhanh chóng, hiện đại, hƣớng tới giảm thời gian trực tiếp kiểm tra tại trụ sở ĐTNT nhƣng tăng tỷ lệ số vi phạm bị phát hiện; kịp thời phát hiện, uốn nắn và xử lý những vi phạm kỷ luật và pháp luật thuế của cán bộ thuế trên tất cả các khâu quản lý.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đơn vị liên quan tập trung tạo ra một bƣớc chuyển cơ bản trong công tác quản lý đối tƣợng nộp thuế, thực hiện nghiêm túc các biện pháp chế tài trong lĩnh vực hoá đơn, chứng từ tạo điều kiện cho công tác thu. Góp phần thực hành tiết kiệm chống thất thu, chống tiêu cực, lãng phí và thực hiện tốt các luật thuế mới đã đƣợc sửa đổi.
- Bộ phận cƣỡng chế thuế sẽ thực hiện các biện pháp xử lý thu thuế đối với các trƣờng hợp chây ỳ, trốn thuế.
(2) Tăng cường công tác kiểm soát thu phí, lệ phí tại các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc:
- Xây dựng các bộ phận kiểm soát nội bộ kiểm tra luân phiên trong các đơn vị sự nghiệp có thu phí, lệ phí để thƣờng xuyên kiểm soát công tác thu. Đồng thời, tại các đơn vị cần phải xây dựng quy chế kiểm soát hoàn thiện nhằm kiểm soát toàn bộ các khoản thu phí, lệ phí tránh không bị thất thoát.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất công tác quản lý, thu phí tại các cơ quan thu phí, lệ phí để tránh tình trạng gian lận, chiếm giữ nguồn thu. Chi cục thuế thƣờng xuyên tổ chức các tổ kiểm tra tại hiện trƣờng tổ chức thu phí, tình hình sử dụng biên lai, ấn chỉ nếu có nghi vấn về việc gian lận nguồn thu phí, lệ phí.