Quy hoạch và bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 107 - 115)

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU,

4.2.6. Quy hoạch và bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ

cán bộ, công chức và ứng dụng tin học

4.2.6.1 Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ CBCC làm công tác tài chính tại các đơn vị thuộc quận

Một trong những nguyên nhân làm hạn chế công tác kiểm soát thu, chi là đội ngũ cán bộ tài chính kế toán còn hạn chế về nhiều mặt. Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ là một trong những giải

pháp để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thu, chi NSNN quận. Để thực hiện đƣợc cần tiến hành các bƣớc sau:

(1) Tổ chức đánh giá lại số lƣợng, chất lƣợng toàn bộ bộ máy quản lý tài chính kế toán của các đơn vị thuộc quận cả về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức thông qua việc kiểm tra trình độ, phẩm chất, thâm niên công tác. Trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy quản lý tài chính theo đúng hƣớng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả để nâng cao chức năng tự kiểm soát của công tác kiểm soát.

(2) Xây dựng đề án quy hoạch, luân chuyển cán bộ; có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng về năng lực, trình độ đồng thời giáo dục về phẩm chất, đạo đức cho cán bộ bằng nhiều hình thức:

Trƣớc hết cần phải xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, để phục vụ cho kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ thì công việc đầu tiên là rà soát lại số lƣợng, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, kế toán nêu trên bƣớc (1). Sau đó căn cứ trên số lƣợng cần phải bồi dƣỡng, nội dung cần bồi dƣỡng tiến hành lên kế hoạch về thời gian và phân chia cán bộ tham gia bồi dƣỡng sao cho không ảnh hƣởng nhiều đến công việc đang thực hiện ở mỗi đơn vị. Cụ thể có thể chia kế hoạch bồi dƣỡng theo từng đợt, trong từng đợt sẽ phân chia số lƣợng cán bộ cần bồi dƣỡng và nhƣ thế cán bộ, nhân viên sẽ lần lƣợt tham gia bồi dƣỡng. Bồi dƣỡng có thể bằng nhiều hình thức khác nhau:

Thứ nhất: Mời những chuyên gia liên quan đến quản lý tài chính nhà nƣớc, Kế toán trƣởng có nhiều kinh nghiệm mở lớp tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ví dụ nhƣ: Tập huấn nâng cao nghiệp vụ kế toán trƣởng tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; tập huấn nghiệp vụ kiểm toán nội bộ cho cán bộ kiểm soát trong các đơn vị HCSN...;

Thứ hai: Khi có sự thay đổi về chế độ kế toán hay chế độ, chính sách quản lý ngân sách thì mở lớp để tập huấn cập nhật kiến thức mới hoặc có thể cử cán bộ, nhân viên đăng ký học các lớp tập huấn chế độ mới ở các trƣờng hoặc trung tâm đào tạo hoặc nếu không có điều kiện thì tối thiểu phải cung cấp tài liệu cho cán bộ, nhân viên nghiên cứu;

Thƣ ba: Hằng năm cần có chính sách quy hoạch đội ngũ, sắp xếp cho những cán bộ đi học nghiệp vụ hoặc nâng cao trình độ trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài;

Thứ tƣ: Ngoài việc quy hoạch những đối tƣợng đƣợc cử đi học. Các đơn vị cần có chế độ, chính sách về tài chính cũng nhƣ sắp xếp thời gian khuyến khích cán bộ, nhân viên thấy có khả năng, điều kiện học lên để nâng cao trình độ;

Thứ năm: Ngoài việc tham gia các khóa học nhƣ trên, các đơn vị có thể cử cán bộ, nhân viên tham quan, học hỏi nghiệp vụ ở các cơ quan tiêu biểu trong cùng ngành ở tỉnh thành phố khác;

Thứ sáu: Mở những cuộc thi về nghiệp vụ vừa nâng cao trình độ vừa tạo sự giao lƣu, học hỏi, đoàn kết trong đơn vị, ví dụ nhƣ: Thi tìm hiểu pháp luật quản lý ngân sách, thi luật kế toán...

Thứ bảy: Bên cạnh những khóa đào tạo về nghiệp vụ cần có những khóa bồi dƣỡng về phẩm chất, đạo đức lối sống, tuân thủ pháp luật.... cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách, củng cố quan điểm lập trƣờng, hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao góp phần làm lành mạnh hoá lĩnh vực tài chính trên địa bàn quận.

(3) Hằng năm phải tổ chức đánh giá cán bộ để có khen thƣởng xứng đáng đối với cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm, nhất là cố ý làm sai chính sách trong quá trình thực hiện chức năng quản lý ngân sách:

Thực hiện trách nhiệm đúng luật định đối với thủ trƣởng và cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại các đơn vị, tăng cƣờng kiểm soát trƣớc khi chuẩn chi tại đơn vị. Có biện pháp xử lý kiên quyết (sử dụng các hình thức kỷ luật: xử phạt hành chính, buộc thôi việc, truy tố,...) đối với các trƣờng hợp vi phạm kỷ luật tài chính nhƣ che dấu, chiếm giữ nguồn thu NSNN, chi tiêu tùy tiện, lập chứng từ không đúng với thực tế,... Cán bộ lãnh đạo, quản lý chuẩn chi sai chế độ quy định phải có trách nhiệm bồi hoàn lại cho ngân sách. Các khoản thu, chi để ngoài sổ sách kế toán phải đƣợc thu hồi và truy cứu trách nhiệm đối với những cá nhân cố tình vi phạm, đối với các trƣờng hợp lập chứng từ khống để tham ô phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

- Đối với các trƣờng hợp vi phạm do sai sót, không ảnh hƣởng lớn đến các công tác quản lý tài chính, có thể điều chỉnh đƣợc ngay nhƣ hạch toán sai mục lục

NSNN, xử lý công việc chậm tiến độ, tính toán bị nhầm lẫn,..hình thức xử lý là nhắc nhở. Trƣờng hợp cán bộ bị nhắc nhở hơn 3 lần trong tháng sẽ bị hạ một bậc thi đua của tháng đó và nhƣ vậy sẽ bị cắt giảm thu nhập. Bị vi phạm nhiều lần trong năm sẽ ảnh hƣởng thi đua của năm đó.

- Đối với các trƣờng hợp vi phạm công tác quản lý tài chính ở mức độ nặng hơn nhƣ: cố tình thông đồng với đơn vị nâng dự toán, tham mƣu bổ sung kinh phí cho đơn vị không đúng quy định, cố tình bao che cho những sai phạm của đơn vị, quản lý không chặt chẽ tình hình tài chính của đơn vị dẫn đến trƣờng hợp đơn vị mắc phải những sai phạm lớn... tùy mức độ ảnh hƣởng mà có biện pháp xử lý nhƣ: cảnh cáo trong nội bộ phòng, cảnh cáo trƣớc toàn thể cán bộ công chức, thuyên chuyển công tác, buộc thôi việc và bồi thƣờng (nếu có). Tƣơng ứng với các hình thức xử lý thì các cán bộ này sẽ bị cắt thi đua tháng/quý/năm.

- Đối với Lãnh đạo các phòng có nhiều hành vi vi phạm đƣợc phát hiện qua kiểm soát cũng phải chịu những hình thức xử lý nhất định. Tùy mức độ sai phạm của cán bộ công chức trong Phòng và mức độ liên quan của Lãnh đạo Phòng trong những vi phạm đó mà mức độ xử lý khác nhau, từ hình thức nhắc nhở, cảnh cáo, thuyên chuyển công tác, buộc thôi việc hoặc bồi thƣờng (nếu có).

Bên cạnh đó cần có chế độ khen thƣởng xứng đáng đối với những cán bộ hoạt động có hiệu quả, tham mƣu đề xuất sáng kiến, khai thác nguồn thu mới, thu vƣợt kế hoạch, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Từ đó nâng cao đƣợc chất lƣợng kiểm soát thu, chi trong đơn vị.

4.2.6.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận

- Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện để các đơn vị, địa phƣơng có thể tổ chức theo dõi, quản lý và điều hành ngân sách của mình một cách tốt hơn. Để tạo điều kiện cho công tác quản lý ngày càng tốt hơn, đề nghị các cơ quan, đơn vị cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tƣ trang bị máy tính phục vụ nhu cầu công tác. Hơn nữa để đảm bảo cho số liệu kế toán đƣợc bảo vệ tốt, tránh sự xâm nhập của bên ngoài, các đơn vị, địa phƣơng cần phải trang bị riêng máy tính phục vụ cho công tác kế toán. Đối với các đơn vị khoán kinh phí khuyến khích sử dụng

từ nguồn kinh phí tiết kiệm tại đơn vị để trang bị. Đối với Phòng Tài chính Kế hoạch quận, huyện và Ban Tài chính phƣờng, xã, cần phải có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách thành phố nhằm trang bị một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tin học đồng bộ giữa các cấp ngân sách, tạo điều kiện cho việc khai thác dữ liệu của ngân sách quận, huyện, phƣờng, xã đáp ứng kịp thời công tác kiểm soát chấp hành, quyết toán thu, chi NSNN.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý tài chính kế toán của các đơn vị dự toán biết sử dụng hệ thống phần mền kế toán, tạo môi trƣờng thống nhất cho công tác kiểm soát, nhất là ứng dụng các chƣơng trình phần mền phục vụ cho công tác kiểm soát thu, chi NSNN, đảm bảo thực hiện thông tin vào mạng nhanh, chính xác, an toàn các khoản thu, chi NSNN một cách linh hoạt, có hiệu quả, phục vụ việc tổng hợp số liệu.

4.2.7. Xây dựng quy định phân chia trách nhiệm kiểm soát của các chủ thể nhằm phối hợp nhịp nhàng trong kiểm soát thu, chi NSNN quận

Quy chế quy định cụ thể trách nhiệm của từng chủ thể kiểm soát nhƣ sau:

(1) Đối với các đơn vị dự toán:

Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN của đơn vị mình; dự toán phải đảm bảo đầy đủ các nội dung thu, chi và các nhiệm vụ phát sinh trong năm; thực hiện tổ chức hạch toán kế toán, quyết toán NS đơn vị mình đúng quy định. Thủ trƣởng đơn vị phải chủ động trong công tác điều hành, thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở nguồn kinh phí đƣợc giao, đảm bảo tuân thủ các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu của Nhà nƣớc, tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm tài chính của Thủ trƣởng đơn vị.

Phối hợp với cơ quan cấp trên có thẩm quyền trong quá trình kiểm soát thu, chi NS của đơn vị mình: trong khâu lập dự toán phối hợp chặt chẽ với phòng, ngành chủ quản và Phòng Tài chính để dự toán chính xác, đầy đủ không bỏ sót nhiệm vụ thu, chi; trong khâu chấp hành phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ quản, Phòng Tài chính, KBNN để thực hiện đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định; trong khâu kế toán và quyết toán cần phối hợp với KBNN và Phòng Tài chính trong công tác hạch toán kế toán, rà soát đối chiếu số liệu để thực hiện quyết toán đúng mục lục NSNN,...

(2) Đối với Phòng ngành chủ quản ở quận:

Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo, Trung tâm Y tế quận,... có các đơn vị trực thuộc phải chịu trách nhiệm hƣớng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc tổ chức kiểm soát công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán thu, chi NSNN. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc lập dự toán đơn vị mình, tổng hợp dự toán của đơn vị dự toán trực thuộc, lập dự toán ngân sách của toàn ngành, phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc. Kiểm soát việc chấp hành dự toán, quyết toán NS của đơn vị và quyết toán thu, chi NS toàn ngành. Việc kiểm sát đảm bảo thu, chi NS của đơn vị đƣợc dự tính đầy đủ, chính xác; việc phân bổ kinh phí đảm bảo chặt chẽ, hợp lý và công bằng; quá trình chấp hành NS tuân thủ đúng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn quy định, đảm bảo rõ ràng minh bạch, hạn chế tối đa những tiêu cực phát sinh. Tổ chức kiểm tra, phê duyệt quyết toán thu, chi đơn vị trực thuộc nghiêm túc.

Phối hợp chặt chẽ với Phòng Tài chính trong công tác kiểm soát các khâu của chu trình NSNN: lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN; kiểm soát những nhiệm vụ thu, chi mới phát sinh trong đơn vị mình và toàn ngành để nắm bắt những chính sách, chế độ, tiêu chuẩn quy định cho nhiệm vụ mới, nếu chƣa có quy định thì phối hợp tham mƣu UBND quận ban hành quy định cho quản lý thu, chi NS của nhiệm vụ mới.

(3) Đối với Phòng Tài chính:

- Đổi mới việc hƣớng dẫn xây dựng dự toán đối với các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên, phải dự lƣờng một cách đầy đủ, bao quát (trừ những phát sinh do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng) vì đây sẽ là cơ sở phân bổ chính xác, hạn chế bổ sung dự toán hoặc cấp bổ sung ngoài dự toán. Nắm sâu sát tình hình và hiệu quả sử dụng ngân sách của các ngành, các đơn vị; nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ, thực thi kỷ luật tài chính sẽ giúp khắc phục rất nhiều những mặt chƣa đƣợc của đơn vị sử dụng ngân sách.

- Kiểm tra, đối chiếu thƣờng xuyên số liệu kế toán ngân sách đã hạch toán tại KBNN. Trƣờng hợp phát hiện sai lệch, bộ phận nghiệp vụ của cơ quan Tài chính và cơ quan KBNN phối hợp tìm hiểu nguyên nhân bị lệch để có sự điều chỉnh số liệu kế toán ngân sách theo đúng các quy định.

- Nâng cao chất lƣợng điều hành ngân sách theo hƣớng: Phƣơng án điều hành ngân sách hàng quý do cơ quan Tài chính lập có sự thống nhất của KBNN và căn cứ phƣơng án này để KBNN có kế hoạch kiểm soát chi tạo ra sự đồng thuận trong kiểm soát chi thƣờng xuyên.

(4) Đối với Kho bạc nhà nước quận:

Trong điều kiện đơn vị dự toán thu, chi NSNN là rất lớn, hoạt động kiểm tra, kiểm soát tại đơn vị còn hạn chế thì vai trò kiểm soát thu, chi qua KBNN càng phải đƣợc nâng cao. Để góp phần tăng cƣờng quản lý tài chính các đơn vị dự toán thuộc quận, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN theo nguyên tắc “tiết kiệm, hiệu quả” cần phải có cơ chế phối hợp với các đơn vị dự toán để đảm bảo kiểm soát thu, chi thống nhất, tuân thủ các quy định chung về chế độ định mức chi tiêu, phƣơng thức cấp phát thanh toán của nhà nƣớc nhƣ: Thực hiện công khai quy trình nghiệp vụ của KBNN để khách hàng hiểu và hoàn thiện hồ sơ thanh toán một cách nhanh, gọn, kịp thời. Đồng thời việc công khai quy trình cũng là một kênh trong việc giám sát cán bộ thanh toán. KBNN quận cần phải có văn bản hƣớng dẫn cụ thể các đơn vị thụ hƣởng ngân sách các loại giấy tờ cần thiết khi mang theo đối với từng mục thu, chi khi tiền hành thanh toán. Ban hành định mức tồn quỹ tiền mặt cho các đơn vị một cách hợp lý để có khả năng kiểm soát sau khi chi, đặt biệt là các khoản chi bằng tiền mặt tại đơn vị. Đối với các nhóm mục chi thƣờng xuyên, khối lƣợng chứng từ các đơn vị mang tới KBNN quận kiểm soát quá nhiều và liên tục, rất dễ rơi mất và thất lạc mà chƣa có quy đinh cụ thể về trách nhiệm giao nhận chứng từ cụ thể. Theo tác giả, KBNN nên quy định những khoản chi lớn trên 10 triệu đồng thì mới cần ra KBNN, còn lại chỉ cần mang lên bảng kê, thủ trƣởng đơn vị sử dụng NSNN ký duyệt và chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi trong dự toán, đặc biệt là chứng từ, hóa đơn thanh toán phải hợp lý, hợp lệ và đúng nội dung. Đối với các đơn vị thực hiện khoán chi và đƣợc giao quyền tự chủ tài chính cần quy định rõ nội dung nào cần có hóa đơn chứng từ, nội dung nào không cần, chỉ căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và bảng kê của đơn vị để thanh toán cấp phát.

Từng bƣớc tiến đến thực hiện cấp phát kinh phí NSNN theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho ngƣời đƣợc hƣởng. Đảm bảo mọi khoản chi NSNN phải đƣợc chủ

tài khoản chuẩn chi và KBNN thanh toán trực tiếp với ngƣời cung ứng lao vụ và hàng hóa dịc vụ thay cho đơn vị, đơn vị không cần rút tiền về để chi tiêu. Tiến hành dần từng mục chi trƣớc hết là chi trả lƣơng, chi trả hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát thu, chi ngân sách tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 107 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)