4.3.1. Bộ Tài chính
Thứ nhất, Công tác kế toán thu, chi NSNN do nhiều cơ quan cùng thực hiện: Cơ quan thuế, cơ quan hải quan hạch toán thu do ngành mình trực tiếp quản lý; KBNN hạch toán thu, chi quỹ ngân sách phát sinh qua Kho bạc; Cơ quan tài chính hạch toán tổng hợp thu ngân sách từ các thông tin khác nhau (lấy số liệu từ KBNN, cơ quan thuế, đơn vị hành chính sự nghiệp...) Mỗi cơ quan có mục đích, phƣơng pháp, đối tƣợng và nội dung hạch toán, chỉ tiêu báo cáo thu, chi ngân sách khác nhau... Thêm vào đó trong quá trình hạch toán chủ yếu bằng thủ công nên dẫn đến số liệu thu, chi ngân sách tại các cơ quan nói trên thƣờng có sai lệch với nhau. Nhƣ vậy kế toán thu, chi ngân sách chƣa thực hiện tập trung, thống nhất về tổ chức, phạm vi, nội dung và phƣơng pháp. Vì vậy số liệu thu, chi ngân sách giữa KBNN, cơ quan tài chính, cơ quan thuế, hải quan,... chƣa có sự thống nhất, gây khó khăn cho các cơ quan thẩm quyền trong việc tổng hợp và phân tích số liệu phục vụ cho quản lý điều hành ngân sách. Theo luật NSNN quy định KBNN tổ chức thực hiên kế toán NSNN, định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nƣớc hữu quan. Vì vậy cần sớm thống nhất giữa kế toán ngân sách và kế toán kho bạc
Thứ hai, Xây dựng định mức chi tiêu khoa học, phù hợp với thực tiễn của quận để làm cơ sở kiểm soát chi ngân sách quận.
Quận cần rà soát lại hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu NSNN nhằm kiến nghị kịp thời với thành phố, Trung ƣơng bổ sung, sửa đổi các chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã lạc hậu cho phù hợp với tình hình thực tế của quận trên cơ sở tuân thủ đúng yêu cầu của Luật NSNN cũng nhƣ các yêu cầu về quản lý chi NSNN nói chung để từ đó có cơ sở pháp lý quản lý, kiểm soát chi.
Phải hoàn thiện việc xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách. Ngoài việc xây dựng hệ thống định mức có cơ sở khoa học thì định mức chi phân bổ cho các địa phƣơng đơn vị phải bao quát hết nhiệm vụ và có tính đến tốc độ phát triển cho cả giai đoạn ổn đinh. Đồng thời phải đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng thu ngân sách hằng năm và những khả năng của ngân sách quận. Hƣớng xây dựng định mức
phân bổ chi ngân sách địa phƣơng nhƣ sau:
- Đảm bảo kinh phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phƣơng, đảm bảo tổng chi ngân sách địa phƣơng có tốc độ tăng hợp lý phù hợp với nhiệm vụ và đặc thù của quận, phƣờng.
- Đảm bảo phân bổ ngân sách công bằng, hợp lý giữa các địa phƣơng và công khai. Các tiêu chí và hệ số của các định mức phân bổ phải cụ thể rõ ràng, đơn giản, dễ tính toán, dễ kiểm tra.
- Đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với từng lĩnh vực, từng vùng, từng cấp ngân sách.
- Phù hợp với các nội dung phân cấp giữa ngân sách trung ƣơng với ngân sách địa phƣơng theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo cho các địa phƣơng thực hiện cải cách tiền lƣơng, thực hiện những nhiệm vụ mới đƣợc chính phủ giao.
Từ phƣơng hƣớng trên, theo tác giả nên chia chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi làm 3 nhóm sau:
Nhóm 1: Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do Trung ƣơng quy định thống nhất trong cả nƣớc nhƣ tiền lƣơng, các khoản có tính chất lƣơng, phụ cấp gia đình chính sách,...
Nhóm 2: Trung ƣơng chỉ quy định khung, HĐND cấp tỉnh quyết định cụ thể cho phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng.
Nhóm 3: Chế độ, tiêu chuẩn, định mức đặc thù của địa phƣơng do HĐND cấp tỉnh sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.
Thứ ba, Phân cấp nhiệm vụ chi rõ ràng, tách bạch để hạn chế tối đa nhiều kênh cấp phát cho cùng một đối tƣợng thụ hƣởng ngân sách dẫn đến khó khăn trong kiểm soát chi ngân sách. Do đó cần thực hiện theo nguyên tắc: mỗi việc chỉ có một cơ quan, một ngƣời chịu trách nhiệm, một nơi quyết định; mạnh dạn giao cho ngƣời đứng đầu chính quyền các cấp quản lý và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tƣ phát triển trên địa bàn để tránh nhiều đầu mối ra lệnh, nhƣng không ai chịu trách nhiệm cuối cùng trên địa bàn, dẫn đến rất khó kiểm soát chi. Tăng cƣờng phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp dƣới nhằm nâng cao khả năng tự cân đối của ngân sách, giảm dần số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách
cấp trên đó cũng là một cách để thực hiện nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NS.
4.3.2. Kho bạc nhà nƣớc
Thứ nhất, Hoàn thiện hình thức cấp phát ngân sách nhà nƣớc:
Đối với hình thức ghi thu - ghi chi: Cần phải đƣợc hạn chế và đi đến xoá bỏ (chỉ áp dụng đối với các khoản thu - chi bằng ngày công lao động và bằng hiện vật). Lệnh chi tiền: Cần quy định rõ phạm vị và đối tƣợng áp dụng; đồng thời từng bƣớc nghiên cứu chuyển các khoản chi hiện đƣợc cấp phát bằng lệnh chi tiền sang cấp phát theo dự toán đƣợc duyệt. Kinh phí uỷ quyền: Chuyển dần sang cấp theo dự toán. Tiến đến hoàn toàn cấp theo dự toán.
Thứ hai, Đơn vị sử dụng ngân sách phải chứng minh bằng các bằng chứng (văn bản chế độ, chứng từ, tài liệu) với KBNN là ngƣời đƣợc giao kiểm soát chi để kiểm soát điều kiện về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu.
Không ít ý kiến từ nhiều phía, cả đơn vị sử dụng NSNN và KBNN cho rằng: để thực hiện kiểm soát chi điều kiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thì cán bộ kiểm soát chi (kiểm soát viên) của KBNN phải am tƣờng tất cả các chế độ chi tiêu của từng đơn vị, từng ngành, từng lĩnh vực một. Đây là một yêu cầu quá cao, một mong muốn lý tƣởng mà kiểm soát viên KBNN cần hƣớng đến, tuy nhiên không vì thế mà kiểm soát viên KBNN không đƣợc yêu cầu các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN phải có văn bản, tài liệu chứng minh với KBNN tính đúng đắn của khoản chi theo quyết định chi của đơn vị và nếu cơ quan, đơn vị không có hoặc có nhƣng không đƣa ra đƣợc những bằng chứng này ( văn bản chế độ, chứng từ, tài liệu) thì KBNN đƣợc từ chối thanh toán.
Vậy vấn đề ở đây không còn là việc kiểm soát viên KBNN phải biết tất cả các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của từng ngành, từng lĩnh vực, từng đơn vị mà đơn vị là ngƣời quyết định chi thì phải có trách nhiệm chứng minh việc đảm bảo điều kiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức bằng các bằng chứng cho ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ kiểm soát chi.
Thứ ba, Trong tổ chức thực hiện, KBNN không phải kiểm soát đến từng chứng từ ban đầu của tất cả các khoản chi NSNN:
nào khác là KBNN phải kiểm tra, kiểm soát thực tế chi tiêu của đơn vị có đúng chế độ không. Tuy nhiên, cần xem xét mức độ kiểm soát của KBNN đến đâu, đến cấp chứng từ, tài liệu nào mà vẫn đảm bảo đƣợc yêu cầu kiểm soát, nếu không mọi khoản chi đều đƣợc kiểm soát đến tận cùng của từng chứng từ ban đầu thì không phải là phƣơng cách tốt nhất, cũng không phải là nhiệm vụ của KBNN trong kiểm soát chi và KBNN cũng không thể thực hiện nỗi với khối lƣợng chứng từ kiểm soát đó, hơn nữa cũng cần xác định rằng việc thục hiện khoán chi có đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hay không thì thủ trƣởng và kế toán đơn vị sử dụng ngân sách là ngƣời quyết định chi thì chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Do đó, thiết nghĩ KBNN cần xác định rõ mức độ kiểm soát của từng nội dung chi hoặc từng nhóm nội dung chi cho phù hợp nhƣ kiểm soát tiền giờ thêm, thêm buổi của các trƣờng học thì KBNN không cần kiểm soát đến từng bảng chấm công của từng ngƣời mà căn cứ vào bảng tổng hợp chấm công của đơn vị để kiểm soát, kiểm soát công tác phí thì KBNN không phải đếm từng con dấu xác nhận nơi đi, nơi đến để tính số ngày đƣợc hƣởng thụ cấp công tác mà chấp nhận số ngày đơn vị đã xác định thanh toán còn KBNN chỉ cần xem số tiền có đúng theo chế độ công tác hay không,... hoặc một số trƣờng hợp KBNN chỉ cần kiểm soát xác suất một vài cách tính của đơn vị nhƣ danh sách làm thêm giờ hàng chục ngƣời thì Kho bạc chỉ cần kiểm soát xác suất cách tính cho một vài ngƣời có đúng hay không, không phải tính lại cho từng ngƣời của tất cả mọi ngƣời, hoặc đối với khoản thanh toán tiền hợp đồng lao động thi KBNN kiểm soát ssố tiền thanh toán với hợp đồng mà thủ trƣởng đơn vị sử dụng NSNN ký với ngƣời lao động không phải truy tiếp việc ký hợp đồng có đúng thẩm quyền hay không, tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng nếu nhƣ KBNN biết chắc rằng hợp đồng đó thủ trƣởng đơn vị không có thẩm quyền ký thì phải từ chối thanh toán,...
Thứ tƣ, Sửa đổi và ban hành các quy định mới về kiểm soát chi phù hợp với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính:
Đối với các đơn vị thực hiện khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính và đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ tài chính, KBNN chỉ thực hiện kiểm soát đối với các khoản kinh phí không thực hiện khoán, còn lại kinh phí khác kiểm soát theo quy chế
chi tiêu nội bộ của đơn vị. Một số nội dung thực hiện khoán có thể không kiểm soát chứng từ, chỉ cần có bảng kê là KBNN chấp thuận thanh toán, đảm bảo không vƣợt qua định mức tiêu chuẩn quy định. Cụ thể nhƣ đối với thanh toán công tác phí thì không cần kiểm soát hoá đơn tài chính, chỉ cần bảng kê thanh toán kèm giấy đi đƣờng có đóng dấu nơi đi và nơi đến là KBNN thực hiện thanh toán. Tƣơng tự đối với văn phòng phẩm, cƣớc phí điện thoại,...
4.3.3. Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng
- Hƣớng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán đảm bảo thời gian quy định, có cơ chế phối hợp với UBND quận nhằm đảm bảo kiểm soát lập dự toán của đơn vị.
- Căn cứ các định mức, tiêu chuẩn, chế độ của Trung ƣơng ban hành tham mƣu cho UBND thành phố cụ thể hoá thành các định mức phù hợp với điều kiện của địa phƣơng làm cơ sở để các đơn vị xây dựng dự toán chi NSNN đƣợc sát đúng và cũng là căn cứ tốt để KBNN kiểm soát chi NSNN.
- Xây dựng quy chế xử lý trách nhiệm cá nhân trong việc ra quyết định sai với quy định của Nhà nƣớc, nhất là việc sử dụng kinh phí NSNN sai mục đích, vƣợt quá tiêu chuẩn, định mức trong việc mua sắm, sử dụng tài sản nhà nƣớc gây thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Đề tài: “Kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nƣớc tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” đã tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
1. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu những lý luận cơ bản về NSNN và quản lý NSNN, phân tích và làm rõ thực trạng về công tác kiểm soát thu, chi NSNN quận Ngũ Hành Sơn, rút ra đƣợc những ƣu điểm và hạn chế của công tác kiểm soát, phân tích nguyên nhân, tập trung chủ yếu ở 3 khâu của chu trình ngân sách đó là lập, chấp hành và quyết toán thu, chi NSNN.
2. Từ những tồn tại đó, đƣa ra các giải pháp cơ bản nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát thu, chi NSNN quận Ngũ Hành Sơn, cụ thể nhƣ sau:
- Hoàn thiện kiểm soát thu - Hoàn thiện kiểm soát chi
- Hoàn thiện kiểm soát kế toán và quyết toán thu, chi
- Xây dựng quy chế và bộ phận kiểm soát thu, chi trong các đơn vị dự toán - Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra quyết toán thu, chi NSNN các đơn vị. - Quy hoạch và bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ CBCC - Xây dựng quy định phân chia trách nhiệm kiểm soát của các chủ thể nhằm phối hợp nhịp nhàng trong kiểm soát thu, chi NSNN quận
Bên cạnh những giải pháp mà quận có thể vận dụng, tác giả còn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện môi trƣờng kiểm soát vĩ mô dƣới dạng các đề xuất với Bộ Tài chính, KBNN, Sở Tài chính. Những giải pháp đó hy vọng sẽ có đóng góp cho quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, kiểm soát thu, chi NSNN cấp quận, huyện trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế.
KẾT LUẬN
Luận văn đã đặt ra và giải quyết một cách khá toàn diện vấn đề kiểm soát thu, chi NSNN tại quận Ngũ Hành Sơn. Toàn bộ các yếu tố của hệ thống kiểm soát thu, chi ở quận đã đƣợc nhận dạng và giải quyết một cách có cơ sở. Từ môi trƣờng kiểm soát bên trong là hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát thu, chi,... đến môi trƣờng kiểm soát vĩ mô là các chế độ, tiêu chuẩn, định mức, phân cấp quản lý ngân sách,... đã đƣợc tác giả khảo sát thực tiễn, nghiên cứu, phân tích các số liệu thu thập đƣợc từ đó đƣa ra các nhận xét đánh giá tổng quát về công tác kiểm soát thu, chi tại quận. Đặc biệt, vấn đề khá phức tạp là quy trình, nội dung, trách nhiệm của từng chủ thể kiểm soát thu, chi NSNN đƣợc vận dụng cụ thể hoá vào ngân sách quận gồm ngân sách cấp quận và các phƣờng thuộc quận từ trƣớc đến nay chƣa có hƣớng dẫn riêng.
Với quan điểm đổi mới công tác quản lý, kiểm soát thu, chi NSNN, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, tăng thu, tiết kiệm các khoản chi tiêu ngân sách, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát thu, chi ngân sách quận Ngũ Hành Sơn dựa trên các căn cứ khoa học, lý luận kết hợp với thực tiễn, phân tích, đánh giá và tổng hợp nhằm góp phần làm cho giải pháp có tính khả thi hơn. Ngoài ra, còn đƣa ra một vài giải pháp về phía Nhà nƣớc cấp trên cũng cần đƣợc giải quyết để công tác kiểm soát thu, chi NSNN ở quận đƣợc tốt hơn. Tuy nhiên, các giải pháp này có đƣợc thực hiện tốt hay không còn phụ thuộc vào việc ban hành những quy định, sự đổi mới đồng bộ về cơ chế chính sách liên quan đến công tác kiểm soát thu, chi NSNN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính & Kho bạc Nhà nƣớc TW, 2003. Một số văn bản hướng dẫn Luật NSNN của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước Trung Ương về quản lý thu, chi NSNN qua KBNN.
2. Bộ Tài chính, 2007. Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng đơn vị kế toán Nhà nước, Thành phố Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
3. Bộ Tài chính, 2006. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Thành phố Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
4. Nguyễn Thị Hàn Giang, 2008. Tăng cường công tác kiểm soát thu chi ngân sách ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
5. Tô Thiện Hiền, 2012. Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn đến 2020. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
6. Luật NSNN sửa đổi năm 2002, Thông tƣ hƣớng dẫn và các văn bản hƣớng hẫn, sửa đổi, bổ sung.
7. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính Phủ. 8. Quyết định 02/2013/QĐ-KTNN ngày 29/3/2013 của Tổng Kiểm toán Nhà