1.2. Nghiệp vụ bảolãnh tại ngân hàng thƣơng mại
1.2.4. Vai trò của Bảolãnh ngân hàng
1.2.4.1. Đối với nền kinh tế
Bảo lãnh là loại hình dịch vụ ngân hàng tồn tại khách quan đáp ứng xu hƣớng phát triển ngày càng cao của nền kinh tế. Sự khách quan này chính là do vai trò to lớn của nó với nền kinh tế đƣợc xét dƣới các mặt sau:
- Trƣớc hết bảo lãnh ngân hàng có vai trò nhƣ một chất xúc tác làm điều hòa vá xúc tiến hàng loạt các quan hệ hợp đồng trong nền kinh tế. Bảo lãnh ngân hàng đƣợc xem nhƣ “tấm thông hành” cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm, tạo ra sự tin tƣởng và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.
- Hơn nữa bảo lãnh có vai trò quan trọng trong thu hút vốn cho sản xuất kinh doanh trong và ngoài nƣớc. Đối với những nƣớc đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa nhƣ nƣớc ta hiện nay thì vốn là vô cùng cần thiết. Nhƣng hầu hết các doanh nghiệp chƣa đủ uy tín, tin tƣởng cho các đối tác cho vay nƣớc ngoài. Nhờ có uy tín ngân hàng , bảo lãnh đƣợc sử dụng nhƣ công cụ tiếp cận các nguồn vốn. Do vậy, bảo lãnh giúp thu hút một lƣợng lớn vốn nƣớc ngoài thƣờng có thời hạn dài và lãi suất tƣơng đối thấp.
- Bảo lãnh ngân hàng đảm bảo sự lành mạnh trong kinh doanh. Nhờ bảo lãnh ngân hàng, các doanh nghiệp yên tâm hơn khi thực hiện hợp đồng và hơn nữa thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đúng hợp đồng một cách nhanh chóng, trên cơ sở đó giảm rủi ro cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. - Cuối cùng bảo lãnh ngân hàng góp phần thiết lập các mối quan hệ bạn hàng trở thành những đối tác tin cậy, tăng cƣờng mối quan hệ quốc tế.
1.2.4.2. Đối với ngân hàng.
Thứ nhất: Nghiệp vụ bảo lãnh góp phần làm đa dạng hóa danh mục sản phẩm của ngân hàng, giúp ngân hàng thỏa mãn đƣợc các yêu cầu tổng hợp cũng nhƣ có tính đặc thù cao của nền kinh tế.
Thứ hai: Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng thông qua phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản không nhỏ, nó chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các ngân hàng hiện nay.
Thứ ba: Khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng, thông thƣờng ngân hàng yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một khoản tiền nhất định để đảm bảo cho ngân hàng trong trƣờng hợp có rủi ro xảy ra, do đó ngân hàng có thể chiếm dụng vốn của khách hàng mà không phải trả lãi và nguồn vốn này cũng rất ổn định. Khi phát hành bảo lãnh cho khách hàng thì ngân hàng không trực tiếp cấp tín dụng cho khách hàng mà chủ yếu dùng uy tín của mình chứ chƣa phải xuất vốn ngay. Vì vậy, chi phí cho nghiệp vụ bảo lãnh là rất nhỏ và không ảnh hƣởng đến các nghiệp vụ khác của ngân hàng đồng thời mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.
Thứ tư: Bảo lãnh cũng góp phần không nhỏ trong việc mở rộng quan hệ của ngân hàng với khách hàng, mở rộng quan hệ đại lý nhất là trên trị trƣờng quốc tế, tạo đƣợc thế mạnh và uy tín cho ngân hàng.
1.2.4.3. Đối với doanh nghiệp.
Đối với người được Bảo lãnh.
Bảo lãnh ra đời đã trở thành công cụ tài trợ, giúp bên đƣợc bảo lãnh có thể vay vốn với chi phí thấp hơn. Có thể sử dụng đƣợc nguồn vốn một cách triệt để và tối ƣu nhất. Ngoài ra, bảo lãnh còn giúp bên đƣợc bảo lãnh có thể tiếp cận đƣợc với những dự án, những hợp đồng ngay cả khi họ chƣa có đủ uy tín đối với đối tác, mặc dù họ hoàn toàn có khả năng và phƣơng tiện thực hiện hợp đồng.
Bên đƣợc bảo lãnh thƣờng xuyên chịu sự giám sát của ngân hàng, do vậy cũng là động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có trách nhiệm hơn và hoàn thành các nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh bởi vì chỉ có nhƣ vậy họ mới có thể tạo đƣợc uy tín đối với ngân hàng, mới
đƣợc ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho các lần sau.
Vì lợi ích và rủi ro của ngân hàng có quan hệ trực tiếp với ngƣời đƣợc bảo lãnh nên khi tham gia hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng, các doanh nghiệp đƣợc ngân hàng tƣ vấn trong việc thực hiện hợp đồng hiệu quả, không xảy ra vi phạm và mang lại lợi nhuận tối đa.
Đối với người nhận Bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng với chức năng đảm bảo, sẽ tạo cho doanh nghiệp yên tâm hơn khi tham gia giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập thông tin mà không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Bảo lãnh cũng đảm bảo bù đắp rủi ro kịp thời cho doanh nghiệp khi ngƣời đƣợc bảo lãnh không thực hiện đƣợc nghĩa vụ của mình.