Định hƣớng phát triển hoạt động bảolãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 95 - 99)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.1 Định hƣớng phát triển hoạt động bảolãnh ngân hàng

4.1.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020

Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về mục tiêu, giải pháp phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, ngày 24/5/2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 theo hƣớng cơ cấu lại một cách toàn diện mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc và các TCTD. Đây là văn bản pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho ngành ngân hàng tiếp tục sự nghiệp đổi mới để hội nhập sâu vào khu vực và thế giới. Theo Quyết định này, định hƣớng phát triển các TCTD trong thời gian tới là:

 Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hƣớng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, có quy mô lớn và hoạt động theo nguyên tắc thị trƣờng với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng đƣợc hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á.

 Tiếp tục cơ cấu lại một cách toàn diện hệ thống TCTD, đặc biệt là cơ cấu lại hệ thống NHTM, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thƣơng mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng

kinh doanh tiền tệ của NHTM, tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh, gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nƣớc, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài sự kiểm soát của NHNN đối với các TCTD yếu kém;

 Bảo đảm quyền kinh doanh của các tổ chức tài chính nƣớc ngoài theo các cam kết song phƣơng và đa phƣơng đã ký kết với các nƣớc và các tổ chức quốc tế.

 Phát triển quỹ tín dụng nhân dân thành TCTD hợp tác độc lập, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh tiền tệ.

Quyết định này cũng nêu rõ định hƣớng phát triển các NHTM đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 là:

 Tăng cƣờng năng lực thể chế thông qua cơ cấu lại tổ chức và hoạt động, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM từ trung ƣơng đến chi nhánh theo hƣớng nâng cao hiệu quả kinh tế và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế, phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban điều hành, mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cƣờng năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, phát triển các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện Việt Nam.

 Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nƣớc ngoài, xúc tiến hiện diện thƣơng mại dƣới các hình thức chi nhánh, liên doanh, văn phòng đại diện và hình thức pháp nhân khác của các NHTM Việt Nam tại các thị trƣờng tài chính khu vực và quốc tế.

 Tăng cƣờng năng lực tài chính thông qua cơ cấu lại tài chính, đảm bảo các NHTM tăng qui mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lƣợng và khả năng sinh lời của tài sản có, giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có.

 Xử lý dứt điểm nợ xấu tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTM.

 Tăng vốn tự có của các NHTM từ nguồn lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, sáp nhập, hợp nhất, mua lại.

 Xử lý các NHTM cổ phần yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản.

 Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%.

 Từng bƣớc cổ phần hóa các NHTM nhà nƣớc theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phiếu, tham gia quản trị, điều hành NHTM Việt Nam.

 Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các NHTM nhà nƣớc và các TCTD khác theo nguyên tắc các TCTD đƣợc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, công khai, bình đẳng.

 Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, đƣợc định hƣớng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời nhanh chóng tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ mới với hàm lƣợng công nghệ cao.

4.1.2 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (vietcombank) đến năm 2020 (vietcombank) đến năm 2020

Định hƣớng của ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank) là phát triển thành một tập đoàn đầu tƣ tài chính đa năng trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu tổ chức, áp dụng mô thức quản trị ngân hàng hiện đại theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành 1 trong 70 định chế tài chính hàng đầu châu Á (trừ Nhật Bản) vào những năm 2015 – 2020 với vốn chủ sở hữu khoảng 2 tỷ đô la Mỹ và tổng tài sản khoảng 30 tỷ đô la Mỹ.

Để có thể trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và là ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng, thực hiện tốt phƣơng châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Vietcombank đã xây dựng cho mình một chiến lƣợc phát triển từ nay đến năm 2020 với những nội dung chính nhƣ sau:

 Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số an toàn và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo các chuẩn mực quốc tế.

 Phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế.

 Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát đƣợc rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng đƣợc đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trƣờng và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.

và pháp luật của Việt Nam trong điều hành và quản lý.

4.1.3 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (vietcombank) đến năm 2020 Ngoại thương Việt Nam (vietcombank) đến năm 2020

Từ định hƣớng phát triển chung từ nay đến năm 2020, ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank) cũng xây dựng định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Đối với hoạt động bảo lãnh, đó là:

 Thực hiện tăng trƣởng hoạt động bảo lãnh phải đi đôi với việc nâng cao chất lƣợng bảo lãnh để bảo đảm phát triển bền vững.

 Phát triển hơn nữa sản phẩm bảo lãnh, đặc biệt là các sản phẩm bảo lãnh dành cho khách hàng cá nhân.

 Tích cực phát huy thế mạnh, nỗ lực củng cố vị thế, tăng cƣờng mở rộng thị phần.

 Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng sử dụng trong hoạt động bảo lãnh.

 Tăng cƣờng, mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong nƣớc, các ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ các tổ chức, định chế tài chính trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 95 - 99)