Giải pháp về nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 103 - 104)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.3 Giải pháp phát triển hoạt động bảolãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng

4.3.2 Giải pháp về nghiệp vụ

Về nghiệp vụ, Vietcombank cần sớm ban hành quy trình nghiệp vụ bảo lãnh bằng văn bản và sử dụng trên toàn hệ thống để tạo sự chuẩn hóa trong hoạt động này. Trong quy trình này cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thao tác thực hiện và trách nhiệm của nhân viên tác nghiệp và các phòng ban liên quan, đồng thời cũng cần có những quy định về phối hợp, hỗ trợ giữa các phòng ban trong xử lý nghiệp vụ, luân chuyển và lƣu trữ chứng từ.

Mặt khác, Vietcombank cần thực hiện chuyên môn hóa rộng rãi hoạt động bảo lãnh đến các chi nhánh khác trong toàn hệ thống, bên cạnh Sở Giao

dịch (Hà Nội) và chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh. Tuỳ tình hình thực tế tại từng chi nhánh, có thể tổ chức thành bộ phận chuyên trách dƣới hình thức tổ/ban bảo lãnh, trực thuộc phòng Khách hàng hoặc phòng Kinh doanh Dịch vụ. Đứng đầu bộ phận này phải là ngƣời có trình độ, có kỹ năng không chỉ về tín dụng (thẩm định khách hàng, hiệu quả phƣơng án, nguồn trả và tài sản bảo đảm) mà còn về bảo lãnh (thông lệ quốc tế, tập quán kinh doanh, rủi ro đặc thù, …), có kinh nghiệm trong công tác bảo lãnh; chịu trách nhiệm kiểm soát về nghiệp vụ trƣớc khi cam kết bảo lãnh đƣợc phát hành và tham mƣu cho lãnh đạo trong công tác bảo lãnh.

Ngoài ra, Vietcombank cần sớm thành lập bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Kinh nghiệm của các ngân hàng nƣớc ngoài và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam cho thấy bộ phận này rất cần thiết và hữu ích. Thiết nghĩ đây là việc Vietcombank cần làm ngay bởi trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các giao dịch bảo lãnh nƣớc ngoài ngày càng nhiều để tránh một số trƣờng hợp đã xảy ra là: khi có tranh chấp, ngân hàng mới quay trở lại xem hồ sơ gốc, tìm hiểu về luật và xin tƣ vấn ở các văn phòng luật sƣ, lúc này có thể đã quá trễ. Việc ra đời bộ phận chuyên trách hỗ trợ, tƣ vấn về pháp lý sẽ giúp nhân viên tác nghiệp sẽ bớt áp lực về công việc và tập trung nhiều hơn vào nghiệp vụ, đồng thời góp phần làm cho công tác khách hàng đƣợc tốt hơn, chuyên nghiệp hơn; và quan trọng nhất là Vietcombank sẽ hạn chế đƣợc rủi ro về pháp lý và tránh đƣợc bất lợi khi có tranh chấp xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 103 - 104)