CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
3.5 Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảolãnh tại ngân hàng TMCP
3.5.1 Nguyên nhân bên trong
3.5.1.1 Về con người
Vấn đề con ngƣời tuy luôn đƣợc Vietcombank quan tâm, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Chính sách đãi ngộ tuy đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn chƣa tạo đƣợc động lực thực sự cho ngƣời lao động. Cụ thể, tuy mức lƣơng có tăng, nhƣng các vấn đề nhƣ kinh nghiệm, trình độ học vấn của nhân viên chƣa đƣợc quan tâm nên không khuyến khích đƣợc ngƣời lao động nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, theo quy chế mới, lƣơng đƣợc trả theo năng lực và công việc thực hiện; tuy nhiên, trong thực hiện đã nảy sinh bất cập. Năng lực của nhân viên thể hiện qua công việc nhƣng chịu sự đánh giá của lãnh đạo, điều này dễ dẫn đến những đánh giá chủ quan, không đúng với năng lực thực tế của nhân viên và gây ức chế trong công việc nếu lãnh đạo không công tâm. Bên cạnh đó, phần lƣơng công việc đƣợc trả nhƣ nhau cho nhân viên trong cùng bộ phận nên không tạo đƣợc môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, không khuyến khích nhân viên nâng cao trách nhiệm và kỹ năng nghiệp vụ. Mặt khác, vấn đề bảo mật về lƣơng, thƣởng chƣa đƣợc chú trọng. Ngoài ra, chế độ thƣởng phạt còn nặng tính hình thức. Do những
bất cập trên nên tình trạng chảy máu chất xám tại Vietcombank vẫn tiếp diễn và không phát huy đƣợc đầy đủ tiềm năng của đội ngũ lao động.
Trong hoạt động bảo lãnh, tuy phần đông nhân viên tác nghiệp đƣợc đào tạo bài bản và có trình độ, nhƣng thƣờng thiếu các kiến thức chuyên sâu về bảo lãnh. Bên cạnh đó, tuy đã có Trung tâm Đào tạo đặt tại Hội sở, nhƣng công tác đào tạo chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Các nhân viên tác nghiệp bảo lãnh chủ yếu tự mày mò, đúc kết kinh nghiệm qua thực tế theo kiểu “nghề dạy nghề”, chứ chƣa nhận đƣợc sự hỗ trợ từ việc hệ thống hóa các kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động này nhƣ một cẩm nang nghiệp vụ. Mặt khác, công tác trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh tuy có nhƣng theo kiểu tự phát, riêng lẻ; chƣa có chủ trƣơng khuyến khích và chƣa tổ chức rộng rãi dù đây là hoạt động rất hữu ích và góp phần quan trọng trong việc hạn chế rủi ro về tác nghiệp và quản lý. Ngoài ra, nhân viên mới ít đƣợc đào tạo lại một cách bài bản sau khi đƣợc tuyển dụng nên không nắm đƣợc tổng quát các sản phẩm ngân hàng hiện có, do đó chƣa tiếp thị một cách đầy đủ đến khách hàng.
3.5.1.2 Về nghiệp vụ
Một hạn chế dễ nhận thấy nhất về nghiệp vụ trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Vietcombank là tác nghiệp bảo lãnh chƣa đƣợc chuẩn hóa. Nguyên nhân là do Vietcombank chƣa ban hành quy trình nghiệp vụ bảo lãnh bằng văn bản để áp dụng trên toàn hệ thống. Điều này làm cho việc tác nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi chi nhánh nên không tạo đƣợc sự đồng nhất, chuyên nghiệp trong cách thức thực hiện và chƣa rút ngắn đƣợc thời gian phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, do chƣa có quy trình cho nghiệp vụ bảo lãnh nên Vietcombank cũng chƣa xây dựng đƣợc cơ chế về quản lý rủi ro trong hoạt động này.
Mặt khác, Vietcombank cũng chƣa thực hiện chuyên môn hóa rộng rãi trong hoạt động bảo lãnh. Hiện nay, Vietcombank chỉ mới thực hiện chuyên môn hóa hoạt động bảo lãnh tại Sở Giao dịch (Hà Nội) và chi nhánh Tp.
Hồ Chí Minh bằng việc tổ chức phòng bảo lãnh hoạt động độc lập và có tính chuyên môn cao. Các chi nhánh còn lại vẫn chƣa tổ chức đƣợc bộ phận chuyên trách về bảo lãnh, nhân viên tác nghiệp phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nhƣ: xuất nhập khẩu, cho vay, thẩm định khách hàng, … Điều này làm tăng áp lực của nhân viên và giảm hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, việc thiếu chuyên môn hóa sẽ làm gia tăng rủi ro trong tác nghiệp và giảm chất lƣợng phụ vụ khách hàng. Mặt khác, công tác kiểm tra, kiểm soát về bảo lãnh còn khá sơ sài. Ngoài ra, Vietcombank cũng chƣa có bộ phận phụ trách hỗ trợ về pháp lý, đặc biệt là luật pháp quốc tế cho hoạt động bảo lãnh. Các cam kết bảo lãnh đƣợc phát hành đều có tham chiếu luật áp dụng; do đó, việc thiếu bộ phận có chuyên môn về pháp luật để hỗ trợ hoạt động bảo lãnh đã làm giảm tính chuyên nghiệp và làm tăng bất lợi cho ngân hàng này khi có tranh chấp xảy ra.
3.5.1.3 Về công nghệ
Công nghệ tin học đã đƣợc áp dụng trong thao tác và quản lý hoạt động bảo lãnh, nhƣng vẫn còn thô sơ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn. Hiện tại, Vietcombank đang áp dụng phần mềm tin học chuyên dùng cho tài trợ thƣơng mại (Trade Finance – TF), trong đó có mảng ứng dụng trong công tác bảo lãnh, nhƣng phần mềm này đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Các thông tin về việc phát hành bảo lãnh đều phải đƣợc cập nhật vào hệ thống này, tuy nhiên, chƣơng trình chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu truy xuất thông tin đầy đủ về cam kết bảo lãnh đã phát hành. Bên cạnh đó, công nghệ này tuy đƣợc sử dụng để bƣớc đầu tạo ra sự chuẩn hóa trong mẫu thƣ/điện bảo lãnh đƣợc phát hành, nhƣng trên thực tế ứng dụng này đã không thể sử dụng đƣợc và các cam kết bảo lãnh đều phải soạn thảo thủ công. Đây là hạn chế lớn nhất. Điều này làm gia tăng thời gian phục vụ khách hàng và không tạo đƣợc sự thống nhất trong mẫu biểu sử dụng trên toàn hệ thống Vietcombank.
3.5.1.4 Một số yếu tố khác
Marketing đang là một trong những điểm yếu của Vietcombank. Các hoạt động có nhiều thế mạnh nhƣ thanh toán quốc tế, bảo lãnh nƣớc ngoài chƣa đƣợc chú trọng khai thác để quảng bá rộng rãi đến khách hàng. Bên cạnh đó, các kênh truyền thông nhƣ báo chí, phát thanh, truyền hình, internet ít đƣợc sử dụng. Trang thông tin điện tử còn rất sơ sài và thiếu sinh động. Điều này là do Vietcombank chƣa chú trọng đúng mức đến chính sách marketing. Hoạt động quảng bá về ngân hàng chƣa có chiến lƣợc cụ thể và chƣa chú trọng đến nhóm khách hàng là cá nhân. Cùng với đó, Vietcombank chƣa có đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp. Ngoài ra, sự bó buộc trong quy chế tài chính trong hoạt động này từ các quy định hiện tại của các cấp quản lý cũng là một cản trở không nhỏ trong hoạt động này.
Chính sách phí
Một trong những nguyên nhân làm giảm lợi thế cạnh tranh của Vietcombank trong hoạt động bảo lãnh hiện nay là chính sách phí chƣa hợp lý. Mức phí bảo lãnh hiện tại của Vietcombank cao hơn mặt bằng chung của các ngân hàng. Điều này tác động đến số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ này do chi phí gia tăng. Cụ thể, từ khi mức phí mới đƣợc áp dụng, một số khách hàng có nhu cầu phát hành bảo lãnh thƣờng xuyên nhƣng do đặc trƣng ngành nghề nên giá trị từng bảo lãnh không cao, nhƣ các công ty dƣợc phẩm, các công ty xây dựng nhỏ, đã không sử dụng dịch vụ này của Vietcombank. Rõ ràng, mức phí bảo lãnh hiện tại đã cản trở việc thu hút và giữ chân khách hàng.
Bên cạnh đó, chính sách phí đƣợc áp dụng đồng nhất toàn hệ thống Vietcombank trên cả nƣớc cũng gây ra những bất cập do mặt bằng phát triển kinh tế từng khu vực không giống nhau. Việc áp một mức phí cho cả hệ thống tạo nên sự cứng nhắc và làm giảm tính cạnh tranh tại từng khu vực. Cùng với đó, tuy có biểu phí có quy định những ƣu đãi nhất định thông qua các mức
giảm, nhƣng lại bó buộc trong các bƣớc giảm 25%, 50%, 75% và 100%. Điều này làm giảm tính linh hoạt và tự chủ của từng chi nhánh.
Quy mô vốn
Với tổng vốn chủ sở hữu 28.704.667.000.000 đồng (tính đến 31/12/2015) quy mô vốn hiện tại của Vietcombank còn khá nhỏ so với các ngân hàng nƣớc ngoài và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Vietcombank bị hạn chế trong việc phát hành các cam kết có giá trị lớn.
Khách hàng
Do việc thẩm định hiện nay của các ngân hàng chủ yếu vẫn dựa vào nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp, trong khi những thông tin tài chính, báo cáo tài chính đều do tự khách hàng lập. Nên năng lực, trình độ kế toán, kiểm toán và việc thuyết trình tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng nhƣ các số liệu về dự án và các tiêu chuẩn khác thiếu chính xác, gây nhiều khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong khi tính toán các chỉ tiêu thẩm định, và thu thập, phân tích thông tin.
Mặt khác cũng chƣa tính đến những rủi ro đạo đức từ trƣớc khi quyết định bảo lãnh cũng nhƣ sau khi đã cam kết bảo lãnh cho khách hàng. Trƣớc khi đề nghị bảo lãnh, các khách hàng nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh có hiện tƣợng tô hồng tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đồng thời có những thủ thuật lập dự án, phƣơng án đề nghị bảo lãnh không lành mạnh, thiếu tính trung thực nhƣ tạo ra lãi giả, mƣợn cơ sở sản xuất, nâng chi phí, dùng một tài sản đảm bảo để bảo đảm bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh ở nhiều nơi. Gây những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng chƣa đƣợc tháo gỡ. Bên cạnh đó, sau khi đƣợc bảo lãnh, các doanh nghiệp có thể sử dụng không hiệu quả hoặc không đúng mục đích cũng là một vấn đề nan giải và khó giải quyết.