CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Để tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp thì có thể sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu. Đây là phƣơng pháp đơn giản nhƣng không kém phần hiệu quả. Ngƣời nghiên cứu tiếp cận dữ liệu từ những nguồn thông tin sẵn có, không phải do tự mình điều tra cho đề tài nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp có thể đƣợc thu thập từ những nguồn sau:
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên, báo cáo tổng kết của ngân hàng từ năm 2011 - 2014
-Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
-Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.
-Cuối cùng nhƣng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo hay luận văn của các sinh viên khác (khóa trƣớc) trong trƣờng hoặc ở các trƣờng khác.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp quan sát(observation)
Dữ liệu sơ cấp sẽ đƣợc thu thập chủ yếu bằng phƣơng pháp quan sát (observation) nhằm tiếp cận đƣợc với nguồn thông tin trực tiếp tại bộ phận bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank). Để có
thể tìm kiếm và thu thập đƣợc nguồn thông tin tin cậy, khách quan cho bài luận văn thì cần tiến hanh cả quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp.
+ Quan sát trực tiếp: là phƣơng pháp tiến hành quan sát dựa vào những sự việc đang diễn ra nhƣ quá trình bảo lãnh, thực hiện bảo lãnh tại ngân hàng. Thông qua phƣơng pháp này thì sẽ nắm bắt đƣợc tình hình tổng quan về hoạt động bảo lãnh, bƣớc đầu có sự đánh giá và nhận định sơ lƣợc về sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.
+ Quan sát gián tiếp: là phƣơng pháp tiến hành quan sát kết quả hay tác động của hành vi, chứ không quan sát trực tiếp hành vi nhƣ doanh thu từ hoạt động bảo lãnh, thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong thời hạn nhất định…
Thông qua phƣơng pháp này có cái nhìn toàn diện và đồng bộ về hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.
Phương pháp phỏng vấn
- Bƣớc 1: Xác lập câu hỏi phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn theo câu hỏi dạng mở để thu thập thông tin từ đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Một số câu hỏi đƣợc sử dụng là:
+ Anh/chị có thể đánh giá về sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong khoảng 3 năm gần đây?
+ Theo anh/chị những khó khăn nào ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng thƣơng mại hiện nay?
+ Nguyên nhân nào ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng + Anh/chị có thể cho biết định hƣớng phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong thời gian tới?
- Bƣớc 2: Danh sách đối tƣợng đƣợc phỏng vấn + Lãnh đạo ngân hàng
+ Trƣởng phòng bảo lãnh + Cán bộ phòng bảo lãnh
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Tiến hành điều tra khách hàng theo một bảng câu hỏi đƣợc soạn sẵn để đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Để tiến hành điều tra thì cần phải tiến hành các bƣớc sau:
+ Bước 1: Soạn thảo bảng câu hỏi điều tra
+ Bước 2: Lựa chọn đối tượng điều tra: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng.
+ Bước 3: Điều tra thực địa, thu thập số liệu
2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Trên cơ sở các tài liệu đã đƣợc tổng hợp, vận dụng một số phƣơng pháp phân tích thống kê để phân tích tình hình hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.
2.2.2.1. Phương pháp so sánh
Đây là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành đƣợc cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
- Xác định số gốc để so sánh:
+ Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trƣớc.
+ Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong năm thƣờng so sánh với cùng kỳ năm trƣớc.
- Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế:
+ Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lƣợng, thời gian và giá trị.
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sủ dụng trong luận văn gồm 2 phƣơng thức là so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối.
So sánh tuyệt đối
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lƣợng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công. Mức giá trị tuyệt đối đƣợc xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ.
∆A = A1 – A0
Trong đó: A1 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích A0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
So sánh tương đối
Mức độ biến động tƣơng đối là kết quả so sánh giữa thực tế với số gốc đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
∆A = A1/A0 × 100%
2.2.2.2. Phương pháp tỷ trọng
Phƣơng pháp này dùng để xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm đƣợc trong tổng thể các yếu tố đang xem xét phân tích. Cụ thể nghiên cứu tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh trong doanh thú phí dịch vụ của ngân hàng. Từ đó đƣa ra kết quả phân tích sự biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu này nguyên nhân do đâu, sự biến động đó có tốt hay không tốt cho sự phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng hay không.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM (VIETCOMBANK)