Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động bảolãnh tại ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 68 - 83)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.3 Thực trạng phát triển hoạt động bảolãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng

3.3.4 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động bảolãnh tại ngân hàng TMCP

TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ năm 2011-2014

3.3.4.1 Phân tích hoạt động bảo lãnh thông qua chỉ tiêu định lượng

 Về số dư bảo lãnh

Xét số dư bảo lãnh phân theo kỳ hạn

Hiện nay, tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) có sự chênh lệch khá rõ giữa bảo lãnh ngắn hạn và bảo lãnh trung và dài hạn.

Bảng 3.4: Số dƣ bảo lãnh phân theo kỳ hạn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng số dƣ bảo lãnh 1.980.383 100 26.021.012 100 39.777.118 100 11.331.636 100 Số dƣ bảo lãnh ngắn hạn 1.821.952 92 23.522.994 90.4 35.003.864 88 9.745.207 86 Số dƣ bảo lãnh trung và dài hạn 158.431 8 2.498.018 9.6 4.773.254 12 1.586.429 14

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank năm 2011,2012,2013 và 2014)

Biểu đồ 3.1: Số dƣ bảo lãnh phân theo kỳ hạn

Qua biểu đồ ta thấy, bảo lãnh chủ yếu tập trung vào bảo lãnh ngắn hạn. Năm 2011 bảo lãnh ngắn hạn là 1.821.952 triệu đồng (chiếm 92 %), năm 2012 chiếm 90.4% (tƣơng đƣơng 23.522.994 triệu đồng), năm 2013, 2014 tỷ trọng bảo lãnh giảm xuống tƣơng ứng là 88% và 86%. Nhƣng, bảo lãnh trung và dài hạn đã có bƣớc chuyển biến đáng kể, tỷ trọng tăng lần lƣợt từ năm 2011 đến năm 2014 là 8%, 9.6% ,12% và 14%. Điều đó cho thấy ngân hàng đã bắt đầu quan tâm tới nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp và đáp ứng đƣợc phần nào các nhu cầu tiềm năng đó. Có sự chênh lệch trên là vì bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ tuy đã đƣợc áp dụng ở ngân hàng từ nhiều năm nay nhƣng vẫn còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nghiệp vụ bảo lãnh hàm chứa khá nhiều rủi ro, do đó Vietcombank và các NHTM nói chung vẫn còn dè dặt trong việc bảo lãnh cho những loại bảo lãnh dài hạn.

Xét số dư bảo lãnh phân theo phạm vi bảo lãnh

Là ngân hàng đƣợc phép thực hiện bảo lãnh nƣớc ngoài nên số dƣ bảo lãnh của Vietcombank gồm số dƣ bảo lãnh phát hành mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức,

cá nhân trong nƣớc (bảo lãnh trong nƣớc) và số dƣ bảo lãnh phát hành mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài (bảo lãnh nƣớc ngoài).

Đối với bảo lãnh nƣớc ngoài, loại tiền bảo lãnh thƣờng là các loại ngoại tệ mạnh nhƣ USD, EUR, ... Trong một số trƣờng hợp có thể sử dụng một số đồng ngoại tệ theo yêu cầu của bên thụ hƣởng. Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn này đƣợc lấy theo giá trị quy đồng Việt Nam (VND) theo tỷ giá báo cáo Vietcombank sử dụng tại thời điểm cuối mỗi năm.

Bảng 3.5: Số dƣ bảo lãnh từ năm 2011-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank năm 2011, 2012, 2013 và 2014)

Năm 2011 2012 2013 2014

Số dƣ bảo lãnh 1.980.383 26.021.012 39.777.118 11.331.636 Số dƣ bảo lãnh nƣớc ngoài 763.675 11.289.065 17.875.009 4.079.650 Số dƣ bảo lãnh trong nƣớc 1.216.708 14.731.947 21.902.109 7.251.986

Biểu đồ 3.2: Số dƣ và cơ cấu bảo lãnh từ năm 2011-2014

Số liệu về số dƣ bảo lãnh vào thời điểm cuối năm 2011, 2012 và 2013 cho thấy hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank có sự tăng trƣởng qua các năm và năm sau đều cao hơn năm trƣớc. Tại thời điểm cuối năm 2011, số dƣ bảo lãnh là 1.980.383 triệu đồng, đến cuối năm 2012 đã là 26.021.012 triệu đồng và đạt 39.777.118 triệu đồng vào cuối năm 2013. Tƣơng ứng với đó, số dƣ bảo lãnh trong nƣớc cũng nhƣ bảo lãnh nƣớc ngoài liên tục có sự gia tăng. Số dƣ bảo lãnh trong nƣớc đã tăng từ 1.216.708 triệu đồng vào cuối năm 2011 lên 14.731.947 triệu đồng cuối năm 2012 và 21.902.109 triệu đồng vào cuối năm 2013. Cùng với đó, số dƣ bảo lãnh nƣớc ngoài cũng tăng từ 763.675 triệu đồng tại thời điểm cuối năm 2011 lên 11.289.065 triệu đồng vào cuối năm 2012 và đến cuối năm 2013 đạt 17.875.009 triệu đồng. Về cơ cấu, bảo lãnh trong nƣớc vẫn chiếm tỷ trọng cao, từ 55% - 64% tổng số dƣ bảo lãnh, phần còn lại là bảo lãnh nƣớc ngoài. Trong thời gian này, tỷ trọng bảo lãnh nƣớc ngoài liên tục gia tăng, từ 39% vào cuối năm 2011 lên 43% vào cuối năm 2012 và đạt 45% vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, đến năm 2014, hoạt động bảo lãnh của Vietcombank có dấu hiệu chậm lại và biểu hiện rõ qua sự sụt giảm số dƣ bảo lãnh, chỉ còn 11.331.636 triệu đồng tại thời điểm cuối năm. Trong đó, bảo lãnh nƣớc ngoài giảm mạnh, chỉ còn 4.079.650 triệu đồng, chiếm 36% tổng số dƣ bảo lãnh; và bảo lãnh trong nƣớc là 11.331.636

Về doanh số bảo lãnh

Bảng 3.6: Doanh số bảo lãnh từ năm 2011-2014

(Nguồn báo cáo tổng kết của vietcombank năm 2011,2012,2013,2014)

Biểu đồ 3.3: Doanh số bảo lãnh từ năm 2011-2014

Doanh số bảo lãnh của Vietcombank đã có sự gia tăng nhanh chóng, từ 11.972.939 triệu đồng trong năm 2011 lên 157.489.913 triệu đồng trong năm 2012 và đến năm 2013 đã đạt 223.816.644 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2014, doanh số bảo lãnh của Vietcombank chỉ đạt 108.540.883 triệu đồng, thấp hơn doanh số bảo lãnh năm 2013.

Nhƣ vậy, qua các số liệu về số dƣ bảo lãnh và doanh số bảo lãnh cho thấy từ năm 2011 đến năm 2014, tình hình bảo lãnh của Vietcombank có thể chia thành thời kỳ. Thời kỳ đầu là từ năm 2011 đến năm 2013. Đây là giai đoạn mà hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank có sự tăng trƣởng mạnh mẽ về số dƣ bảo lãnh cũng nhƣ doanh số phát hành. Kết quả này có đƣợc là nhờ

Năm 2011 2012 2013 2014

những tác động tích cực từ nền kinh tế đất nƣớc và các nỗ lực của Vietcombank trong thời gian này.Vietcombank không ngừng đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh bằng chính sách phí cạnh tranh, đồng thời tích cực phát huy lợi thế là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có uy tín và giàu kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thƣơng.

Tuy nhiên, đến năm 2014, hoạt động bảo lãnh của Vietcombank có dấu hiệu chậm lại. Trong năm 2014 Vietcombank chủ động giảm hoạt động bảo lãnh, nhất là bảo lãnh nƣớc ngoài, để đảm bảo vấn đề kiểm soát và quản lý rủi ro trong bối cảnh bất ổn của nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh của Vietcombank ngày càng có dấu hiệu giảm sút so với các ngân hàng khác cũng là nguyên nhân của sự sụt giảm này.

Về nguồn thu phí bảo lãnh

Phí bảo lãnh là một trong những nguồn thu quan trọng của Vietcombank trong nhóm doanh thu dịch vụ và góp phần đa dạng hóa cơ cấu doanh thu. Trong những năm gần đây, nguồn thu này ngày càng đƣợc ngân hàng này quan tâm bên cạnh nguồn thu từ lãi của hoạt động cho vay truyền thống.

Bảng 3.7: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2011-2014

Năm 2011 2012 2013 2014

Doanh thu phí bảo lãnh 30.101 201.843 357.125 257.114 Doanh thu phí dịch vụ 2.198.033 2.250.538 2.567.529 2.223.004

Tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh

trong doanh thu phí dịch vụ 1,37% 8,97% 13,9% 11,57%

Biểu đồ 3.4: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2011-2014

Từ các số liệu trên cho thấy từ năm 2011 đến năm 2013 doanh thu từ phí của hoạt động bảo lãnh có sự gia tăng liên tục qua các năm, cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong doanh thu phí dịch vụ. Năm 2011, doanh thu từ phí bảo lãnh đạt 30.101 triệu đồng, đến năm 2012 đã tăng lên 201.843 triệu đồng và đạt 357.125 triệu đồng vào năm 2013. Cùng với đó, tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh trong doanh thu phí dịch vụ cũng tăng lên tƣơng ứng, từ 1,37% trong năm 2011 lên 8.97 % vào năm 2012 và 13.9% vào năm 2013. Tuy nhiên, đến năm 2014, doanh thu phí bảo lãnh đã giảm so với năm 2013, chỉ còn 257.114 triệu đồng, chiếm 11.57% doanh thu phí dịch vụ. Sự biến động của doanh thu phí bảo lãnh của Vietcombank trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2014 là do sự biến động của doanh số bảo lãnh tƣơng ứng từng năm. Bên cạnh đó, sự biến động này cũng phản ánh những thay đổi trong chính sách về phí bảo lãnh của Vietcombank trong giai đoạn này. Cụ thể, Vietcombank đã hai lần thay đổi phí bảo lãnh vào các năm 2012 và 2014 theo hƣớng tăng. Lần thứ nhất, phí bảo lãnh đã tăng từ 0,04%/tháng và phí tối thiểu 25.000 ngàn đồng/thƣ lên 0,1%/tháng và phí tối thiểu là 160.000 ngàn đồng/thƣ vào tháng 07/2012. Sau

đó, phí bảo lãnh đƣợc tăng lên 0,15%/tháng và phí tối thiểu là 50 USD/thƣ vào tháng 1/2014.

Ở lần thứ nhất, mức gia tăng là hợp lý vì tại thời điểm trên, phí bảo lãnh của Vietcombank khá thấp so với mặt bằng chung nên cần nâng lên tƣơng ứng với mức phí chung của các ngân hàng bạn. Do đó, sự điều chỉnh trên đã góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân hàng mà vẫn không làm giảm khách hàng; biểu hiện cụ thể thông qua sự gia tăng nhanh chóng của doanh thu phí bảo lãnh các năm 2012 và 2013. Tuy nhiên, đến lần thứ hai, mức gia tăng quá lớn so với mức phí cũ và tăng cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng bạn, nên đã phần nào tác động đến lƣợng khách hàng sử dụng sản phẩm này và số lƣợng cam kết bảo lãnh đƣợc phát hành. Trƣớc tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, mức phí nêu trên đã gây nên những bất lợi trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.

Dƣ nợ bảo lãnh quá hạn

Dƣ nợ bảo lãnh quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng của hoạt động bảo lãnh. Là một NHTM lớn, Vietcombank rất quan tâm đến việc kiểm soát chỉ tiêu này.

Bảng 3.8: Dƣ nợ bảo lãnh quá hạn từ năm 2011-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 2014

Số dƣ bảo lãnh 1.980.383 26.021.012 39.777.118 11.331.636

Dƣ nợ bảo lãnh quá hạn - 102 127 141

Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh

quá hạn/Số dư bảo lãnh 0,000% 0,000% 0,000% 0,001%

(Nguồn báo cáo tổng kết của Vietcombank năm 2011, 2012, 2013, 2014)

Dƣ nợ bảo lãnh quá hạn của Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 rất thấp và có tỷ lệ xấp xỉ 0% so với số dƣ bảo lãnh. Điều này

cũng cho thấy chất lƣợng hoạt động bảo lãnh của Vietcombank đƣợc kiểm soát khá tốt. Có đƣợc kết quả là nhờ công tác quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh đã đƣợc chú trọng từ khâu thẩm định khách hàng đến các khâu xử lý trong và sau khi phát hành cam kết bảo lãnh.

3.3.4.2 Phân tích hoạt động bảo lãnh thông qua chỉ tiêu định tính

 Sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh

Hiện nay, Vietcombank có khá đầy đủ các loại bảo lãnh đƣợc sử dụng trong nƣớc và theo thông lệ quốc tế, từ bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo hành, hoàn trả tiền tạm ứng đến bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, … Không chỉ chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp – đối tƣợng sử dụng loại sản phẩm này khá phổ biến, Vietcombank còn có các sản phẩm bảo lãnh dành cho khách hàng cá nhân đƣợc thiết kế chuyên biệt nhƣ bộ sản phẩm bảo lãnh trong giao dịch nhà đất, bảo lãnh du học, …

Ngoài ra, với uy tín và vị thế tạo đƣợc trong hoạt động bảo lãnh nƣớc ngoài, Vietcombank còn là NHTM có thế mạnh trong phát hành bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh. Các sản phẩm bảo lãnh này vừa góp phần làm gia tăng nguồn thu từ phí bảo lãnh, vừa giúp Vietcombank đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng, bởi khách hàng sử dụng các sản phẩm này không chỉ ở trong nƣớc mà còn là khách hàng ở nƣớc ngoài.

 Mạng lƣới ngân hàng đại lý

Tiền thân là một ngân hàng chuyên doanh về hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam nên Vietcombank có lợi thế trong việc xây dựng mạng lƣới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới. Bên cạnh việc tiếp tục phát huy lợi thế trên, thời gian qua, Vietcombank cũng không ngừng nỗ lực nâng cao uy tín và tạo dựng vị thế ở trong và ngoài nƣớc thông qua các thành tích đã đƣợc ghi nhận. Đến nay, Vietcombank đã có quan hệ đại lý với hơn 1800 ngân hàng tại hơn 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Điều này một

lần nữa khẳng định vị thế của Vietcombank trong hoạt động đối ngoại và là một thế mạnh của Vietcombank trong hoạt động bảo lãnh.

3.3.4.3 Điều tra khảo sát về thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Tổng hợp điều tra qua đánh giá của 100 khách hàng bằng phƣơng pháp phát phiếu điều tra cho thấy:

Theo đánh giá của khách hàng, một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng là phí dịch vụ, mức ký quỹ thấp, khả năng đáp ứng giá trị bảo lãnh cao, tiếp đến là danh tiếng và độ tin cậy của ngân hàng. Kết quả đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau.

Biểu đồ 3.5: Đánh giá của khách hàng về sự quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Qua đó có thể thấy rằng, muốn phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) cần phải có một chính sách phí hấp dẫn, mức đảm bảo cho bảo lãnh hợp lý và một hạn mức bảo lãnh

linh hoạt. Ngoài ra, danh tiếng, độ tin cậy cũng nhƣ tính chuyên nghiệp cũng rất quan trọng đối với hoạt động bảo lãnh của một ngân hàng.

Điều tra 100 khách hàng, đa số khách hàng đều nhận xét mức phí bảo lãnh của ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) bình thƣờng, không hấp dẫn khách hàng. Cụ thể, có 64% khách hàng đƣợc điều tra cho rằng mức phí bình thƣờng, 21% khách hàng nhận xét mức phí hợp lý, 15% khách hàng cho rằng mức phí quá cao và 0% hấp dẫn. Kết quả này cho thấy mức phí bảo lãnh của Vietcombank không hấp dẫn và chƣa thỏa mãn đƣợc mong đợi của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng nên điều tra trên cơ sở tham khảo giá của các ngân hàng khác để điều chỉnh mức phí cho hợp lý.

Bảng 3.9: Nhận xét của khách hàng về mức phí của ngân hàng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Khách hàng cũng cho rằng sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) đa dạng, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng chiếm tỷ lệ 60% khách hàng trả lời, bình thƣờng 31% và không đa dạng chiếm 5%. Vì vậy, sự cần thiết mở rộng các loại hình bảo lãnh theo khách hàng cũng thật đa dạng: không cần chiếm 8% khách hàng trả lời, cần 48% và rất cần 43% số phiếu trả Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ (%) Quá cao 15 15,00 Bình thƣờng 64 64,00 Hợp lý 21 21,00 Hấp dẫn 0 0,00 Tổng cộng 100 100,00

Bảng 3.10: Ý kiến của khách hàng về sự mở rộng các loại hình bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank)

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ % Không cần 8 8,00 Ít cần 1 1,00 Cần 48 48,00 Rất cần 43 43,00 Tổng cộng 100 100,00 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 3.3.4.4 Kết quả đạt được

Qua những phân tích từ tình hình hoạt động bảo lãnh cũng nhƣ các vấn đề về nhận diện và quản lý rủi ro, có thể thấy hoạt động bảo lãnh của Vietcombank từ năm 2011 đến nay đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định.

Nhìn chung, từ năm 2011 đến nay, hoạt động bảo lãnh của Vietcombank đã có sự tăng trƣởng qua các năm, đóng góp ngày càng nhiều vào doanh thu của ngân hàng. Tuy nhiên, khi có những biến động bất lợi từ nền kinh tế, Vietcombank vẫn chủ động điều chỉnh hoạt động này để bảo đảm công tác quản trị rủi ro. Cùng với đó, chất lƣợng hoạt động bảo lãnh luôn đƣợc quan tâm. Điều này cho thấy sự linh hoạt và định hƣớng phát triển bền vững trong chính sách kinh doanh của ngân hàng này.

Sản phẩm bảo lãnh của Vietcombank khá phong phú, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh, Vietcombank đã có sự vận dụng các thông lệ quốc tế phù hợp với luật pháp Việt Nam trong việc phát hành cam kết bảo lãnh để tạo ra các cam kết bảo lãnh đảm bảo tính chặt chẽ, chuẩn xác, góp phần hạn chế rủi ro cho bên đƣợc bảo lãnh và làm giảm các tranh chấp không đáng có giữa các bên khi thực hiện. Bên cạnh đó, với uy tín tạo dựng đƣợc cả trong và ngoài nƣớc, cam kết bảo lãnh do Vietcombank phát hành đã tạo đƣợc sự tin tƣởng cao, đặc biệt là trong hoạt động quốc tế. Cá biệt có trƣờng hợp bên nhận bảo lãnh yêu cầu

phải là bảo lãnh do Vietcombank phát hành hoặc xác nhận bảo lãnh. Ngoài ra, khi lựa chọn ngân hàng tại Việt Nam để phát hành bảo lãnh đối ứng, các ngân hàng nƣớc ngoài cũng thƣờng chọn Vietcombank. Đây là một lợi thế rất lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 68 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)