Một số rủi ro trong hoạt động bảolãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 83 - 87)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.4 Một số rủi ro trong hoạt động bảolãnh ngân hàng

Trong hoạt động bảo lãnh, nhận diện và quản lý rủi ro là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh các thủ đoạn gian lận, lừa đảo và giả mạo ngày càng nhiều và tinh vi. Là NHTM có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh, Vietcombank đã nhận diện đƣợc khá nhiều thủ đoạn dẫn đến rủi ro cho khách hàng cũng nhƣ ngân hàng và đã kịp thời xử lý. Dƣới đây trình bày một số dạng rủi ro đặc thù đã đƣợc phát hiện từ thực tế hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank.

3.4.1 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh

3.4.1.1 Đối với hoạt động bảo lãnh nước ngoài

Trong hoạt động này, gian lận, lừa đảo và giả mạo thƣờng tinh vi, trị giá khá lớn, thƣờng đƣợc tổ chức quy mô và nhằm vào những công ty xuất nhập khẩu mới thành lập, chƣa thông thạo trong thƣơng mại quốc tế để mời

chào bằng những món lợi lớn, những thƣơng vụ mang lại hiệu quả cao. Trong các dạng rủi ro trên, lừa đảo quốc tế xuất hiện nhiều nhất.

Trƣờng hợp 1: Một công ty T mới đƣợc thành lập tại tỉnh A trở thành mục tiêu của tổ chức lừa đảo dƣới danh nghĩa của Công ty Alpha Trading (Thụy Sĩ). Sau thời gian tìm cách tiếp xúc, tạo mối quan hệ ban đầu rất tốt với Công ty T, Alpha Trading đặt mua 100.000 tấn gạo với giá 270 USD/tấn, cao hơn giá cùng thời điểm trên thị trƣờng khoảng 15 – 20 USD/tấn. Khi ký hợp đồng, Alpha Trading yêu cầu Công ty T phải giao một bảo lãnh thực hiện hợp đồng trị giá 1,35 triệu USD (tƣơng đƣơng 5% hợp đồng) theo mẫu của họ và trong đó không có điều khoản ràng buộc việc mở L/C của Alpha Trading. Khi Công ty T đến làm việc với Vietcombank, bằng kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế và bảo lãnh nƣớc ngoài, nhận thấy các điều khoản trong hợp đồng cũng nhƣ trong mẫu bảo lãnh có nhiều điểm bất lợi cho bên bán và nguy cơ rủi ro khá cao, Vietcombank đã tƣ vấn và cảnh báo cho Công ty T về nguy cơ rủi ro và từ chối bảo lãnh. Tuy nhiên, vì quá tin tƣởng vào thiện chí hợp tác lâu dài với Alpha Trading và lợi nhuận từ thƣơng vụ này, nên Công ty T đã chấp nhận mọi rủi ro và thực hiện yêu cầu của Alpha Trading thông qua một ngân hàng khác. Sau đó, bằng thủ thuật tinh vi, Alpha Trading đã gài bẩy Công ty T vi phạm hợp đồng và rút tiền từ cam kết bảo lãnh rồi biến mất. Trong khi đó, chờ mãi không thấy Alpha Trading mở L/C, Công ty T tìm hiểu mới biết đã bị lừa đảo.

Trƣờng hợp 2: Một tổ chức có tên gọi Briton Finance đã thông qua một nhà môi giới ở Tp. Hồ Chí Minh tìm đến Công ty B để làm quen, giao thiệp một thời gian rồi mời chào cho Công ty B vay một khoản tín dụng gần 20 triệu USD, lãi suất 6,25%/năm, thời gian cho vay 10 năm, thời gian ân hạn 2 năm và Công ty B phải cung cấp một bảo lãnh ngân hàng có thể chuyển nhƣợng, không hủy ngang và thanh toán vô điều kiện theo mẫu của Briton

Finance. Trƣớc thiện chí của đối tác và lợi ích to lớn từ việc hợp tác này, Công ty B yêu cầu ngân hàng X phát hành cam kết bảo lãnh theo nhƣ yêu cầu của Briton Finance. Tuy nhiên, do ngân hàng X chƣa đƣợc phép thực hiện bảo lãnh nƣớc ngoài nên đã nhờ Vietcombank xác nhận bảo lãnh. Khi xem xét hợp đồng và nội dung yêu cầu phát hành, nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo nên Vietcombank đã cảnh báo đến ngân hàng X, Công ty B và từ chối xác nhận bảo lãnh trên. Sau đó, tổ chức lừa đảo trên đã bị phát hiện và bắt giữ.

Hiện nay, các tổ chức lừa đảo thƣờng lợi dụng tâm lý rất cần đầu ra của các nhà xuất khẩu cũng nhƣ tâm lý nhập hàng rẻ của các nhà nhập khẩu để đƣa ra các điều khoản bất lợi và đầy rủi ro khi hợp tác. Bên cạnh các trƣờng hợp kể trên, trong thời gian qua, Vietcombank đã phát hiện và từ chối thanh toán nhiều bảo lãnh giả mạo, đồng thời báo cáo cho cơ quan chức năng và phát cảnh báo đến các ngân hàng bạn.

Qua các trƣờng hợp gian lận, lừa đảo và giả mạo trong hoạt động bảo lãnh nƣớc ngoài bị phát hiện tại Vietcombank trong thời gian gần đây cho thấy các thủ đoạn trên dù có tinh vi đến đâu cũng sẽ có những khe hở nhất định. Những khe hở đó có thể là những món lợi lớn từ thƣơng vụ, các thỏa thuận hợp tác quá dễ dàng nhƣng hiệu quả lại rất cao; hoặc đó có thể là các điều khoản bất lợi trong mẫu bảo lãnh yêu cầu phát hành; hoặc các lỗi “đỏ” về chính tả, ngữ pháp hoặc văn phong trong cam kết bảo lãnh giả mạo đã đƣợc phát hành dƣới tên các ngân hàng lớn.

3.4.1.2 Đối với hoạt động bảo lãnh trong nước

Hoạt động bảo lãnh trong nƣớc cũng đối mặt với những rủi ro về gian lận, lừa đảo và giả mạo. Khác với bảo lãnh nƣớc ngoài, các thủ đoạn trên không tinh vi bằng và giá trị không lớn. Trong các thủ đoạn trên, các trƣờng hợp bị phát hiện trong hoạt động bảo lãnh trong nƣớc tại Vietcombank cho thấy bảo lãnh giả mạo đƣợc sử dụng nhiều nhất. Đa số các cam kết bảo lãnh

bị làm giả chủ yếu để phục vụ cho các tổ chức phát hành để tránh sử dụng đến ngân quỹ, chẳng hạn: dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo hành,... Các trƣờng hợp này thƣờng ít đƣợc phát hiện, tuy rất dễ nhận biết, bởi bên nhận bảo lãnh trong nƣớc thƣờng ít chú trọng đến cam kết bảo lãnh và thƣờng xem đó nhƣ một thủ tục. Đây là điều rất bất lợi cho bên nhận bảo lãnh và dễ bị lợi dụng. Rõ ràng, trong trƣờng hợp này, việc phối hợp giữa ngân hàng phát hành và bên nhận bảo lãnh là phƣơng pháp hiệu quả để phát hiện các rủi ro này.

3.4.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Vấn đề quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh luôn đƣợc Vietcombank xem trọng. Bên cạnh mạng lƣới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn cầu, Vietcombank cũng thƣờng xuyên cập nhật thông tin và phối hợp với các tổ chức phòng chống tội phạm trên thế giới nhƣ: Cục Điều tra Tội phạm Tài chính (Financial Investigation Bureau – FIB), Cảnh sát quốc tế (Interpol), trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động này. Cùng với đó, Vietcombank còn tổ chức một phòng ban chuyên biệt đặt tại Hội sở để phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh nƣớc ngoài và các hoạt động hợp tác quốc tế khác – phòng Quan hệ đại lý. Phòng này có chức năng thu thập và xử lý các thông tin về các ngân hàng đại lý và thông qua các ngân hàng đại lý để tìm kiếm thông tin từ các đối tác khác khi đƣợc yêu cầu. Mặt khác, phòng này cũng có nhiệm vụ phối hợp với các chi nhánh trong việc xác thực chữ ký, con dấu trên cam kết bảo lãnh, cung cấp thông tin khi chi nhánh có yêu cầu cũng nhƣ phát đi các thông tin cảnh báo toàn hệ thống Vietcombank khi cần thiết.

Bên cạnh đó, tại các chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh lớn có số lƣợng cam kết bảo lãnh phát hành hàng năm khá lớn và giá trị cao, có tổ chức phòng Bảo lãnh hoạt động độc lập nhằm chuyên môn hóa trong tác nghiệp và tạo thuận lợi cho việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Tuy không

thực hiện một cách chính thức nhƣng các phòng Bảo lãnh này thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm và sẵn sàng hỗ trợ các chi nhánh khác trong hoạt động bảo lãnh. Ngoài ra, để tạo sự riêng biệt và góp phần kiểm soát rủi ro, các cam kết bảo lãnh do Vietcombank phát hành đều đƣợc đánh số theo chƣơng trình mã hóa và đều đƣợc in bằng giấy chuyên biệt có logo màu của ngân hàng. Trong phân công thẩm quyền ký trên thƣ bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh cũng có những điểm đặc biệt riêng để góp phần tránh bị làm giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 83 - 87)