CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
4.4 Một số kiến nghị
4.4.2 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank).
Nâng cao tính tự chủ nhiều hơn nữa cho các chi nhánh về quyền quyết định cấp bảo lãnh nhƣ hạn mức số tiền để các chi nhánh không bị hạn chế trong nỗ lực tìm kiếm khách hàng.
Thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến, hƣớng dẫn những văn bản quy định, đồng thời tạo điều kiện cho các chi nhánh có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Ngoài ra, ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank) cần sớm thành lập bộ phận chuyên trách hỗ trợ về Luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Kinh nghiệm của các ngân hàng nƣớc ngoài và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam cho thấy bộ phận này rất cần thiết và hữu ích. Đây là việc ngân hàng cần làm ngay bởi trong xu thế hội nhập toàn cầu, các giao dịch bảo lãnh trong và ngoài nƣớc ngày càng nhiều để phòng khi có tranh chấp xảy ra mới quay lại xem hồ sơ gốc, tìm hiểu luật và xin tƣ vấn các văn phòng luật sƣ thì quá trễ. Việc ra đời bộ phận chuyên trách hỗ trợ, tƣ vấn về pháp luật sẽ giúp nhân viên tác nghiệp bớt áp lực về công việc và tập trung vào nghiệp vụ nhiều hơn, góp phần chăm sóc khách hàng đƣợc tốt hơn,
chuyên nghiệp hơn và quan trọng là ngân hàng sẽ hạn chế đƣợc rủi ro về pháp lý và tránh đƣợc bất lợi khi có tranh chấp xảy ra.
Đẩy mạnh hoạt động công nghệ thông tin: Trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) cần phải hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tạo tiền đề cho sự phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh và các kênh phân phối sản phẩm.
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) cần hoàn thiện công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học sử dụng trong hoạt động bảo lãnh. Nâng cấp việc truy xuất thông tin từ phần mềm hiện có một cách tự động, hạn chế việc thủ công, giảm thời gian và chi phí trong việc xử lý chứng từ, giảm thời gian trong việc cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin báo cáo. Từ đó, ngân hàng có thể chủ động viết những chƣơng trình ứng dụng nhỏ, riêng lẻ trên cở sở phát triển chƣơng trình hiện có để phục vụ việc tác nghiệp và báo cáo trong hoạt động bảo lãnh.
Ngoài ra với định hƣớng phát triển đi kèm công nghệ hiện đại, ngân hàng cần có chiến lƣợc tìm kiếm và hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ có uy tín để đặt hàng xây dựng các chƣơng trình hiện đại hơn, nhằm hiện đại hóa hơn nữa công nghệ ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong thực tiễn hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) từ năm 2011 đến nay và định hƣớng phát triển của ngân hàng này đến năm 2020, chƣơng 4 của luận văn đã đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp và kiến nghị đƣợc chia thành hai nhóm:
• Nhóm giải pháp vi mô: bao gồm giải pháp về con ngƣời, chủ yếu qua các mặt: đãi ngộ, đào tạo; giải pháp về nghiệp vụ; gải pháp về công nghệ; và một số giải pháp khác về chính sách phí, quy mô vốn, điểm xếp hạng tín nhiệm và chính sách marketing.
• Kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nƣớc và các cơ quan hữu quan về: tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng trong hội nhập, cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý và hoàn thiện cơ chế quản lý. Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) về con ngƣời, đẩy mạnh hoạt động công nghệ thông tin.
Để hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank ngày càng phát triển, các giải pháp trên đây cần đƣợc thực hiện một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và các cơ quan hữu quan thông qua các biện pháp cụ thể nêu trên sẽ giúp Vietcombank phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.
KẾT LUẬN
Với mong muốn góp phần vào sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), tác giả đã đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo lãnh ngân hàng, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng này để từ đó đƣa ra một số giải pháp có thể thực hiện đƣợc trong thời gian tới.
Trong các giải pháp đƣợc đƣa ra, có những giải pháp Vietcombank có thể triển khai ngay, có những giải pháp mang tính đề xuất, cần đƣợc nghiên cứu sâu hơn để đề ra chiến lƣợc cụ thể. Bên cạnh đó, luận văn cũng đƣa ra các kiến nghị đến các cấp, các cơ quan hữu quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank nói chung ngày càng phát triển.
Các giải pháp và kiến nghị đƣợc đề xuất trong luận văn cần đƣợc thực hiện đồng bộ để tạo đƣợc lực đẩy tổng hòa giúp Vietcombank có thể phát triển hơn nữa hoạt động bảo lãnh trong thời gian tới.
Do gặp nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo và khó khăn trong việc tìm kiếm số liệu phục vụ cho việc thực hiện luận văn cũng nhƣ hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và ngƣời đọc để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Việt Dũng, 2003. Giải pháp hoàn thiện cơ chế và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
2. Phan Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002. Ngân hàng thương mại: Quản trị và nghiệp vụ. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
3. Ngô Hƣớng và Phan Đình Thế, 2002. Quản trị và kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
4. Tô Ngọc Hƣng, 2000. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
5. Hoàng Tuấn Minh, 2012. Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Quy Nhơn. Luận văn thạc sỹ
kinh tế. Đại học kinh tế Hồ Chí Minh.
6. Lê Nguyên, 1997. Bảo lãnh Ngân hàng và tín dụng dự phòng. Hà Nội: NXB Thống kê.
7. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), 2011-2014.
Báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên. Hà Nội.
8. NHNN Việt Nam, 2005. Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020. Hà Nội: NXB Phƣơng Đông.
9. NHNN, 2010-2014. Các nghị định của chính phủ và Quyết định, Thông tư của NHNN có liên quan. Hà Nội.
10.NHNN, 2015. Thông tư số 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân
hàng của NHNN. Hà Nội.
11. Đặng Thị Khánh Phƣợng, 2010. Phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại chi nhánh Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.
12.Peter S. Rose, 1993. Quản trị ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
13.Quốc hội, 2010. Luật các TCTD. Hà Nội. 14.Quốc hội, 2005. Luật dân sự. Hà Nội.
15. Lê Thị Phƣơng Thảo, 2010. Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Đà Nẵng.
16. Nguyễn Thị Thơm, 2007. Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học kinh tế Hồ Chí Minh.
17.Nguyễn Văn Tiến, 2010. Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Hà Nội: NXB Thống kê.
18.Trƣơng Thị Nhƣ Ý,2012. Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam. Luận văn thạc sỹ
PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG
Câu 1: Khách hàng có sử dụng dịch vụ bảo lãnh hay không?
Có Không
Câu 2: Khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank) chƣa? Có Không
Câu 3: Đánh giá của quý khách về sự quan trọng của các yếu tố sau đây với
sự phát triển dịch vụ bảo lãnh. (0: Không quan trọng; 1: Quan trọng)
PHẦN II: Phần này dành cho các khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank).
Câu 4: Loại dịch vụ bảo lãnh khách hàng đang sử dụng:
Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh khác
Câu 5: Ngoài dịch vụ bảo lãnh, khách hàng có sử dụng dịch vụ nào dƣới đây
tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank).
Tiền gửi thanh toán Cho vay Thanh toán quốc tế Khác
Câu 6: Ý kiến của quý khách về mức phí bảo lãnh của ngân hàng
Quá cao Bình thƣờng Hợp lý Hấp dẫn
Câu 7: Nguồn thông tin mà quý khách biết đến và lựa chọn dịch vụ bảo lãnh
của ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank)
Yếu tố 0 1
Phí dịch vụ, mức ký quỹ thấp, khả năng đáp ứng giá trị bảo lãnh cao
Tính chuyên nghiệp (thể hiện ở quy trình nghiệp vụ, trình độ nhân viên)
Danh tiếng, độ tin cậy Mạng lƣới
Quảng cáo Giới thiệu của DN, bạn bè khác website Khác
Câu 8: Đánh giá của quý khách về quy trình, thủ tục bảo lãnh của ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (vietcombank)
Quá phức tạp Phức tạp Bình thƣờng Đơn giản Rất đơn giản
Câu 9: Nhận xét của quý khách về tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ bảo
lãnh của ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank).
Rất đa dạng Đa dạng Bình thƣờng Không đa dạng Kém đa dạng
Câu 10: Theo quý khách, ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) có cần mở rộng các loại hình bảo lãnh không?
Không cần Ít cần Cần Rất cần
Câu 11: Ý kiến đóng góp khác của quý khách để ngân hàng phát triển hoạt
động bảo lãnh đƣợc tốt hơn:
……… PHẦN III: THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
1 Khách hàng cá nhân : Họ và tên: Nghề nghiệp: Tuổi: Số điện thoại: Địa chỉ: 2 Khách hàng Doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp:
Địa chỉ:
Loại hình doanh nghiệp: Lĩnh vực hoạt động: Họ và tên ngƣời đại diện: Chức vụ: