1.2. Nghiệp vụ bảolãnh tại ngân hàng thƣơng mại
1.2.5. Những rủi ro thường gặp khi thực hiện nghiệp vụ Bảo lãnh
1.2.5.1. Đối với Ngân hàng Bảo lãnh
Khi đồng ý phát hành thƣ bảo lãnh, ngân hàng hoàn toàn có thể gặp các rủi ro sau:
- Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng xảy ra khi ngân hàng thanh toán nghĩa vụ bảo lãnh cho ngƣờng nhận bảo lãnh và tiến hành truy đòi bồi hoàn từ ngƣời đƣợc bảo lãnh, nhƣng vì lý do khách quan hay chủ quan mà bên đƣợc bảo lãnh không hoàn trả số tiền bảo lãnh cho ngân hàng.
Rủi ro tín dụng cũng xảy ra khi ngƣời nhận bảo lãnh xuất trình chứng từ giả để yêu cầu ngân hàng thanh toán, do tính độc lập của bảo lãnh, ngân hàng sẽ phải thanh toán ngay lập tực khi giấy tờ xuất trình và nếu ngân hàng không phát hiện đƣợc các chứng từ là giả mạo mà thanh toán ngay thì ngân hàng phải chịu rủi ro do không đòi đƣợc bồi hoàn từ ngƣời đƣợc bảo lãnh.
- Rủi ro mất khả năng thanh toán: Căn cứ vào tỷ lệ trích lập quỹ bảo lãnh là 5% giá trị bảo lãnh, nếu rủi ro thực tế lớn hơn 5% giá trị bảo lãnh thì khả năng thanh toán trong nghiệp vụ bảo lãnh sẽ không đảm bảo, gây tác động xấu đối với khả năng thanh toán chung của ngân hàng . Ngƣợc lại khi
khả năng thanh toán chung của ngân hàng không đảm bảo thì khả năng thanh toán trong bảo lãnh cũng bị ảnh hƣởng.
- Rủi ro hối đoái: Tỷ giá hối đoái là quan hệ về giá trị giữa hai đồng tiền hay nó là giá cả của đơn vị tiền tệ đƣợc thể hiện bằng một đơn vị tiền tệ khác. Tỷ giá luôn biến động, nên ngoài các rủi ro thông thƣờng, bảo lãnh bằng ngoại tệ còn có rủi ro hối đoái.
- Rủi ro từ chính bản thân ngân hàng phát hành bảo lãnh: bảo lãnh ngân hàng là một tập quán thƣơng mại quốc tế, trong các hợp đồng thƣơng mại quốc tế phải chịu sự điều chỉnh của luật thƣơng mại quốc tế về các điều kiện giao hàng và thanh toán quốc tế nhƣ: Inconterm2000, UCP600… vì vậy rủi ro sẽ xảy ra nếu cán bộ ngân hàng không nắm rõ các quy tắc và luật thƣơng mại quốc tế.
1.2.5.2. Đối với bên nhận Bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng thực sự là một hình thức đảm bảo cho ngƣời thụ hƣởng trong các giao dịch kinh tế thƣơng mại. Tuy nhiên không phải ngƣời thụ hƣởng không hề gặp phải những rủi ro trong quá trình thực hiện.
Ngƣời nhận bảo lãnh còn phải đối mặt với rủi ro khi hợp đồng kinh tế thay đổi mà vì lý do nào đó không thông báo cho ngân hàng phát hành bảo lãnh hoặc thông báo không đầy đủ thì khi có sự cố xảy ra ngân hàng hoàn toàn có thể từ chối thanh toán bảo lãnh cho ngƣời nhận bảo lãnh.
Ngƣời nhận bảo lãnh cũng có thể gặp rủi ro khi thời gian thực hiện hợp đồng kinh tế kéo dài hơn thời gian bảo lãnh dự tính ban đầu, mà doanh nghiệp lại không thể yêu cầu ngân hàng kéo dài thời gian bảo lãnh nên ngƣời nhận bảo lãnh có thể gặp rủi ro khi hợp đồng kinh tế vi phạm.
1.2.5.3. Đối với bên được Bảo lãnh.
Rủi ro xảy ra đối với ngƣời đƣợc bảo lãnh thƣờng là rủi ro do hoạt động kinh doanh thƣơng mại. Ngƣời đƣợc bảo lãnh có thể gặp rủi ro từ các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, lũ lụt, bệnh dịch khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát hay biến động chính trị trong và ngoài nƣớc…
Nguyên nhân từ người nhận bảo lãnh: Ngƣời đƣợc bảo lãnh có thể gặp rủi ro về chứng từ khi ngƣời nhận bảo lãnh có ý đồ lừa đảo nên đã lập và xuất trình bộ chứng từ giả mạo. Ngoài ra cũng có trƣờng hợp ngƣời đƣợc bảo lãnh vi phạm hợp đồng do sự cản trở hoặc không thiện chí từ ngƣời nhận bảo lãnh.
- Nguyên nhân từ chính người được Bảo lãnh: Nguyên nhân này xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cập nhật thông tin không kịp thời, độ chính xác không cao, hay đánh giá sai lệch về thị trƣờng. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng thì chƣa thích ứng kịp, chƣa đối phó kịp thời với những biến động của thị trƣờng từ đó có thể gặp phải các rủi ro nhƣ: Các L/C bị cấm thanh toán, ký hợp đồng hàng hóa bị cấm nhập khẩu…