CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
4.3 Giải pháp phát triển hoạt động bảolãnh tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng
4.3.3 Giải pháp về quản trị rủi ro
Vietcombank cần sớm xây dựng cơ chế về quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh rủi ro tín dụng, hoạt động này có những rủi ro đặc thù nhƣ gian lận, lừa đảo và giả mạo; do đó, trong cơ chế về quản trị rủi ro cần có các quy định bao trùm đƣợc các loại rủi ro này.
Khi xây dựng cơ chế về quản trị rủi ro, trƣớc hết Vietcombank cần có sự phân loại bảo lãnh theo hình thức bảo đảm một cách cụ thể hơn để có các thức quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, đƣợc tốt hơn. Thay vì chỉ phân chia các bảo lãnh đƣợc phát hành thành hai loại là bảo lãnh ký quỹ và bảo lãnh không ký quỹ nhƣ hiện nay, Vietcombank nên chia thành:
Bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản hoặc chứng chỉ tiền gửi do Vietcombank phát hành.
Bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản có kỳ hạn hoặc chứng chỉ tiền gửi do tổ chức khác phát hành.
Bảo lãnh bảo đảm bằng bất động sản, động sản và các hình thức Khác. Bảo lãnh không có tài sản bảo đảm.
Theo cách phân loại nhƣ trên, bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản hoặc chứng chỉ tiền gửi do Vietcombank phát hành hầu nhƣ rủi ro rất thấp và việc phát hành cam kết bảo lãnh đơn thuần chỉ là dịch vụ có thu phí, do đó, cơ chế về quản trị rủi ro đối với các bảo lãnh loại này nên theo hƣớng đơn giản để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.
Đối với loại bảo lãnh bảo đảm bằng tài khoản có kỳ hạn hoặc chứng chỉ tiền gửi tổ chức khác phát hành, cơ chế về quản trị rủi ro sẽ tập trung vào việc xác thực và tạm thời phong tỏa quyền sử dụng của khách hàng trong suốt thời gian bảo lãnh, để tránh các trƣờng hợp giả mạo hoặc có sự cấu kết giữa khách hàng và tổ chức phát hành.
Đối với bảo lãnh bảo đảm bằng bất động sản, động sản và các hình thức bảo đảm khác cũng nhƣ bảo lãnh không có tài sản bảo đảm, cơ chế về quản trị rủi ro nên đƣợc xây dựng theo hƣớng chuyên môn hóa trong thẩm định khách hàng và phát hành cam kết bảo lãnh. Cụ thể, việc thẩm định khách khách hàng nên đƣợc giao cho bộ phận chuyên trách nhƣ bộ phận khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro. Việc xem xét các yếu tố khác có liên quan đến việc phát
hành cam kết bảo lãnh nhƣ điều kiện bảo lãnh, một số yếu tố liên quan đến bên thụ hƣởng, luật áp dụng trong cam kết bảo lãnh, ... nên đƣợc giao cho bộ phận chuyên về bảo lãnh đảm nhận. Điều này một lần nữa cho thấy chuyên môn hóa trong hoạt động bảo lãnh góp phần tích cực trong việc quản lý rủi ro đối với hoạt động này.
Bên cạnh đó, để có thể quản trị các rủi ro đặc thù trong hoạt động bảo lãnh, cơ chế về quản trị rủi ro cần đƣợc thiết lập trên cơ sở hệ thống hóa các đặc trƣng trong nhận diện các loại rủi ro này, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các phòng ban tại chi nhánh trong vai trò là ngƣời trực tiếp phát hành và các phòng ban tại Hội sở trong vai trò là bộ phận có trách nhiệm hỗ trợ các chi nhánh trong hoạt động bảo lãnh.
Ngoài ra, Vietcombank cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và mở rộng hơn nữa mạng lƣới ngân hàng đại lý, đồng thời thƣờng xuyên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phòng chống tội phạm quốc tế để có thể nắm bắt các thông tin và vận dụng các kinh nghiệm hữu ích nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh