Tiêu chí đánh giá của công tác quản lý nhà nước về thị trường lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 39 - 42)

1.2. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG

1.2.4. Tiêu chí đánh giá của công tác quản lý nhà nước về thị trường lao động

QLNN là một hoạt động phức tạp bao gồm nhiều nội dung khác nhau, để hoàn thiện công tác QLNN đều phải được tiến hành phân tích đánh giá. Hay nói cách khác, để công tác QLNN ngày càng được hoàn thiện cần phải trải qua nhiều hoạt động phân tích đánh giá. Trong đó:

cơ sở đó nắm được toàn bộ vấn đề và nội dung của công tác QLNN.

+ Đánh giá hoạt động của QLNN là quá trình nhận định, so sánh các nội dung của QLNN dựa trên những tiêu chí xác định, nhằm lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp. Trong thực tế, việc phân tích và đánh giá thường được kết hợp với nhau, đó là hoạt động xem xét, đối chiếu, so sánh tình hình thực tiễn với mục tiêu, nội dung để đưa ra những kiến nghị phục vụ công tác quản lý của chính phủ.

Các tiêu chí đánh giá là những thước đo cụ thể được sử dụng nhằm đo lường để đưa ra các nhận định. Các tiêu chí đánh giá cũng có thể được xem là sự minh chứng hay lý do hợp lý cho một chính sách của chính phủ. Việc sử dụng các tiêu chí đánh giá công khai, rõ ràng có thể giữ cho việc phân tích chính sách được khách quan và tập trung vào những vấn đề có sự quan tâm lớn nhất. Căn cứ vào các tiêu chí, cũng có thể cho phép người hoạch định cũng như chủ thể chính sách xếp hạng các chọn lựa theo thứ tự ưu tiên của chúng.

Về nội dung đánh giá: Trong thời gian đầu, để đánh giá hoạt động của công tác QLNN hay của chính phủ người ta thường chú trọng vào nội dung kinh tế và phương thức tiến hành đánh giá là đánh giá hiệu quả kinh tế. Đó là kết quả thu được trong hoạt động quản lý của chính phủ. Khái niệm chính phủ nói đây bao gồm các cơ quan chính phủ và các tổ chức dịch vụ công thuộc chính phủ. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện nay, tính hiệu quả là khá hạn hẹp, bởi vì công tác QLNN thường có nhiều mục đích khác nhau, chúng có thể thành công tại một số mục tiêu và thất bại trong một số mục tiêu khác. Hơn nữa, việc tính toán những lợi ích và phí tổn xã hội không phải lúc nào cũng dễ dàng. Một cản ngại nữa là sự phân phối không đồng đều các lợi ích và chi phí. Những người bảo vệ tiêu chí hiệu quả đều giả định rằng, những lợi ích và chi phí không ít thì nhiều được phân phối công bằng trong dân chúng. Tuy nhiên, thường thì những lợi ích của các chính sách xã hội, ví dụ các khoản trợ cấp nông nghiệp hay học phí được trợ cấp cho các sinh viên đại học đi đến những nhóm cụ thể trong dân chúng, nhưng tất cả những người trả thuế phải gánh chịu các phí tổn này. Quan điểm mới về quản lý của chính phủ chủ trương thị trường hóa, xã hội hóa dịch vụ công cộng, nhấn mạnh việc phi tập trung hóa quyền

lực, định hướng theo kết quả đầu ra, lấy việc phục vụ khách hàng làm gốc. Mô thức quản lý truyền thống không đánh giá hiệu quả kinh tế không còn phù hợp với xu thế mới.

Một NN của dân, do dân và vì dân, thông qua đánh giá, công chúng có thể có được sự lựa chọn chính xác, tạo ra sức ép đối với tổ chức công và công chức, buộc họ phải nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả công tác. Việc đánh giá hiệu quả các tổ chức công của chính phủ sẽ nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả công tác QLNN.

* Trong luận văn này công tác QLNN về TTLĐ được đánh giá dựa trên các nội dung và tiêu chí sau:

- Đánh giá năng lực của chủ thể QLNN, là việc xem xét khả năng của chủ

thể so với yêu cầu của công tác quản lý đã đề ra. Năng lực này được thể hiện trên các tiêu chí số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ công chức, hình thức tổ chức biên chế, quy trình phối hợp, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động QLNN trên TTLĐ. Sự cần thiết phải đánh giá năng lực chủ thể quản lý là nhằm chỉ ra những mặt mạnh mặt yếu theo các tiêu chí nêu trên như: số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ công chức.., để có phương thức điều chỉnh phù hợp, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đã đề ra.

- Đánh giá theo nội dung QLNN về TTLĐ: đánh giá về các yếu tố cấu thành

trên TTLĐ: cung lao động (quy mô, cơ cấu, chất lượng), cầu lao động, tiền lương và hệ thống trung gian. Việc đánh giá từng nội dung trên TTLĐ cũng chính là đánh giá những chính sách của công tác QLNN lên các chủ thể trên TTLĐ. Sự cần thiết của việc đánh giá các chính sách là do các chính sách đã được lựa chọn ban đầu có thể sai lệch với thực tiễn, hoặc khi chính sách ban đầu được lựa chọn đúng nhưng do thực tiễn vận động quá nhanh nên tạo ra sự sai lệch giữa vấn đề chính sách được xác định ban đầu với tình hình thực tiễn tại thời điểm đánh giá cũng như xu hướng vận động của thực tiễn trong một tương lai gần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 39 - 42)