PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 54 - 56)

Luận văn sử dụng phương pháp luận để nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội gắn liền với tốc độ phát triển của TTLĐ nói chung và vai trò của NN trong công tác quản lý TTLĐ nói riêng. Vì vậy, trong Chương 1 của luận văn, học viên đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học có liên quan đến QLNN về TTLĐ và cụ thể là QLNN về TTLĐ ở Hà Nội. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung lý luận để phân tích các vấn đề tiếp theo ở các chương còn lại của luận văn.

Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá trình QLNN về TTLĐ phải gắn với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phương pháp biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu các hiện tượng, nội dung công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2014: cơ cấu bộ máy; ban hành chính sách, thực thi chính sách; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chính sách có liên quan trên TTLĐ ở Hà Nội. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng nội dung và giữa các nội dung với nhau.

2.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả quá trình nghiên cứu. Mọi vấn đề đưa ra đều nhằm trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được tìm hiểu một cách chi tiết, cặn kẽ. học viên đã sử dụng phương pháp biện chứng duy vật và các quan điểm như: quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử logic và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về TTLĐ trong mối tương quan của các yếu tố khác của địa phương trong giai đoạn cụ thể. Bằng phương pháp này chúng ta có thể phân tích để hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong thời gian tới.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng. Nghiên cứu theo phương pháp tổng hợp là một trong những điều kiện để nghiên cứu có hiệu quả công tác QLNN và QLNN về TTLĐ. Nghiên cứu về vấn đề này đòi hỏi phân định rõ tác động của QLNN đến các chủ thể của TTLĐ, từ đó nâng cao hiệu quả trong công cuộc phát triển TTLĐ.

Luận văn “Quản lý nhà nước về thị trường lao động ở Hà Nội” sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu. Các nội dung có liên quan với việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp bao gồm:

- Trong Chương 1, học viên phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan đến công tác QLNN về TTLĐ (ở Hà Nội), tổng hợp và hệ thống hóa thành cơ sở lý luận của công tác QLNN về TTLĐ; từ đó rút ra khoảng trống khoa học và là hướng nghiên cứu tiếp của luạn văn.

- Trong Chương 3, học viên phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của TP Hà Nội, sau đó tổng hợp thành những tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế -

xã hội của Hà Nội đến công tác QLNN về TTLĐ ở TP. Ngoài ra, nội dung rất quan trọng, đó là: học viên tiến hành phân tích cụ thể từng nội dung của công tác QLNN về TTLĐ: về cơ cấu bộ máy, QLNN về cung lao động, QLNN về cầu lao động, QLNN về giá cả sức lao động, QLNN về cạnh tranh và hệ thống trung gian trên TTLĐ. Trên cơ sở đó, học viên tổng hợp thành thực trạng của QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2014.

- Ngoài ra, đi sâu vào từng nội dung, luận văn vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để đạt được mục đích nghiên cứu. Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, luận văn có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, … của hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 54 - 56)