Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 47 - 52)

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ – TRONG NƯỚC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

1.3.2. Kinh nghiệm trong nước

1.3.2.1. Kinh nghiệm QLNN về thị trường lao động ở TP Hồ Chí Minh

8 nghìn người (theo năm 2014), trong đố số người trong độ tuổi lao động hơn 5, 4 triệu người (chiếm tỷ trọng 70% dân số TP ), số người thiếu việc làm: 5, 6 nghìn người. Bên cạnh đó, còn một vấn đề khá quan trọng đó là sức ép từ lao động nhập cư, theo báo cáo của Sở LĐTB&XH TP Hồ Chí Minh, TTLĐ ở đây luôn chịu sức ép từ lao động nhập cư, cứ 3 người đang làm việc trong các DN thì có 1 người là lao động ngoại tỉnh. Riêng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, chủ yếu trong ngành may mặc, giày da, xây dựng số lao động nhập cư chiếm tỷ lệ rất cao, cứ 10 lao động làm việc trong ngành này có 8 người là lao động ngoại tỉnh.

Nhằm khắc phục những khó khăn trong công cuộc phát triển TTLĐ ở TP Hồ Chí Minh, TP đã có những giải pháp cụ thể trong công tác QLNN về TTLĐ, cụ thể:

Thứ nhất, nâng cao hệ thống giới thiệu việc làm. TP Hồ Chí Minh đã cải tiến

hình thức tổ chức và cách thức hoạt động của hệ thống giới thiệu việc làm theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động, tiếp nhận lao động đăng ký tìm việc làm, phân tích đánh giá nghề nghiệp; phân loại lao động tìm việc theo từng đối tượng. Các trung tâm tư vấn về lao động không chỉ dừng lại là việc giới thiệu về người lao động chưa có việc làm, về ngành nghề và việc làm hiện có của TTLĐ mà còn chú trọng tư vấn khả năng, trình độ của từng người lao động, cũng như đặc điểm của từng DN trên TTLĐ.

Thứ hai, quản lý lao động địa phương chặt chẽ. TP Hồ Chí Minh đã tổ chức có

hiệu quả các cuộc điều tra về lao động chưa có việc làm có nhu cầu tìm việc của TP. Tăng cường và mở rộng mối quan hệ với các DN trên địa bàn TP và khu vực, nắm bắt và dự báo các nhu cầu tuyển dụng lao động với hệ thống thông tin về chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc công việc tương đối chuẩn xác.

Thứ ba, TP đã tập trung phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu

hút đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn lao động. TP Hồ Chí Minh đã khuyến

khích thành lập cơ sở dạy nghề theo quy định hiện hành, TP khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế góp vốn, thiết bị, công nghệ, nhân lực theo hình thức liên kết, hợp tác đầu tư với các cơ sở dạy nghề của NN nhằm mở rộng quy mô nâng chất lượng đào tạo.Cụ thể, như: các cơ sở dạy nghề được liên hệ với các

cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức, cơ quan NN để khảo sát, nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để xây dựng chương trình đào tạo thích hợp, đưa học viên thực tập theo kế hoạch đào tạo và theo sự thỏa thuận đôi bên về nội dung, hình thức, quy mô, thời gian và chi phí thực tập.

Áp dụng tín dụng ưu đãi cho các chương trình dạy nghề kỹ thuật cao, ngành nghề trọng điểm, dạy nghề ở khu vực ngoại thành, vùng sâu vùng xa của TP.

Cơ sở dạy nghề ngoài công lập mới thành lập được miễn, giảm thuế thu nhập DN kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

Cơ sở dạy nghề công lập, bán công được chủ động khai thác, mở rộng khả năng đào tạo ngoài chỉ tiêu được giao. Phần thu nhập do mở rộng đào tạo không phải chịu thuế thu nhập DN, được dung để tu bổ, phát triển cơ sở vật chất khen thưởng cán bộ, giáo viên, học viên đạt thành tích tiêu biểu của cơ sở.

Các trường dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề của các cơ quan Trung ương đóng trên đại bàn TP xem xét hỗ trợ về đất đai, cơ sở hạ tầng phát triển dạy nghề.

Như vậy, bằng việc áp dụng những giải pháp phù hợp, TTLĐ ở TP Hồ Chí Minh đã có nhiều tiến triển, đặc biệt đối với công tác QLNN về TTLĐ trên địa bàn TP đã đạt được những thành công nhất định, từng bước được hoàn thiện.

1.3.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thị trường lao động ở Đà Nẵng TP Đà Nẵng là địa phương tiêu biểu trong công cuộc hoàn thiện công tác QLNN về TTLĐ trong những năm qua. Với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội mang tính đặc thù, đã mang lại những thuận lợi và thách thức đối với TTLĐ ở Đà Nẵng nói chung và đối với công tác QLNN về TTLĐ trên địa bàn TP nói riêng. Hàng năm, số người trong độ tuổi lao động tìm được việc làm ngày càng tăng, số việc làm mới được tạo ra ngày càng nhiều, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, … Bên cạnh đó, công tác QLNN về TTLĐ ở Đà Nẵng vẫn còn những tồn tại, cụ thể: cơ cấu lao động chưa phù hợp, chính sách tiền lương, tiền công còn nhiều bất cập, công tác dạy nghề chưa gắn với yêu cầu thiết thực của sản xuất kinh doanh. Sự liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp với các cơ sở sản

xuất hầu như chưa có định hướng, giảng dạy chưa bám sát thực tế.

TP Đà Nẵng cũng đã áp dụng những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về TTLĐ trên địa bàn TP :

Một là, điều tiết sự gia tăng dân số. TP tiếp tục thực hiện chính sách kế hoạch

hóa dân số và gia đình để có nguồn cung lao động hợp lý. Đây là một trong những giải pháp để giảm nguồn cung lao động và đồng thời cũng làm cho người lao động và gia đình có điều kiện tốt hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ cho mình.

Hai là, đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân có trình độ cao, đây là

giải pháp có tính chiến lược lâu dài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- TP đã đổi mới cơ bản nhận thức về dạy nghề trong toàn xã hội thực hiện

một cách triệt để và sâu sắc đến người lao động, người sử dụng lao động và các đối tác xã hội khác có liên quan đến đào tạo và sử dụng lao động.

- Lập quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề theo quy hoạch tổng thể KT–XH của TP và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Quy hoạch theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa, tiêu chuẩn hóa, linh hoạt, năng động thích ứng cơ chế thị trường trong bối cảnh hội nhập.

- Đã đổi mới các chính sách: Chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, chính sách tạo động lực cho người học, thu hút học sinh vào học nghề, nhất là các nghề đột phá, mũi nhọn, có kỹ thuật công nghệ cao, nặng nhọc độc hại; chính sách học phí, chính sấch khuyến khích DN mở cơ sở dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, nhất là quỹ đất dành cho dạy nghề; có cơ chế để các cơ sở dạy nghề thu hút cán bộ, giáo viên.

- Tiến hành nâng cao năng lực QLNN về dạy nghề ở các cấp; đổi mới cơ chế

tài chính, giao chỉ tiêu; cải cách thủ tục hành chính; kiểm định hoạt động dạy nghề; đánh giá, công nhận kỹ năng cho người lao động.

- Xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm dạy nghề của TP nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề cho mọi đối tượng chuẩn bị hay đã tham gia vào lao động, cụ thể là: thành lập thêm những cơ sở dạy nghề cho những đối tượng khó khăn, trẻ em lang thang cơ nhỡ; quan tâm xây dựng và tổ chức hoạt động dạy nghề cho những

vùng ven đô, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Đổi mới, hoàn thiện nội dung, quy trình đào tạo. Sử dụng công nghệ, phương pháp tiên tiến nâng cao chất lượng đào tạo. Phát triển nội dung mới cập nhật với tiến bộ khoa học hiện đại, theo hướng hoà nhập chương trình đào tạo của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, TP tiến hành hoàn thiện khung khổ pháp lý nói chung và đối với khu

vực kinh tế ngoài NN nói riêng.

- Hoàn thiện các quy định pháp luật kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế ngoài NN phát triển vì đây là khu vực kinh tế tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Đặc biệt và tạo môi trường ổn định để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, sẵn sàng tư vấn hỗ trợ kinh tế dân doanh về tài chính, thông tin, đào tạo nhân lực.

- Đổi mới cách làm, bổ xung cơ chế chính sách đối với đề án “có việc làm” của TP theo hướng xây dựng chiến lược việc làm cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế; xây dựng các chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển TTLĐ cho từng thời kỳ phát triển của TP. TP đã đầu tư hệ thống thông tin lao động, hình thành ngân hàng việc làm. Xây dựng và thiết lập hệ thống thông tin lao động TP thông suốt từ cơ sở. Là đầu mối kết nối thông tin TTLĐ vùng qua trung tâm giới thiệu việc làm đặt tại Đà Nẵng với hệ thống thông tin việc làm quốc gia. Đẩy mạnh các hoạt động chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm. Nghiên cứu và ban hành chính sách, cơ chế gắn bó giữa DN và cơ sở đào tạo trong liên kết thực hành và sử dụng

lao động.

Bốn là, hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương theo hướng đảm bảo bình

đẳng giữa các thành phành kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Cải cách chế độ tiền lương, tiền công và sự phân phối thu nhập cho người lao động gắn với cơ chế thị trường. Đồng thời hoàn thiện chính sách TTLĐ thụ động như chính sách trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, đào tạo lại, giải quyết việc làm cho lao động dôi dư… đảm bảo cho TTLĐ vận hành có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 47 - 52)