Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thị trường lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 42 - 44)

1.2. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thị trường lao động

động

* Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ

- Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, vùng lãnh thổ là yếu tố khách quan ngoài ý muốn của con người, bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết, tài nguyên thiên nhiên, độ mầu mỡ của đất đai, tài nguyên biển, … Đây là các yếu tố rất quan trọng, liên quan đến phát triển các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành nghề có tính truyền thống như nông nghiệp, khai khoáng, nghề biển và công nghiệp chế biến các sản phẩm của các ngành nói trên. Do đó, mỗi quốc gia với điều kiện tự nhiên khác nhau, sẽ hình thành và phát triển các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau và do đó, chính sách lao động việc làm cũng khác nhau.

Điều kiện vốn và công nghệ là những tiền đề vật chất để phát triển sản xuất, kinh doanh và nhờ đó tạo ra việc làm. Chính sách việc làm chịu tác động trực tiếp của các nhân tố này.

Vốn và công nghệ là điều kiện quyết định phương án sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện với điều kiện tự nhiên nhất định, người ta có thể lựa chọn các công nghệ khác nhau để phát triển sản xuất kinh doanh là công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn, ít lao động hoặc công nghệ sử dụng nhiều lao động, vốn ít hoặc công nghệ phù hợp để tạo việc làm.

* Điều kiện xã hội

Các yếu tố cơ bản tác động đến chính sách TTLĐ bao gồm: Dân số; quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế; thể chế; hội nhập quốc tế.

- Dân số là phạm trù dùng để chỉ số dân của một quốc gia, một vùng bao

gồm quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư.

+ Quy mô dân số cho biết dân số của một quốc gia nhiều hay ít. Quy mô dân

số tác động đến chính sách TTLĐ thông qua chính sách việc làm, an sinh xã hội, .... Thông thường, quy mô dân số càng lớn, đòi hỏi số lượng việc làm càng nhiều, cơ cấu vị trí việc làm càng đa dạng.

những nhóm theo các tiêu thức đặc trưng: giới tính; độ tuổi; học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật; nghề nghiệp; dân tộc; tôn giáo;...

Cơ cấu dân số tác động đến chính sách TTLĐ thông qua các chính sách việc làm, thu nhập; Chính sách nâng cao khả năng gia nhập thị trường và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực; Chính sách tiền lương và kiểm soát bất bình đẳng thu nhập;...

+ Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc có chủ đích trên một vùng lãnh thổ nhất định phù hợp với điều kiện sống của người dân và với yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Phân bố dân cư tác động đến chính sách TTLĐ thông qua các chính sách nâng cao khả năng gia nhập thị trường và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực; chính sách di cư; v.v…

* Trình độ phát triển kinh tế

- Quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế của một quốc gia tác động đến chính sách TTLĐ.

+ Quy mô nền kinh tế là khái niệm dùng để chỉ độ lớn của một nền kinh tế,

một vùng kinh tế hoặc một địa phương thông qua các chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ hoặc tổng thu nhập quốc nội tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường quy mô nền kinh tế càng lớn, thì tạo ra số lượng việc làm càng nhiều và đòi hỏi chính sách TTLĐ phải linh hoạt.

+ Trình độ phát triển của nền kinh tế khái niệm phản ánh việc ứng dụng các

tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và quản lý. Thông thường, người ta dùng chỉ tiêu Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, khu vực, địa phương. TFP càng cao, tỷ trọng đóng góp của TFP trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) càng lớn thì nền kinh tế đó có trình độ phát triển cao.

- Thể chế TTLĐ là tổng thể các hoạt động luật pháp hoá nhằm điều tiết TTLĐ

theo mục tiêu đặt ra. Các yếu tố của thể chế bao gồm: đường lối, chiến lược, chính sách, khung khổ pháp lý, tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý, các phương pháp và phương tiện nhằm làm cho TTLĐ phát triển.

Chính sách TTLĐ là một bộ phận của thể chế TTLĐ, do đó, nó chịu tác động trực tiếp và bị chi phối bởi thể chế TTLĐ.

* Hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình mà các quốc gia tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.

Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, an ninh – quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, ...), nhưng cũng có thể đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết), phạm vi (gồm địa lý, lĩnh vực/ngành) và hình thức (song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực, toàn cầu) rất khác nhau.

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người.

Chính sách TTLĐ là một bộ phận của chính sách của lĩnh vực kinh tế – xã hội, do đó, nó chịu tác động mạnh mẽ của của hội nhập dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, thẩm quyền định đoạt chính sách và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 42 - 44)