BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 97 - 101)

4.1.1. Tình hình quốc tế

- Tình hình chính trị, kinh tế toàn cầu những năm tới dự báo vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đan xen những thuận lợi, khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản về xu thế hòa bình, phát triển cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức khó lường. Toàn cầu hóa, tự do hóa, đa dạng hóa gắn liền với xu hướng khắc phục suy giảm kinh tế, tái cấu trúc lại kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, đầu tư, thương mại, dịch vụ vẫn là mục tiêu, tiền đề cơ bản hướng đến của các quốc gia, khu vực trên thế giới.

- Quá trình phục hồi tăng trưởng hiện nay bước vào giai đoạn chuyển tiếp mang tính chất bản lề quan trọng, từ chủ yếu dựa vào kích thích nền kinh tế sang dựa vào tiêu dùng và đầu tư tư nhân.

- Dự báo năm 2016, kinh tế thế giới có những tín hiệu khả quan, phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, kinh tế Mỹ, các nước Châu Âu và các nước Đông Á và Đông Nam Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn yếu, độ rủi ro và thiếu ổn định còn rất lớn. Các chuyên gia quỹ tiền tệ quốc tế cũng đưa ra lời cảnh báo “Nguy hiểm nhất đã qua đi không có nghĩa là mọi thứ đã an toàn”.

- Trong bối cảnh quốc tế có hai tác động lớn nhất và trực tiếp nhất đến TTLĐ ở Việt Nam nói chung và TTLĐ ở Hà Nội nói riêng đó là TPP và AEC:

4.1.1.1. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

TPP là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006

giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ. TPP đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam trong đó TTLĐ chịu tác động trực tiếp.

Phạm vi điều chỉnh của TPP rất rộng. Trong đó, vấn đề lao động được đặt ra trong đàm phán TPP bao gồm: quyền thương lượng của người lao động đối với chủ sử dụng lao động, về lương, ngày làm việc, điều kiện lao động, điều kiện về bảo hiểm, quyền trong việc ký kết các hợp đồng lao động... Các thành viên TPP đang thảo luận về các yếu tố cấu thành của “Chương Lao động” trong đó sẽ gồm các cam kết về bảo vệ quyền lao động và các cơ chế nhằm đảm bảo hợp tác, phối hợp và đối thoạivề các vấn đề lao động mà các thành viên cùng quan tâm. Các thành viên TPP đã nhất trí về tầm quan trọng của sự phối hợp nhằm giải quyết những thách thức về lực lượng lao động trong thế kỷ 21 thông qua hợp tác song phương và khu vực về thực tiễn tại nơi làm việc nhằm cải thiện quyền lợi và và khả năng làm việc của người lao động, cũng như thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và môi trường làm việc hiệu suất cao.

4.1.1.2. Cộng đồng kinh tế Asean (AEC)

AEC là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. AEC là cơ chế hợp tác có hiệu lực từ ngày 31/12/2015 với quy mô dân số trên 600 triệu người và GDP khoảng 2.500 tỷ USD.

Một trong bốn đặc điểm đồng thời là yếu tố cấu thành của AEC là:

Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hóa; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề.

Theo cơ chế này, bên cạnh dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, vốn, nguồn lao động di chuyển tự do giữa các nước ASEAN là nguồn lao động có kỹ năng. Một TTLĐ nói chung và một phân khúc TTLĐ có trình độ cao, lao động có kỹ năng sẽ nhanh chóng được hình thành trong AEC. Các thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) giữa các nước thành viên ASEAN về tiêu chuẩn, trình độ, kỹ năng nghề

nghiệp… là một công cụ quan trọng giúp tự do hoá lưu chuyển các dịch vụ chuyên nghiệp trong ASEAN. Tới nay, các nước ASEAN đã ký các thoả thuận công nhận lẫn nhau đối với các tiêu chuẩn, kỹ năng các ngành dịch vụ cơ khí, y tá, kiến trúc, kế toán và du lịch. Điều đó, tạo điều kiện cho lực lượng lao động có thể di chuyển giữa các quốc gia. Trên thực tế, di chuyển lao động phản ánh trình độ cao của mở cửa TTLĐ cũng như năng lực QLNN về TTLĐ của các quốc gia có liên quan. Người lao động di chuyển giữa các quốc gia, bên cạnh việc mang theo kiến thức, kỹ năng, sức lực để sáng tạo giá trị còn mang theo cả phong tục, tập quán, lối sống, do đó rất dễ gây nên tính phức tạp trong quản lý di cư cũng như làm phát sinh các vấn đề xã hội. Đồng thời, lao động nhập cư còn gây ra tình trạng căng thẳng về việc làm tại nước tiếp nhận cũng như tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy, việc mở cửa TTLĐ phản ánh trình độ hội nhập cao hơn so với hội nhập về hàng hóa, dịch vụ hay vốn đầu tư. Nó cho thấy trình độ cao trong quản lý di cư của cả quốc gia xuất cư và quốc gia nhập cư.

4.1.2. Tình hình trong nước

- Sự nghiệp đổi mới gắn liền với quá trình chuyền đổi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đã trải qua gần 3 thập kỷ. Tác động hiệu quả của đổi mới, chuyển hướng cơ chế đã tạo điều kiện cho nước ta đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đưa nước ta thoát nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình, đang xây dựng nền kinh tế thị trường hoàn hảo.

- Nhiều dự báo nhận định, chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và thực hiện an sinh xã hội của Chính phủ đang phát huy tác dụng, kinh tế Việt Nam bước vào năm 2016 sẽ lấy lại đà tăng trưởng mặc dù thấp hơn so với trước khi xảy ra khủng hoảng.

- Nhằm thực hiện mục tiêu phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, tái cơ cấu nền kinh tế, tạo điều kiện để kinh tế nước ta vận hành đúng cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây vừa là thời cơ nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn, thách thức cho Việt Nam.

4.1.3. Tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước đến quản lý nhà nước về thị trường lao động ở Hà Nội trong thời gian tới thị trường lao động ở Hà Nội trong thời gian tới

4.1.3.1. Thuận lợi

- TTLĐ ở Hà Nội phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã thu được những thành tựu vượt bậc; các vùng kinh tế trong cả nước đã đúc rút những kinh nghiệm quí báu. Đó là tiền đề quan trọng cho phép TP Hà Nội tiếp cận, kế thừa và học hỏi những kinh nghiệm nhằm phục vụ cho phát triển TTLĐ.

Bối cảnh quốc tế về chính trị – kinh tế có nhiều khả quan, đã tạo cơ sở cho việc phát triển và hoàn thiện công tác quản lý của NN về TTLĐ ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng.

Nguyễn Thị Thu Hoài (2014, trang 21 – 28): “Khi AEC chính thức có hiệu lực, việc hình thành TTLĐ và phân khúc nguồn lao động chất lượng cao là tất yếu. Và việc di chuyển nguồn lao động có chất lượng cao đã mang lại thuận lợi cho TTLĐ Việt Nam:

Thứ nhất, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động có kỹ năng.

Thứ hai, tạo động lực để nâng cao chất lượng nguồn lao động trong nước

nhằm cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu về chất lượng nguồn lao động trong khu vực.

Thứ ba, tạo khả năng cạnh tranh về lao động có kỹ năng, từ đó nâng cao

năng suất lao động, nâng cao chất lượng công việc.

Thứ tư, việc di chuyển lao động kỹ năng tạo áp lực cho NN cần phải hoàn

thiện thể chế, điều chỉnh chính sách, quy định cũng như các đạo luật khác trước hết để thích nghi đồng bộ với quy định về lao động của các nước trong ASEAN.”

Bối cảnh quốc tế đã tác động tích cực đến Việt Nam, và đặc biệt là TTLĐ ở Việt Nam. Đồng thời trong bối cảnh trong nước, Hà Nội là địa phương “hưởng lợi trực tiếp” để tạo điều kiện thuận lợi phát triển TTLĐ mà quan trọng nhất là hoàn thiện công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội. Với nền kinh tế đang trên đà phát triển,

cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các chính sách, pháp luật đang bắt đầu phát huy tác dụng. Hà Nội có vị trí là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước. Hà Nội thu hút được nguồn lao động dồi dào với cơ cấu trẻ, trình độ cao, tiềm lực khoa học kỹ thuật cao nhất cả nước; tạo điều kiện cho Hà Nội đi trước cả nước trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cung và cầu lao động. Với lợi thế là thủ đô của đất nước, Hà Nội có điều kiện tận dụng tối đa những thuận lợi của bối cảnh quốc tế và trong nước. Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc hoàn thiện và phát triển TTLĐ trong cả nước. Với tiềm năng sẵn có của thủ đô, kết hợp với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và NN công tác QLNN đối với TTLĐ ở Hà Nội đã từng bước được hoàn thiện và phát triển mang tính bền vững.

4.1.3.2. Khó khăn

Ngoài những tác động tích cực, bối cảnh quốc tế và trong nước cũng mang lại những khó khăn trong công tác hoàn thiện QLNN về TTLĐ ở Hà Nội.

Bối cảnh quốc tế và trong nước đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý đối với TTLĐ ở Hà Nội phải thật sự có hiệu quả. Hà Nội phải tạo được khung khổ pháp lý đồng bộ, phù hợp để TTLĐ ở thủ đô đáp ứng được yêu cầu của quốc tế và trong nước. Cụ thể, là những chính sách, pháp luật nhằm quản lý được nguồn lao động di chuyển từ các quốc gia khác đến Hà Nội; những chính sách, luật pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động ở thủ đô đáp ứng được yêu cầu về trình độ, kỹ năng, … của người lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế mà cụ thể là hòa nhập TPP và AEC.

Hiện nay, bối cảnh trong nước đã khiến cho chính sách lao động ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng trở thành rào cản lớn ngăn cách nông thôn và thành thị. Sức ép để giải quyết hài hòa các quan hệ lao động của các vùng ở Thủ đô là một khó khăn lớn; đòi hỏi cần tăng cường và hoàn thiện công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 97 - 101)