Hoạch định, ban hành và thực thi các chính sách về thị trường lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 66 - 87)

trong giai đoạn 2008 – 2014.

- Nhằm đẩy nâng cao hiệu quả công tác QLNN để phát triển, trong giai đoạn 2008 – 2014, TP Hà Nội đã ban hành, triển khai thực hiện các chính sách, nghị quyết, nghị định có liên quan đến TTLĐ ở nhằm phát triển TTLĐ ở Thủ đô.

qua những chính sách pháp luật và cụ thể là đối với các cấu phần của TTLĐ ở Hà Nội. Trên cơ sở hệ thống văn bản của NN, TP đã tổ chức thực hiện, xây dựng và cụ thể hóa thành quy định, chính sách cụ thể tạo hành lang pháp lý từng bước tạo lập môi trường bình đẳng, thuận lợi cho các bên tham gia TTLĐ, đồng thời thiết lập, sắp xếp lại hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm, các công ty xuất khẩu lao động, các trường đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp, … tạo điều kiện cho TTLĐ phát triển.

Chỉ thị số 22 – CT/TW ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN;

Quyết định số 1129/QĐ – TTg ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22 – CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN;

Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Công đoàn sửa đổi, bổ sung năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Nghị định số 46/2013/NĐ–CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động và Thông tư số 08/2013/TT – BLĐTBXHngày 10/6/2013 của Bộ Lao động – TBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 46/2013/NĐ – CP;

Nghị định số 60/2013/NĐ – CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4690/VPCP– KGVX ngày 11 tháng 6 năm 2013, trong đó giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân TP Hà Nội nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Phát triển quan hệ lao động trên địa bàn.

3.2.2.1. Quản lý nhà nước về cung lao động trên thị trường lao động ở Hà Nội.

* Về quy mô nguồn cung lao động

Hà Nội có dân số và lực lượng lao động tăng khá nhanh qua các năm. So

sánh với cả nước ta thấy TP Hà Nội là địa phương có nguồn cung lao động dồi dào.

Bảng 3.3: Dân số và lao động ở Hà Nội qua các năm

Năm Dân số

và Lao động

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Dân số (triệu người) 6, 38 6, 47 6, 59 6, 73 6, 84 6, 94 7, 27 Lực lượng lao động (triệu

người) 3, 42 3, 41 3, 58 3, 573 3, 70 3, 80 3, 82 Tỷ trọng (%) 53, 6 52, 6 54, 4 53, 1 54, 2 54, 8 52, 5 Tỷ lệ lao động có việc làm/

Tổng dân số (%) 51, 4 50, 9 53, 1 52, 1 53, 1 52, 9 52, 8

(Nguồn: Niên giám Thống kê)

Bảng 3.3 cho thấy tình hình dân số và quy mô lao động trong những năm qua. Ở Hà Nội, dân số và lực lượng lao động qua các năm tăng rất nhanh: năm 2008, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Hà Nội là 3, 42 triệu người và năm 2014 là 3, 82 triệu người. Như vậy, sau 6 năm lực lượng lao động của Hà Nội tăng 0, 4 triệu người và trung bình mỗi năm tăng 66, 6 nghìn người hay 1, 8%/năm. Theo thống kê gần đây, Hà Nội là 1 trong 5 TP có lượng cung ứng lao động lớn nhất cả nước.

Một yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô lực lượng lao động là số lượng dân nhập cư. Trong giai đoạn 2008 – 2014, Hà Nội là một trong những địa phương có tỷ lệ dân nhập cư khá cao trong cả nước. Bình quân trong giai đoạn 2008 – 2014 tỷ lệ nhập cư thuần vào Hà Nội khoảng 0, 5%/năm, tương ứng với mỗi năm có khoảng 30 – 35.000 người được bổ sung thêm vào dân số Hà Nội từ nguồn nhập cư. Các quận nội thành và một số khu vực ven đô như Từ Liêm, Thanh Trì là địa bàn chủ

* Về cơ cấu nguồn cung lao động

- Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi, tỷ lệ lao động nữ luôn ít hơn so

với nam giới (mức chênh lệch trung bình khoảng 6, 3%). Trong giai đoạn 2008 – 2014, nhóm tuổi chủ yếu của lực lượng lao động Hà Nội là từ 25 – 49 tuổi. Hà Nội được nhận định là đang trong thời kì dân số vàng với nguồn nhân lực trẻ đạt cực đại và tỷ lệ dân số trẻ trong độ tuổi lao động lớn. Nhóm tuổi từ 15 – 19 tuổi và trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng (5 – 6%), nhóm tuổi từ 20 – 64 chiếm tỉ lệ chủ yếu trong lực lượng lao động Hà Nội hiện nay.

- Cơ cấu lao động theo khu vực:

Trên địa bàn TP Hà Nội, cơ cấu lao động phân bố theo khu vực là không đồng đều. Lực lượng lao động tập trung phần lớn ở nông thôn.

(Nguồn: Cục thống kê Hà Nội) Hình 3.2: Dân số Hà Nội phân bố theo thành thị, nông thôn

Chúng ta có thể thấy, năm 2008 dân số ở thành thị Hà Nội thấp nhất là 2.556, 3 nghìn người, và cho đến năm 2014 dân số tập trung ở thành thị Hà Nội tiếp tục tăng dần và đạt số 3.091, 2 nghìn người; trong giai đoạn 2008 – 2014, số dân thành thị tăng 534, 9 nghìn người so với năm 2008. Đối với số dân ở nông thôn Hà Nội,

giai đoạn 2008 – 2014 số dân nông thôn Hà Nội đã tăng 424, 8 nghìn người. Như vậy tốc độ gia tăng dân số ở thành thị Hà Nội cao hơn nông thôn. Điều đó, chứng tỏ ở Hà Nội dân số đang trên đà đô thị hóa. Tuy nhiên, lực lượng lao động ở nông thôn Hà Nội vẫn chiếm ưu thế.

- Cơ cấu lao động theo loại hình kinh tế:

Cơ cấu lao động Hà Nội theo loại hình kinh tế không đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn.

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo loại hình kinh tế

Năm Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Nghìn người 2008 3410 585 2610 215 2009 3430 580 2660 190 2010 3546 597 2774 175 2011 3544 583 2751 210 2012 3631 569 2848 214 2013 3681 566 2897 218 2014 3690 570 2901 210 Cơ cấu (%) 2008 100, 0 17, 2 76, 5 6, 3 2009 100, 0 16, 9 77, 5 5, 5 2010 100, 0 16, 9 78, 2 4, 9 2011 100, 0 16, 5 77, 6 5, 9 2012 100, 0 15, 7 78, 4 5, 9 2013 100, 0 15, 4 78, 7 5, 9 2014 100, 0 15, 4 78, 6 5, 7

Trong giai đoạn 2008 – 2014 cơ cấu lao động theo loại hình kinh tế có sự chuyển biến. Phần lớn lao động của Thủ đô tập trung ở loại hình kinh tế Ngoài nhà nước. Năm 2008, tỷ lệ lao động trong Kinh tế NN là 585 chiếm 16, 9%, những năm tiếp theo tỷ lệ này giảm dần và cho đế 2014 tỷ lệ lao động trong Kinh tế NN là 570 chiếm 15, 4%. Trong cơ cấu kinh tế, loại hình kinh tế ngoài NN chiếm ưu thế và có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2008 – 2014, từ 2610 doanh nghiệp – năm 2008 tăng lên 2901 doanh nghiệp – năm 2014. Như vậy, chứng tỏ rằng lực lượng lao động của Thủ đô tập trung chủ yếu ở loại hình kinh tế ngoài nhà nước. UBND TP cần phải có những biện pháp, chính sách nhằm điều tiết lao động giữa các loại hình kinh tế.

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế

Cơ cấu kinh tế của TP Hà Nội đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Lao động phân bố vào các khu vực kinh tế cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Bảng 3.5: Cơ cấu lao động có việc làm của Hà Nội theo khu vực kinh tế, quý 4 năm 2014. Đơn vị tính: Phần trăm (%) Đặc trưng cơ bản Khu vực kinh tế Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp, Xây dựng Dịch vụ Cả nước 45, 3 22, 4 32, 4 Hà Nội 22, 8 27, 9 49, 2 TP Hồ Chí Minh 2, 6 34, 2 63, 2 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)

Bảng 3.5 cho thấy so với các địa phương khác và cả nước cơ cấu lao động của Hà Nội đang phát triển theo hương hiện đại hóa. Tính đến quý 4 – năm 2014, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ là 49, 2%, cao hơn mức trung bình của cả nước và xếp thứ 2 sau TP Hồ Chí Minh.

- Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, Theo kết quả điều tra của Cục Thống kê

Hà Nội (năm 2014) lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỷ lệ nhỏ (0.66%) Trong khi đó lao động giản đơn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 36, 95%; còn lao động phổ thông chiếm 16, 83%. Với tỷ trọng lao động phổ thông như vậy cho thấy khả năng cung ứng lao động phổ thông còn ít hơn nhiều so với nhu cầu của các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Một thực trạng hiện nay tại Thành phố đó là tình trạng thiếu hụt hay “khát” lao động phổ thông ngày càng lớn. Đa phần lao động phổ thông đều là người ngoại tỉnh. Đối với lao động tại Hà Nội không mặn mà với công việc do tính chất công việc nặng nhọc, lương ít và do tâm lý kén chọn việc làm, mức thu nhập của người lao động…

* Về chất lượng nguồn cung lao động

Công tác đào tạo nghề cho lao động là một trong những nội dung được thành phố đặc biệt quan tâm, nâng tầm thành chiến lược đào tạo nghề cho lao động đến năm 2020, trong đó, nhấn mạnh yêu cầu phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề có cơ cấu đồng bộ, phân bố hợp lý về địa bàn và ngành nghề; đồng thời, thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tham gia thành lập cơ sở dạy nghề tư thục. Đảng bộ và chính quyền TP thông qua các giai đoạn phát triển đều xác định yếu tố con người, đặc biệt là chất lượng cán bộ là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả thành công của sự nghiệp đổi mới. Vì vậy thông qua các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách, lãnh đạo TP đã quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Đã tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Những năm qua, TP đã tăng dần tỷ lệ đầu tư từ ngân sách, kết hợp với xã hội đầu tư cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo các cấp, mở rộng mạng lưới các trường học, mẫu giáo, nhà trẻ gắn liền với nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giáo dục – đào tạo. Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực khoa học – công nghệ, chú trọng công tác nghiên cứu triển khai ứng

dụng trong sản xuất – kinh doanh, quản lý KT – XH, đô thị, môi trường gắn liền với chính sách ưu đãi thu hút và sử dụng các nguồn nhân lực chất lượng cao. Tập trung đầu tư phát triển và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Đầu tư và hiện đại hóa các cơ sở, trung tâm đào tạo nghề cho tất cả các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các DN, đặc biệt là các DN ngoài quốc doanh, DN vừa và nhỏ trong chính sách đào tạo, dạy nghề, áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ.

- Số lượng trường mầm non, tiểu học, trung học ở Hà Nội ngày càng tăng.

Bảng 3.6: Số trường học, lớp học, học sinh các cấp trên địa bàn Hà Nội Đơn vị tính: trường Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Mầm non 787 801 833 857 897 927 962 Tiểu học 676 678 682 689 694 701 706 THCS 586 588 591 596 605 611 616 THPT 182 189 196 199 201 205 208 Tổng số 2.231 2.256 2.302 2.341 2.397 2.444 2.492

(Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội)

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, TP Hà Nội đã tăng thêm được 897 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 19 trường trung học cơ sở và 19 trường trung học phổ thông. Như vậy đã phản ảnh rõ thực trạng trong công tác mở rộng

mạng lưới các trường học ở Hà Nội.

Theo thống kê, đến nay, toàn thành phố có gần 300 cơ sở dạy nghề, trong đó cơ sở tư nhân chiếm khoảng 70%. Tại các quận, huyện, đã xây dựng được 20 trường trung cấp nghề công lập, 11 trung tâm dạy nghề… Bên cạnh việc đầu tư cho các cơ sở dạy nghề mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề, thành phố còn cấp kinh phí xây dựng các bộ giáo trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề để các đơn vị thống nhất triển khai áp dụng, đảm bảo chất lượng đào tạo nghề.

vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại 5 huyện ngoại thành giai đoạn 2005– 2006, HĐND TP đã phê duyệt Đề án hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2008–2010, UBND TP đã ban hành quyết định số 2383/QĐ – UBND phê duyệt đề án, đồng thời quyết định thành lập Quỹ “Hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất”; Xây dựng Đề án quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện; Chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP ; Chính sách phát triển dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao; Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô. Trên cơ sở các Kế hoạch, đề án, chỉ tiêu của TP các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã xây dựng, cụ thể hóa thành các kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung trên địa bàn đạt nhiều kết quả tốt.

Trung bình hàng năm đào tạo mới hơn 140.000 lao động. Hà Nội được đánh giá là thành phố có nguồn nhân lực chất lượng cao, với gần 37% lao động có trình độ và tay nghề, trong đó, lượng lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm đa số. Nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội và chiếm 30% nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước.

- Chất lượng nguồn cung lao động thể hiện qua tỷ lệ lao động đã qua đào tạo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hà Nội mặc dù tăng khá nhanh những năm qua nhưng hiện vẫn ở mức thấp.

Bảng 3.7: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Hà Nội và cả nước. Đơn vị: phần trăm (%)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hà Nội 23.3 31.1 30.2 30.6 35.3 36.2 36.9

Cả nước 14.3 14.8 14.6 15.4 16.6 17.9 18, 2

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê )

Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo của Hà Nội năm 2008 là 23, 3% và năm 2014 là 36, 9% (đã tăng 13, 6%), trong khi đó các con số tương ứng của cả nước là 14, 3% và 18, 2% (đã tăng 3, 9%), tức là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Hà

những thành phố có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao nhất cả nước. Nhờ chất lượng

lao động cao nên năng suất lao động của Hà Nội luôn cao hơn, từ năm 2008 – 2014,

tỉ lệ giữa năng suất lao động của Hà Nội so với cả nước cao hơn cao hơn khoảng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 66 - 87)