PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN, SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 57 - 60)

2.3.1. Phương pháp thu thập

2.3.1.1. Số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn bên trong và bên ngoài bao gồm: Số liệu thứ cấp được điều tra thông qua các báo cáo về đặc điểm tự nhiên,

kinh tế – xã hội của Hà Nội, các báo cáo về tình hình nguồn cung lao động, cầu lao động, giá cả sức lao động... trên TTLĐ ở Hà Nội giai đoạn 2008 – 2014. Ngoài ra, các số liệu liên quan đến tình hình tổng quan được thu thập từ các nghị quyết, quyết định, thông tư có liên quan đến QLNN về TTLĐ, các trang web của Bộ LĐTB&XH, Sở LĐTB&XH Hà Nội, các báo cáo chuyên đề và các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó tác giả còn lấy dữ liệu từ các bài báo và tạp chí nghiên cứu có liên quan đến QLNN về TTLĐ ở Hà Nội.

2.3.1.2. Số liệu sơ cấp

Do điều kiện và khung khổ của luận văn nên học viên không thực hiện quá trình thu thập số liệu sơ cấp.

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu.

Có hai dạng thông tin đề tài thu thập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê gồm: thông tin định tính và thông tin định lượng. Do đó, đề tài có hai hướng xử lý thông tin như sau: (1) Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán, những kết luận mang tính xâu chuỗi về bản chất của sự kiện, của hiện tượng, của vấn đề; (2) Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng diễn biến của tập hợp số liệu thu được.

2.3.2.1. Xử lý thông tin định tính.

Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài được thực hiện bắt đầu từ việc thu thập qua nghiên cứu tài liệu, xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập được. Bước tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính, tức là việc đưa ra những kết luận mang tính phán đoán về bản chất những sự kiện, hiện tượng; đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

2.3.2.2. Xử lý thông tin định lượng.

Nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin dựa trên cơ sở là những số liệu thu được từ nguồn của Văn phòng chính phủ, Tổng cục thống kê, Cục

thống kê Hà Nội. Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra các kết luận về nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội. Nội dung của phân tích thông tin định lượng là thu thập số liệu từ Cục thống kê Hà Nội và các nguồn số liệu liên quan, xử lý các số liệu này thông qua các phương pháp thống kê thông thường, mô phỏng phân tích và đưa ra các kết luận chính xác.

Phần phân tích định lượng để chỉ ra những thay đổi trong quyết định quản lý, tiến tới đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác QLNN về TTLĐ.

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu từ nguồn số liệu báo cáo của Tổng cục thống kê, Cục thống kê Hà Nội từ 2008 – 2014 về quy mô dân số, lao động, việc làm, thất nghiệp, số DN đăng ký kinh doanh, số lao động có việc làm, số lao động qua đào tạo, … và các mối quan hệ trong công tác QLNN về TTLĐ.

Các số liệu được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao: những con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, phân tích chỉ số trung bình, …

Tóm lại, để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu trong luận văn tác giả đã sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: định tính và định lượng, trong đó chủ yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lượng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội; từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ, đồ thị và phân tích chỉ số trung bình để tìm ra mối liên hệ và xu hướng chung của các nội dung nghiên cứu.

Thông qua việc nghiên cứu định lượng từ nguồn số liệu của Cục thống kê Hà Nội và các nguồn số liệu liên quan, luận văn nhằm đánh giá được những thành tựu và tồn tại trong công tác QLNN về TTLĐ Hà Nội từ đó đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong thời gian tới.

6 CHƯƠNG 3

7 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

8 VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 57 - 60)