Các thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 88 - 90)

3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG LAO

3.3.1.Các thành tựu đã đạt được

Trong giai đoạn những năm 2008 – 2014, TP Hà Nội có nhiều chuyển biến tích về mọi mặt: kinh tế – chính trị – xã hội. Chính quyền TP Hà Nội luôn quan tâm đến phát triển nền kinh tế thị trường, đinh hướng xã hội chủ nghĩa, chú ý hình thành đồng bộ các loại thị trường, trong đó đặc biệt quan tâm phát triển TTLĐ. TP luôn quan tâm đến công tác tạo cơ chế chính sách ngày càng đầy đủ, hoàn thiện để thúc đẩy TTLĐ hoạt động; luôn coi chương trình giải quyết việc làm là một nhiệm vụ lớn trong việc phát triển và ổn định kinh tế – xã hội của địa phương. Chính vì vậy, công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong những năm 2008 – 2014 đã đạt được những thành tựu nổi bật sau:

* Thứ nhất, thành tựu nổi bật của công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội là góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tích cực, bền vững.

+ Số lượng việc làm thông qua TTLĐ của Hà Nội có xu hướng tăng nhanh. Chỉ tính giai đoạn (2008 – 2014 ) tỷ lệ này nâng lên 30%, giải quyết được 540.000 lao động có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực nội thành từ 5, 17% năm 2008 xuống còn 4, 8% năm 2014.

+ Công tác giải quyết việc làm của thành phố đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, nông thôn sang lao động trong công nghiệp và dịch vụ (năm 2013, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GRDP: dịch vụ chiếm 53, 4%, công nghiệp – xây dựng: 41, 7%, nông nghiệp: 4, 9%, năm 2014, tỷ lệ tương ứng là dịch vụ: 54%, công nghiệp – xây dựng: 41, 5%, nông nghiệp 4, 5%)

- Thứ hai, thành tựu thứ hai của công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội phải kể đó chính chính là kết quả đã đạt được của hệ thống các kênh giao dịch về việc làm trên TTLĐ ở Hà Nội:

+ TP đã xây dựng được mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm một cách chuyên nghiệp, góp phần quan trọng phát triển thông tin trên TTLĐ, giới thiệu việc làm, dạy nghề gắn với cung ứng lao động. Các đơn vị dịch vụ việc làm ở Hà Nội đã tích cực thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Hàng năm thông qua các trung tâm xuất khẩu lao động, các sàn giao dịch việc làm của các tổ chức xã hội, hàng năm xuất khẩu từ 4.000 – 5.000 lao động sang thị trường nước ngoài, giải quyết việc làm cho người lao động ở Thủ đô, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình giải quyết việc làm và chương trình giảm nghèo của thành phố.

+ Hệ thống thông tin đại chúng như: Đài phát thanh và truyền hình, Báo chí, website, tổng đài 1080–5–3 của TP Hà Nội đã thường xuyên đăng tải và đưa tin về

nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động nắm được thông tin về TTLĐ của TP.

+ Hội chợ việc làm được tổ chức nhằm kết nối giữa người lao động có nhu cầu việc làm và người sử dụng lao động. Đây là một hoạt động mang tính tích cực của Hà Nội trong việc phát triển các kênh giao dịch của TTLĐ của TP.

* Ý thức chấp hành pháp luật của các DN được nâng cao, quyền lợi của người lao động được đảm bảo.

Căn cứ các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của NN, chỉ đạo của các cơ quan Trung ương và điều kiện thực tế, TP đã kịp thời đề ra được nhiều giải pháp phát huy hiệu quả, làm cho ý thức chấp hành pháp luật của các DN được tốt hơn, giảm thiểu được số các vụ vi phạm pháp luật lao động; quyền lợi của người lao động được bảo đảm tốt hơn; trong các DN thực hiện các yêu cầu về việc thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên, tiến hành thương lượng, ký thỏa ước lao động tập thể, xây dựng và đăng ký thang bảng lương, nội quy lao động theo quy định của pháp luật lao động; khi tranh chấp lao động tập thể, đình công phát sinh, phần lớn được giải quyết nhanh chóng, với sự tham gia của nhiều ban, ngành khác nhau, không để tình trạng đình công kéo dài, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 88 - 90)