ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 60 - 64)

ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở HÀ NỘI

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

TP Hà Nội có diện tích 332.432, 8 ha (Năm 2008, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính Theo Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 12 năm 2000); Với vị trí địa – chính trị thuận lợi và quan trọng, Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; là nơi tập trung nhiều các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện nước ngoài; Hà Nội cũng tập trung đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực, với hàng trăm viện nghiên cứu và nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn.

Đặc điểm tự nhiên của TP Hà Nội có nhiều thuận lợi cho việc tiếp nhận thông tin, mở rộng quan hệ giao lưu. TTLĐ ở Hà Nội có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình phân công lao động trong phạm vi trong nước và quốc tế. Công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội cũng có cơ hội được tiếp cận, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm từ các vùng lân cận và các quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, Hà Nội nằm giữa khu vực năng động vì thế phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ trong nước, mà cả quốc tế. Sự phát triển nhanh của TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ... sẽ tạo ra lực hút về đầu tư và lao động. Công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội đòi hỏi phải có những chính sách nhằm thu hút nhân tài, nguồn lao động chất lượng cao.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế

Kinh tế Hà Nội giai đoạn 2008 – 2014 tiếp tục tăng trưởng khá, thể hiện ở cả

quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bảng 3.1: Tăng trưởng và quy mô GRDP của Hà Nội

Giá so sánh 2010 Năm GRDP 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Quy mô GRDP (tỷ đồng) 205.531 220.877 245.749 271.983 296.593 321.691 349.867 Tốc độ tăng trưởng GRDP (%) 10, 60 7, 30 11, 10 10, 40 8, 10 8, 25 8, 80

(Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội) Quy mô GRDP của Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2014 không ngừng tăng

cao, năm 2008 quy mô GRDP là 205.531 tỷ đồng sang đến năm 2014 là 349.867 tỷ đồng, như vậy trong vòng 7 năm quy mô GRDP của TP Hà Nội tăng được 144.336 tỷ đồng (tương đương với 1, 70 lần). Năm 2014, GRDP của Hà Nội bằng khoảng 60% so với GRDP của TP Hồ Chí Minh và GRDP Hà Nội chiếm khoảng 12, 6% GDP cả nước. Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc và ngày càng giữ vị trí quan trọng đối với kinh tế của cả nước.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội giai đoạn 2008 – 2014 tăng

trưởng bình quân 9, 3%/năm; trong đó, năm 2008 tăng 10, 6%; năm 2014 tăng 8, 8% (TP Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 – 2014

giai đoạn 2008 – 2014 của Thủ đô luôn duy trì ở mức cao gấp khoảng 1, 5 lần so với tăng trưởng bình quân của cả nước.

Cơ cấu kinh tế Thủ đô đã và đang chuyển dịch đúng hướng:

Giai đoạn 2008 – 2014, cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đã và tiếp tục chuyển dịch đúng hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm.

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội

Đơn vị: phần trăm (%) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Cơ cấu GRDP 100, 0 100, 0 100, 0 100, 0 100, 0 100, 0 100, 0

Nông, lâm, thuỷ sản 6, 5 6, 2 5, 8 5, 9 5, 5 4, 9 4, 5

Công nghiệp - Xây dựng 41.2 41.5 41.8 41.7 41.5 41.7 41, 5

Dịch vụ 52, 3 52, 3 52, 4 52, 4 53, 0 53, 4 54, 0

(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội)

Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GRDP Hà Nội tăng từ 52, 3% năm 2008 lên 54, 0% năm 2013. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong GRDP tăng nhẹ từ 41, 2% năm 2008 lên 41, 7% năm 2013, 41, 5% vào năm 2014. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GRDP Hà Nội đã giảm tương ứng từ 6, 5% năm 2008 xuống 4, 5% năm 2013.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội về cơ bản đạt mục tiêu đề ra, đạt được một trạng thái cơ cấu tương đối hiện đại, đồng thời cũng đang hướng tới hình thành cơ cấu mới với chất lượng cao hơn, trong đó dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo.

Các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển bình đẳng.

Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và tạo lực đẩy quan trọng vào quá trình phát triển KT – XH của TP.

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP Hà Nội (vốn đầu tư xã hội): Năm 2014,

vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP Hà Nội đạt 313.214 tỷ đồng, tăng 12, 1 so với năm trước. Trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn tăng 3, 9%; vốn ngoài nhà nước

tư phát triển trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước, nguồn vốn đầu tư được tập trung vào những dự án trọng điểm của TP.

Đặc điểm kinh tế của TP Hà Nội đã tạo điều kiện cho các ngành nghề kinh tế phát triển. Đặc điểm kinh tế thủ đô có nhiều tiềm năng và thế mạnh, đó là quy mô kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây đạt mức khá cao, đang tạo ra sức cầu và sức cung lớn cho TTLĐ ở Hà Nội. Cơ cấu kinh tế khu vực Hà Nội chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thu hút đầu tư tăng, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển TTLĐ trên địa bàn. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thiện công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội.

Tình hình kinh tế Hà Nội cũng mang lại những khó khăn cho công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội. Đó là, sự cạnh tranh giữa các DN ngày càng căng thẳng, nguy cơ phá sản của các DN rất lớn, các mối quan hệ lao động ngày càng phức tạp dẫn đến tình trạng thất nghiệp của người lao động. Cơ cấu kinh tế khu vực Hà Nội trong những năm qua có chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp, nhưng sự chuyển biến đó chưa theo kịp được tiềm năng rất lớn của Thủ đô. Ngành nông nghiệp phát triển còn rất chậm, đời sống cư dân nông thôn đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn rất khó khăn. Điều đó khiến cho chất lượng lao động giữa các vùng ở Hà Nội không đồng đều. Công tác quản lý, điều tiết TTLĐ ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn.

3.1.3. Đặc điểm xã hội.

- Dân số: Ước tính dân số toàn TP năm 2014 là 7.265, 6 nghìn người tăng 1, 9 so với năm 2013, trong đó dân số thành thị là 3.553, 9 nghìn người chiếm 48, 9% tổng số dân và tăng 17, 5; dân số nông thôn là 3.711, 7 nghìn người giảm 9, 6%.

- Lao động – việc làm: Tính đến hết năm 2014, toàn TP đã giải quyết việc làm cho khoảng 140.450 lao động, đạt 100, 3%.

- Tình hình đời sống dân cư: Năm 2014, do giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu không tăng nhiều, đời sống của nhân dân Thủ đô đã giảm bớt được phần nào khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 là 2, 08 (năm 2013 là 2, 43%).

Tuy nhiên, do có sự chênh lệch tương đối nhiều về thu nhập nên sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng.

- Sự phân bố dân cư trên địa bàn TP không đồng đều. Theo thống kê năm 2014 của Cục thống kê Hà Nội: khu vực đông dân số nhất TP Hà Nội là huyện Từ Liêm với 523, 4 nghìn người, cao gấp hơn 2 lần so 10 năm trước đây, đứng thứ hai là quận Đống Đa với 401, 7 nghìn người; nơi có ít dân nhất là thị xã Sơn Tây với 136, 6 nghìn người.

- Đặc điểm xã hội ở Hà Nội đã tác động mạnh mẽ đến TTLĐ ở Hà Nội và cụ thể là công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội:

Một mặt, với số dân đông thứ hai, TP Hà Nội có được quy mô nguồn cung

lao động dồi dào, TP cũng là nơi thu hút lượng dân nhập cư lớn, điều đó giúp cho TTLĐ có cơ hội có được đội ngũ lao động chất lượng cao. Đời sống của người dân được cải thiện, sức khỏe người dân được đảm bảo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn cung lao động của TTLĐ ở Hà Nội.

Mặt khác, quy mô dân số và nguồn lao động lớn, tốc độ gia tăng lực lượng

lao động hàng năm tương đối cao, đã làm gia tăng áp lực việc làm và gia tăng tình trạng đói nghèo của người dân trong khu vực Hà Nội. Số lượng dân di cư đổ về Hà Nội ngày càng tăng, gây sức ép về nhu cầu tìm việc làm, gây mất trật tự xã hội, gia tăng sự mất kiểm soát. Công tác thực thi, thanh tra, kiểm tra các hoạt động trên TTLĐ gặp nhiều khó khăn. Đồng thời công tác quản lý con người, quản lý công việc, quản lý về TTLĐ cũng ngày càng phức tạp. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt giữa các vùng trên địa bàn TP cũng gây ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức của người dân, công tác quản lý trên TTLĐ gặp nhiều khó khăn.

3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 60 - 64)