Đẩy mạnh và chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 104)

Muốn nâng cao chất lượng cung lao động thì giải pháp cơ bản nhất, quan trọng nhất là thực hiện tốt chính sách về giáo dục, đào tạo. Trong đó, công tác dạy nghề cho người lao động phải được hết sức ưu tiên.

(1). Xây dựng và phát triển mạnh hệ thống đào tạo, dạy nghề:

- Phát triển mạnh hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn theo hướng đồng bộ về cơ cấu, ngành nghề, chú trọng các ngành nghề hiện đang thiếu trên TTLĐ, đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cụ thể:

+ Chú trọng đầu tư các trường thuộc ngành công nghiệp chủ lực, dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao, công nghệ hiện đại…

+ Tập trung đầu tư xây dựng cụm trường nghề ở khu vực ven đô và một số khu đô thị mới.

+ Nâng cấp một số trường dạy nghề hiện tại thành trường Cao đẳng nghề để đáp ứng đào tạo liên thông theo 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật công nghệ thực hành.

+ Thực hiện xã hội hoá đối với một số trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề thuộc Thành phố quản lý; xem xét áp dụng phương pháp đào tạo nghề từ xa.

+ Hình thành, xây dựng các vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp góp phần đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp và lao động chất lượng cao.

+ Đổi mới chương trình, giáo trình các trường đào tạo nghề. Đa dạng hoá các hình thành đào tạo nghề, chú trọng đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất; tăng cường đào tạo tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

dạy nghề, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo:

+ Xây dựng chính sách thu hút tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ giáo viên, trong đó quan tâm đến chính sách đặc thù để thu hút cán bộ, giáo viên, công chức nhà nước tham gia giảng dạy trong các trường cao đẳng nghề, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề của thành phố.

+ Hỗ trợ ngân sách về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên ở trong nước và nước ngoài đối với các trường đào tạo nghề.

- Xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích các cơ sở dạy nghề: + Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động thông qua chính sách hỗ trợ của thành phố cho doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho người lao động.

+ Thành lập Quỹ đào tạo nghề từ các nguồn: ngân sách thành phố, đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, hợp tác quốc tế…

+ Ban hành quy chế về mối quan hệ giữa đào tạo, dạy nghề với cơ sở sử dụng lao động nhằm thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức vào công tác đào tạo nghề.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo đơn đặt hàng.

(3). Thực hiện đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách trong đào tạo nghề:

+ Tổ chức đấu thầu chỉ tiêu đào tạo nghề do Thành phố đặt hàng đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của Thành phố.

+ Chuyển đổi việc cấp phát kinh phí đào tạo cho lao động trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp (từ hình thức trực tiếp trả cho hộ dân sang cơ quan quản lý lao động để thực hiện chuyển trả cho cơ sở đào tạo nghề cho người lao động).

+ Vấn đề học bổng, học phí cho học sinh học nghề: Đổi mới chế độ học bổng hoặc trợ cấp học phí cho học sinh học những ngành, nghề mũi nhọn hoặc những ngành, nghề cần thiết phục vụ nền kinh tế quốc dân mà không thu hút được học sinh, những học sinh thuộc diện chính sách, người tàn tật, người thuộc diện hộ nghèo ở cả cơ sở công lập và ngoài công lập.

(4). Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Tập trung đầu tư

cho đào tạo nghề trình độ cao để nhằm tạo ra một đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề vững đủ khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại, có khả năng tham gia cạnh tranh trên TTLĐ trong nước và quốc tế. Đầu tư xây dựng một số trường dạy nghề chính quy của Nhà nước, với cơ cấu đa ngành nghề, có công nghệ - thiết bị hiện đại, có đội ngũ giáo viên, giáo trình giảng dạy chuẩn của khu vực và quốc tế. Phát triển và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn, nghề truyền thống, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Chú trọng mở rộng cơ sở dạy nghề cho lao động cho các vùng ngoại thành, cung cấp lao động cho các khu công nghiệp và khu chế xuất, cho các DN mũi nhọn của

nền kinh tế.

+ Phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới trên cơ sở giành Quỹ hỗ trợ việc làm địa phương, ưu tiên cho đối tượng ở những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vay vốn để chuyển nghề và tự tạo việc làm mới. Phát huy hiệu quả Quỹ đào tạo nghề để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

+ Sắp xếp và phát triển các cơ sở đào tạo và trung tâm đào tạo nghề nghiệp nhằm thích nghi với điều kiện thành lập AEC, trong đó cần chú ý đào tạo ngôn ngữ các nước ASEAN; Công bố chứng chỉ của các cơ quan được ASEAN thừa nhận để DN và người dân có thể tiếp cận cũng như yêu cầu các nước ASEAN khác công bố thông tin này trên cổng thông tin điện tử của TP Hà Nội. Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng, tay nghề, rèn luyện thể lực, cường độ và năng suất lao động có thể thực hiện trong vòng 6 tháng đến 12 tháng nhằm rèn luyện các loại kỹ năng cần thiết và cập nhật thông tin để thích nghi với thị trường các nước ASEAN. Đồng thời, xây dựng kế hoạch đưa lao động Hà Nội tham gia vào các dự án đầu tư, dịch vụ hoặc hoạt động thương mại để nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng chuyên nghiệp cao nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường ASEAN. Bên cạnh đó, cần hình thành hệ thống công ty đào tạo lao động có kỹ năng cao thuộc các loại ngành nghề được ASEAN công bố; kết hợp với các cơ sở đào tạo, cơ

quan cấp chứng chỉ hành nghề nhằm tạo môi trường tốt nhất cho lao động của thủ đô khi tham gia TTLĐ trong AEC. Ngoài ra, cần mạnh dạn kết nối với các cơ sở đào tạo có uy tín trong ASEAN để học hỏi kinh nghiệm cùng nhu để thích nghi chủ động trong AEC.

- Thực hiện tốt Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956/2009/QĐ–TTg trên địa bàn.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề. Tập trung xây dựng các trường nghề chất lượng cao phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của lao động Thủ Đô thông qua một số giải pháp, nâng cao chất lượng cung – cầu lao động cho TTLĐ trong thời gian tới.

4.3.4. Nhóm giải pháp nhằm hài hòa quan hệ lao động trên thị trường lao động ở Hà Nội

- Nâng cao nhận thức cho người lao động: tăng cường tuyên truyền, phổ

biến pháp luật lao động, tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu chính sách pháp luật lao động hiện hành, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, …, tuyên truyền các phiên giao dịch việc làm … nhằm làm cho mọi người dân, người lao động hiểu rõ các Trung tâm giới thiệu việc làm là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo trên địa bàn.

- Tập trung củng cố tổ chức công đoàn, lấy trọng tâm củng cố tổ chức công

đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để các tổ chức này thực sự đại diện, đủ năng lực và vị thế để đại diện cho tập thể lao động tham gia hiệu quả vào xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

- Tạo lập và nâng cao hiệu quả của đối thoại, thương lượng và thỏa ước lao

động tập thể:

+ Tập trung cho triển khai có hiệu quả các quy định của Bộ luật Lao động 2012 về đối thoại, thương lượng và thỏa ước lao động tập thể, lấy trọng tâm vào việc thí điểm thực hiện một số quy định mới về đối thoại, sự hỗ trợ của cơ quan QLNN về lao động đối với quá trình đối thoại, thương lượng, trên cơ sở đó có căn

cứ triển khai phù hợp với điều kiện thực tế.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa ổn định trong DN, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN phát triển.

4.3.5. Nâng cao chất lượng hệ thống trung gian trên thị trường lao động Hà Nội

- Thiết lập hệ thống thông tin, thống kê TTLĐ thống nhất từ TP Hà Nội đến quận, huyện, xã, phường theo hướng dẫn tại Thông tư số 25/2009/TT–BLĐTBXH ngày 14/7/2009 của Bộ LĐTB&XH về hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung – cầu lao động. Tổ chức điều tra cầu lao động của các DN trên địa bàn.

- Tổ chức cập nhật các thông tin về cung – cầu lao động trên TTLĐ ở Hà Nội. Tiến hành điều tra, khảo sát, tổng hợp, đánh giá, lưu trữ các thông tin về số lượng, chất lượng nguồn lao động trên TTLĐ ở Hà Nội.

- Thực hiện công tác thông tin TTLĐ ở Hà Nội, tổ chức thực hiện tốt các quy định về chế độ, hệ thống báo cáo thông tin về quản lý nguồn lao động từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường.

- Nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng các phiên giao dịch việc làm của TP, phát triển website vieclamhanoi.net, tăng cường tư vấn, đầu tư hiện đại hóa Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội theo đề án đã phê duyệt, đầu tư 05 sàn giao dịch việc làm vệ tinh và sàn giao dịch việc làm tại Trung tâm giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội theo đề án tiếp tục phát triển TTLĐ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng về tổ chức chợ việc làm. Khuyến khích các đơn vị tự tổ chức các “phiên chợ” lao động việc làm.

KẾT LUẬN

Thị trường lao động giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các loại hình thị trường. Phát triển thị trường lao động đúng hướng là một trong những vấn đề quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế xã hội quốc gia. Tuy nhiên, phát triển TTLĐ trong điều kiện nền kinh tế thị trường, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp. Vì vậy, TTLĐ cần có sự điều tiết của NN. Công tác QLNN về TTLĐ ngày càng trở nên quan trọng. Thủ đô Hà Nội với nhiều thế mạnh để phát triển TTLĐ, tuy nhiên TTLĐ ở Hà Nội chỉ mới hình thành và đang phát triển. Công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trở thành vấn đề tất yếu khách quan. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về TTLĐ, nhưng có rất ít công trình nghiên cứu trực tiếp về công tác QLNN về TTLĐ nói chung và công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội nói riêng. Luận văn này được thực hiện nhằm bổ sung khoảng trống khoa học với nội dung nghiên cứu cụ thể.

Thứ nhất, một trong những nhiệm vụ vụ nghiên cứu của luận văn là hệ thống

hóa cơ sở lý luận của công tác QLNN về TTLĐ theo các phạm trù: khái niệm, nội dung, sự cần thiết, các tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng. Trong đó, hình thức QLNN về TTLĐ là: Hoàn thiện bộ máy quản lý; Hoạch định ban hành và thực thi chính sách về TTLĐ; Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách và cơ chế họat động liên quan đến TTLĐ. Với hình thức quản lý đó, công tác QLNN về TTLĐ nhằm thực hiện các nội dung chủ yếu: QLNN về cung lao động, QLNN về cầu lao động, QLNN về giá cả trên TTLĐ, QLNN về cạnh tranh và hệ thống trung gian trên TTLĐ.

Thứ hai, trong giai đoạn nghiên cứu 2008 – 2014, công tác QLNN về TTLĐ

ở Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn: Giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp; Hình thành và nâng cao chất lượng kênh giao dịch việc làm; Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các DN. Bên cạnh đó, công tác

QLNN về TTLĐ ở Hà Nội vẫn còn nhiều tồn tại, đó là: Hệ thống cơ quan quản lý

hoạt động TTLĐ còn nhiều yếu kém; Sự mất cân đối giữa cung – cầu lao động; Vấn đề quan hệ lao động chưa thực sự hài hoà; Hệ thống trung gian TTLĐ ở Hà Nội còn

kém phát triển và thiếu tin cậy. Nguyên nhân của những tồn tại đó là: cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và hệ thống chính sách chưa thật sự hiệu quả; Sự điều tiết cung lao động về quy mô, số lượng và chất lượng nguồn lao động còn chưa đáp ứng được với nhu cầu của TTLĐ, chưa có cơ chế kích cầu lao động hiệu quả; Nhận thức về quan hệ lao động của người lao động và DN còn nhiều hạn chế; Hệ thống thông tin trên TTLĐ ở Hà Nội còn thiếu sự gắn kết và đồng bộ.

Thứ ba, dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển của TP, luận văn đã đề xuất

những giải pháp nhằm hoàn thiện công QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong thời gian tới, cụ thể là bốn nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực, chất lượng quản lý của hệ thống các cơ quan nhà nước của Hà Nội trên thị trường lao động; Nhóm giải pháp nhằm điều tiết quan hệ cung – cầu lao động trên thị trường lao động ở Hà Nội; Nhóm giải pháp nhằm hài hòa quan hệ lao động trên thị trường lao động ở Hà Nội; Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hệ thống trung gian trên thị trường lao động ở Hà Nội.

Luận văn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội. Tuy nhiên, công tác QLNN về TTLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa, trước thềm hội nhập TPP và AEC. Vấn đề TTLĐ càng trở nên phức tạp. Vì vậy, để hoàn thiện công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội rất cần có những công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề này theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương, 2000. Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị

ngày 15 tháng 12 năm 2000.

2. Ban chấp hành Trung ương, 2008. Quyết định số 1129/QĐ –TTg ngày 18

tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22 – CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp;

3. Ban chấp hành Trung ương, 2013. Nghị định số 46/2013/NĐ–CP ngày

10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động và Thông tư số 08/2013/TT – BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động – TBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 46/2013/NĐ – CP;

4. Ban chấp hành Trung ương, 2013. Nghị định số 60/2013/NĐ – CP ngày

19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao.

5. C.Mác - Ph.Ăngghen, 1995. Toàn tập, tập 23. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính

trị quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thị trường lao động ở hà nội 6 34 04 10 (Trang 104)