8. Cấu trúc luận văn
1.1. Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp
1.1.4. Các hệ thống phân loại phổ biến trong nghiên cứu cảnh quan
1.1.4.1. Một số hệ thống phân loại cảnh quan trên thế giới
Hệ thống phân vị của phân vùng là hệ thống phân loại các thể tổng hợp ĐLTN cá thể. Trong nghiên cứu các thể tổng hợp ĐLTN thường phân chia theo các đơn vị kiểu loại. Hiện nay, xây dựng bản đồ CQ các tỉ lệ cũng sử dụng rộng rãi các đơn vị phân vùng theo kiểu loại để thể hiện các thể tổng hợp kiểu loại (các cảnh quan). Đặc biệt quan tâm đến 3 hệ thống phân loại CQ theo kiểu loại như sau:
- Hệ thống phân loại của A.G.Iasachenko (1961) [1], [11].
Gồm 8 bậc: Nhóm kiểu Kiểu Phụ kiểu Lớp Phụ lớp Loại
Phụ loại Biến chủng (Thể loại). (Phụ lục 1.1)
- Hệ thống phân loại cảnh quan của N.A.Govdesky (1961) [11], [12] Gồm 5 bậc: Lớp Kiểu Phụ kiểu Nhóm Loại. (Phụ lục 1.2) - Hệ thống phân loại của N.N.Nikolaev (1966) [6], [12].
Gồm 12 bậc, áp dụng cho nghiên cứu cảnh quan đồng bằng: Thống Hệ
Phụ hệ Lớp Phụ lớp Nhóm Kiểu Phụ kiểu Hạng Phụ hạng
Loại Phụ loại. (Phụ lục 1.3)
Trên cơ sở phân tích các hệ thống phân loại CQ của các nhà Địa lí trên thế giới chúng ta nhận thấy, các hệ thống phân loại đưa ra đều dựa trên một nguyên tắc chung: lần lượt sử dụng các dấu hiệu địa đới và phi địa đới để phân chia các đơn vị tiếp theo. Theo ý kiến của của nhiều nhà địa lí, sự xen kẽ của các dấu hiệu địa đới và phi địa đới chỉ là một phương pháp quy ước, không phản ánh được tương quan tự nhiên giữa các thể tổng hợp địa lí.
Ngồi ra một số nhà nghiên cứu địa lí đã tách yếu tố địa đới và phi địa đới thành những dãy độc lập: một dãy sắp xếp các cấp phân vị theo tính địa đới, một dãy theo tính phi địa đới và một dãy kết hợp.
Đại diện cho các nhà nghiên cứu này có thể kể đến D.L.Armand (1965), V.I.Prokaev (1967) và A.G.Isachenko (1965),...
- Hệ phân vị 2 hàng (hàng địa đới và phi địa đới) được A.A.Grygoryev, V.B. Sochava, I.P.Gerasimov, A.M.Riapchicov và những người.
Mặc dù nguồn gốc và ngun nhân hình thành có khác nhau nhưng bên trong mỗi đơn vị tổng thể tự nhiên bao giờ cũng có sự biểu hiện của cả hai nhân tố này có thể ở mức độ khác nhau, nhưng khó có thể tách biệt từng nhân tố. Phát triển quan điểm này V.I.Prokaev đã xây dựng hệ thống nhiều hàng như sau:
+ Nghĩa rộng được hiểu trên quy mô hành tinh. + Nghĩa hẹp được chỉ trên quy mô địa phương.
Từ hệ thống phân loại CQ của các tác giả nước ngoài như trên, chúng ta nhận thấy, các hệ thống phân loại đưa ra đều dựa trên một nguyên tắc chung: lần lượt sử dụng các dấu hiệu địa đới và phi địa đới để phân chia các đơn vị tiếp theo. Theo quan điểm của của nhiều nhà địa lí, sự xen kẽ của các dấu hiệu địa đới và phi địa đới chỉ là một phương pháp quy ước, không phản ánh được tương quan tự nhiên giữa các thể tổng hợp địa lí.
Người đưa ra hệ thống phân vùng đầu tiên cho nước ta là T.N. Seglova (Liên
Xơ cũ) trong cơng trình “Việt Nam” (1957) - tác phẩm Địa lí Việt Nam ra đời đầu tiên. Ông sử dụng hệ thống phân vị đơn giản, có 2 cấp: vùng và á vùng.
- Chỉ tiêu để phân chia Vùng là yếu tố địa chất - kiến tạo, khí hậu, thực vật, trong đó yếu tố chủ đạo là khí hậu.
- Chỉ tiêu để phân chia á vùng là các nhân tố địa mạo.
Trong cuốn “Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam” (1961) của Fridland, sử dụng hệ thống phân vị gồm 5 cấp. Mối quan hệ giữa các cấp không rõ ràng miền Bắc Việt Nam được chia thành 3 lãnh thổ: Đồng bằng, đồi núi. Lãnh thổ đồng bằng và đồi được chi ra Tỉnh Vùng. Lãnh thổ núi chia theo hệ thống khác: Lãnh thổ Tỉnh Quận Á quận Đới (đối với khu vực đá silicat) hoặc Vùng (đối với các khu vực đá vôi). Hệ thống phân vị này không chỉ rõ quan hệ của các cấp với cấp trên nó và khơng có chỉ tiêu cho từng cấp cụ thể [27].
Trong giai đoạn này cơng trình phân vùng có giá trị thực tiễn lớn là Phân vùng địa lí tự nhiên Tây Nguyên của tập thể tác giả Nguyễn Văn Chiển, Trần Quang Ngãi, Hoàng Đức Triêm nghiên cứu từ 1976 - 1980 và công bố năm 1984 với hệ thống phân vị chỉ gồm 3 cấp: xứ, khu, vùng nhưng đã nói lên được giá trị thực tiễn của việc vận dụng nghiên cứu địa lí tự nhiên trong thực tiễn sản xuất.
Năm 1983, Vũ Tự Lập đưa ra hệ thống phân loại 4 cấp cho bản đồ các kiểu
cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1: 2.000.000, bao gồm: Lớp CQ Phụ lớp CQ Hệ CQ Kiểu CQ.
Năm 1983, Phạm Quang Anh và tập thể tác giả phịng Địa lí tự nhiên tổng hợp (Viện Khoa học Việt Nam) xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam với tỷ lệ 1:
2.000.000 đã xây dựng hệ thống phân loại gồm 7 cấp: Khối cảnh quan Hệ cảnh
quan Phụ hệ cảnh quan Lớp cảnh quan Phụ lớp cảnh quan Nhóm cảnh
quan Kiểu cảnh quan. Trong đó kiểu cảnh quan là cấp cơ sở, được hiểu là kiểu các khu vực (cảnh quan) tương tự nhau về mặt phát sinh, có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn. Hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên trên lãnh thổ của cùng kiểu gần giống nhau, mặc dù sự phân bố của chúng ở xa nhau.
Năm 1983, tập thể tác giả Phịng địa lí tự nhiên tổng hợp (Viện Khoa học Việt Nam) đã thành lập bản đồ cảnh quan cho đánh giá tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên
Tây Nguyên đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam với 8 bậc: Hệ CQ
Loại CQ (riêng hạng CQ phân chia căn cứ vào dấu hiệu địa mạo, kiểu địa hình
phát sinh với đặc điểm của nền địa chất).
Năm 1997, khi nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, các tác giả gồm: Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã xây dựng hệ thống
phân loại 7 cấp: Hệ thống CQ Phụ hệ thống CQ Lớp cảnh quan Phụ lớp CQ
Kiểu CQ Phụ kiểu CQ Loại CQ. (Phụ lục 1.4) [6].
Năm 2004, khi nghiên cứu về cảnh quan dải ven biển đồng bằng sông Hồng,
tác giả Phạm Thế Vĩnh đã đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 cấp: Hệ phụ hệ dải
lớp kiểu hạng loại.
Qua hệ thống phân loại CQ của các tác giả, ta nhận thấy:
- Có sự khác nhau rõ rệt giữa các hệ thống phân loại. Nghiên cứu ở tỉ lệ bản đồ khác nhau xuất hiện các đơn vị phân loại khác nhau.
- Lãnh thổ càng nhỏ, đơn vị phân vị càng chi tiết.
- Một số đơn vị cơ sở được nhiều tác giả thừa nhận, đó là: lớp CQ, phụ lớp CQ, kiểu CQ, phụ kiểu CQ và loại CQ.
Như vậy, tên gọi của một CQ ở các hệ thống phân loại khác nhau là không đồng nghĩa với nhau. Do đó, khi nghiên cứu cảnh quan một lãnh thổ cần hiểu đúng bản chất, không thể hiểu theo tên gọi của chúng.