(Đơn vị: tỉ đồng, %)
Chỉ tiêu 2005 2006 2008 2009 2010 2015
Tổng giá trị sản xuất 366,25 428,83 884,44 1.013,85 1.269,34 2.578,46
Nông, lâm, thủy sản 197,26 202.638 463,449 530,798 644,92 971,3 CN, TTCN, xây dựng 55,312 105,689 169,034 193,307 259,03 583,5 Dịch vụ 113,68 120,500 251,954 289,747 365,39 1 023,7
Cơ cấu giá trị sản xuất 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông nghiệp 53,85 47,25 52,40 52,35 50,80 37,67 CN, TTCN, XD 15,10 24,65 19,11 19,06 20,04 22,63
TM, DV 31,05 28,10 28,49 28,59 29,16 39,7
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch [66]
Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện theo xu hướng trên do xuất phát điểm của công nghiệp và xây dựng thấp, sau khi tái lập huyện, các cơng
trình xây dựng được tăng cường, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được triển khai. Đặc biệt, các mỏ đá đã đi vào khai thác làm cho giá trị công nghiệp, trước hết là cơng nghiệp khai thác khống sản tăng lên đột biến vào năm 2006 và tăng cao các năm 2007 - 2010.
2005 2015
Hình 2.6. Cơ cấu giá trị sản xuất GDP huyện Tam Đảo năm 2005, 2015 (%) 2.1.4. Đánh giá chung về nguồn lực
2.1.4.1. Thuận lợi
Với vị trí địa lý nằm trên vùng có điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù, có diện tích rừng lớn, cảnh quan thiên nhiên đẹp, gần các trung tâm chính trị (thủ đơ Hà Nội, thành phố Vĩnh Yên), thị trường có sức mua lớn và tiêu dùng với nhu cầu cao nên Tam Đảo có tiềm năng lợi thế cạnh tranh trong việc phát triển du lịch so với Sa Pa, Bắc Hà Lào Cai và Mẫu Sơn Lạng Sơn là các địa phương có các điều kiện khí hậu, thời tiết và cơ sở dịch vụ du lịch tương đồng.
Tam Đảo là vùng đất Phật phát tích, với di tích Tây Thiên thờ Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trúc Lâm Thiền Viện mới được xây dựng... Đây là cơ sở để Tam Đảo được Vĩnh Phúc xác định là Trung tâm lễ hội của Tỉnh.
Tam Đảo có hệ thống hồ với lưu vực rộng, rừng với độ che phủ cao, diện tích lớn sẽ xây dựng và quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm kết hợp với du lịch cộng đồng tại các làng nghề ở các xã trong Huyện tạo điều kiện cho du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của Huyện.
Tam Đảo là huyện mới tái lập, nên có điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế xã hội bài bản ngay từ ban đầu. Quy hoạch tổng thể, các ngành, lĩnh vực và triển khai các quy hoạch có nhiều thuận lợi.
Nguồn nhân lực khá dồi dào, với tính đa sắc tộc cho phép huyện Tam Đảo có thể phát triển các hoạt động kinh tế, khai thác theo hướng du lịch và phát triển các nghề thủ công truyền thống tăng thu nhập cho nhân dân.
Thế mạnh của Tam Đảo về nông, lâm nghiệp và thủy sản là những sản phẩm có tính ơn đới có thể cung cấp vào mùa hè như rau su su, cá hồi (mới du nhập), dược liệu,... Đây sẽ là cơ hội tạo nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn người dân lao động ở địa phương. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tam Đảo được sự quan tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, được sự tập trung đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, nhất là du lịch. Đây là điều kiện quan trọng để Tam Đảo tập trung khai thác lợi thế, gắn hoạt động kinh tế xã hội của Huyện trong sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.4.2. Khó khăn, hạn chế
Tam Đảo được hình thành từ một số xã, thị trấn của 3 huyện (Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên) và thị xã Vĩnh n. Vì vậy, nếp sinh hoạt, tư duy khơng đồng nhất, tâm lý vùng, miền đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội.
Địa hình phức tạp, chia cắt của bộ phận lãnh thổ thuộc miền núi của Huyện ảnh hưởng đến xây dựng các hệ thống hạ tầng và phát triển kinh tế.
Quỹ đất mới chú trọng bố trí sản xuất nơng nghiệp, thiếu các quy hoạch chi tiết cho phát triển các ngành phi nông nghiệp. Khả năng đất đai mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là cho cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế cịn lớn.
Đội ngũ cán bộ có chất lượng khơng đều, khơng ổn định. Chất lượng lao động biểu hiện ở trình độ văn hố và tay nghề của người lao động thấp, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động chưa cao ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển Tam Đảo sang giai đoạn khai thác du lịch ở quy mô lớn hơn, với yêu cầu chất lượng lao động cao hơn.
Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện Tam Đảo so với mặt bằng chung của tỉnh Vĩnh Phúc ở tình trạng thấp. Về cơ bản, Tam Đảo vẫn là huyện nghèo của Tỉnh. Các cơ sở kinh tế, nhất là các cơ sở của ngành du lịch đang trong quá trình cải tạo, xây dựng đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn, nguồn vốn nội lực rất hạn chế, nếu khơng có sự ưu tiên về cơ chế huy động vốn sẽ khó có thể thực hiện được.
Trên địa bàn huyện có một số cơ sở của quốc phịng như nhà máy Z95, trường bắn của bộ đội tăng thiết giáp, cơ sở huấn luyện của tỉnh, 2 mỏ đá... Những sơ sở đó
vừa là yếu tố cho sự phát triển, đồng thời cũng vừa là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, đến phát triển du lịch của địa phương.
2.1.4.3. Tác động của những hoạt động dân sinh đối với CQ
Dân cư và những hoạt động dân sinh có tính chất thành tạo và biến đổi đối với các cảnh quan. Trong quá trình khai thác, con người đã tác động vào CQ theo hai chiều hướng khác nhau: chiều hướng tích cực sẽ làm chất lượng CQ tốt lên và chiều hướng tiêu cực làm cho các CQ bị suy thoái, biến đổi chất lượng Các nhân tố thành tạo cảnh quan có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau tạo nên sự phân hóa cảnh quan trong lãnh thổ nghiên cứu
* Tác động tích cực của con người đến CQ:
- Trong quá trình phát triển sản cuất, con người đã tạo ra các CQ nhân sinh, các hệ sinh thái nông, lâm, ngư nghiệp với nhiều giống, loại vật nuôi cây trồng mới có năng suất cao. Phát triển các mơ hình kinh tế nơng, lâm nghiệp trên đất dốc theo hướng bền vững vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ mơi trường.
- Con người hình thành nên những CQ nhân sinh mới với các khu thị tứ, thị trấn, các khu dân cư, các khu công nghiệp, khu vui chơi, các địa điểm du lịch, các cơng trình nhân tạo... Vì vậy một số nơi, CQ dân sinh dần dần đã làm thay đổi hoàn toàn CQ tự nhiên.
- Trong quá trình phục vụ sản xuất, người dân đã cải tạo các thành phần tự nhiên như phát triển thủy lợi (xây dựng kênh mương, hồ chứa nước, đập nước nhân tạo), thủy điện; con người tác động vào các dòng chảy tự nhiên như ngăn nước, đổi dòng; chủ động tưới và tiêu nước...và như thế cán cân nhiệt - ẩm của CQ đã bị thay đổi.
- Con người đã có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên bằng cách thành lập nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân bảo vệ rừng, trồng mới rừng...
- Bằng nhiều cách khác nhau, người dân đã tác động vào chu trình chuyển hóa vật chất trong đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất.
* Tác động tiêu cực của con người
- Phá vỡ cân bằng sinh học và tuần hoàn sinh học, vật chất trong cảnh quan: hoạt động khai thác rừng và lâm sản, hoạt động du canh, du cư, đốt nương làm rẫy...đã làm biến đổi một phần hoặc bị thay thế hoàn toàn như thảm từng thành ruộng,
rẫy, các đồi chè, trảng cỏ, trảng cây bụi thứ sinh. Khả năng phục hổi của rừng tự nhiên giảm sút.
- Làm suy giảm diện tích lớp phủ bề mặt dẫn đến q trình rửa trơi, xói mịn, làm suy thối đất, giảm độ phì của đất, tạo ra các quần thể kém chất lượng và gây nên sự suy thoái CQ.
- Hoạt động kinh tế của con người không những làm thay đổi CQ tự nhiên mà còn thải ra một lượng lớn chất thải độc hại gây suy thối ơi trường tự nhiên, ơ nhiễm nguồn nước, đất...Ví dụ: hoạt động khai thác khoáng sản như cát sỏi ở Văn Quán, Triệu Đề,… đã làm ảnh hưởng đến dòng chảy, con người bón thuốc trừ sâu cho cây trồng khiến dư lượng thuốc đọc hại còn lại rất lớn...
- Cùng với công nghệ hiện đại, con người làm biến đổi địa hình vốn có, thay thế bằng những dạng địa hình khác dẫn đến phá hủy cân bằng trọng lực của CQ. Việc phá hủy cân bằng trọng lực làm tăng sự di chuyển cơ học của các vật chất trong các CQ từ đó có thể dẫn đến các hậu quả kinh tế trực tiếp hay gián tiếp.
2.2. Đặc điểm phân hóa cảnh quan huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Phân loại cảnh quan huyện Tam Đảo
2.2.1.1. Hệ thống phân loại cảnh quan
Xây dựng hệ thống phân loại CQ là bước đầu tiên và rất quan trọng trong thành lập BĐCQ một khu vực. Mỗi một hệ thống phân loại CQ phải dựa trên những nguyên tắc chung sau:
- Hệ thống phân loại phải phản ánh đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa các quy luật phân hóa khơng gian phổ biến của địa lí quyển, đây là ngun nhân chính của sự hình thành nên các cấp.
- Hệ thống phân loại phải đầy đủ các cấp để có thể áp dụng cho việc thành lập BĐCQ ở mọi tỉ lệ, cho mọi lãnh thổ lớn nhỏ, cho cả miền núi lẫn đồng bằng. Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ các cá thể, không nên để xảy ra trường hợp không biết xếp cá thể vào bậc phân loại nào, cũng như một cá thể có thể xếp vào nhiều bậc.
- Hệ thống phân loại phải được thể hiện rõ ràng, bằng một mơ hình phản ánh những mối quan hệ giữa các cấp phân loại. Tuỳ thuộc vào mức độ phân hóa của lãnh thổ mà lựa chọn hệ thống phân loại cũng như tập hợp chỉ tiêu phân loại thống nhất. Nhưng không nên quá cồng kềnh cũng như không được bỏ qua những bậc và những chỉ tiêu cần thiết.
- Giải quyết tốt nguyên tắc thứ nhất sẽ chọn được cách sắp xếp hệ thống phân vị theo mấy dãy, sẽ giải quyết được vấn đề thứ bậc của các đơn vị. Quan điểm phải xét đồng thời các quy luật địa đới và phi địa đới là quan điểm đúng đắn vì chúng xâm nhập vào nhau, tác động tương hỗ với nhau.
Trong quá trình nghiên cứu các hệ thống của nhiều tác giả và kết quả phân tích các nhân tố thành tạo CQ huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi đưa ra hệ thống phân loại CQ cho địa bàn nghiên cứu gồm cấp từ trên xuống dưới như sau: Lớp CQ - Phụ lớp CQ - Kiểu CQ - Loại CQ. Ở đây, cấp loại CQ là sự kết hợp giữa tổ hợp thực vật và một tổ hợp đất cùng với sự tác động của con người. Đây là đối tượng của các mục tiêu ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ.
a) Lớp cảnh quan:
Cấp phân dị lãnh thổ này được phân chia dựa trên đặc trưng phát sinh hình thái của đại địa hình, thể hiện quy luật phân hố phi địa đới của tự nhiên, dựa vào tính khác biệt của cân bằng vật chất, kiến tạo địa mạo, cấu trúc địa hình và phân hóa khí hậu, sinh vật, thổ nhưỡng theo đai cao. Trong hệ thống phân vị bản đồ CQ huyện Tam Đảo tỉ lệ 1 : 125.000 có 3 lớp cảnh quan chính: Lớp CQ núi; Lớp CQ vùng đồi; Lớp CQ đồng bằng. Phần lớp diện tích lãnh thổ thuộc lớp CQ đồi núi, đồng bằng cao phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện.
b) Phụ lớp cảnh quan
Phụ lớp CQ ở Tam Đảo được phân chia theo tác động của quy luật đai cao. Quy luật này thể hiện ở sự phân hóa khí hậu theo đai dẫn đến sự phân hóa của hàng loạt các hợp phần tự nhiên khác. Vì vậy, chúng tạo nên các đai thực vật với những đặc trưng riêng biệt. Lãnh thổ huyện Tam Đảo được phân chia thành 4 phụ lớp [Bảng 2.3]. Trong đó phụ lớp đồi thấp chiếm diện tích lớn nhất, đây là điều kiện thuận lợi để tạo nên thế mạnh nơng nghiệp của huyện đó là phát triển cây cơng nghiệp ngắn ngày. Phụ lớp đồng bằng tuy chiếm một diện tích nhỏ song có vai trị quan trọng trong việc tự túc một phần lương thực, sản xuất các loại hoa màu thương phẩm cho địa phương và các huyện, tỉnh lân cận.