Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển bền vững

nông - lâm nghiệp

1.3.1. Định hướng sử dụng cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp

Để định hướng sử dụng CQ cho phát triển nông - lâm nghiệp một cách hợp lý, trước hết phải lựa chọn các đặc điểm đặc trưng tự nhiên, các điều kiện môi trường sinh thái phù hợp của lãnh thổ phục vụ cho mục đích SXLN. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến yếu tố con người và đặc điểm chung của các điều kiện KTXH và nhân văn. Vì vậy, định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển NLN là kết quả của việc áp dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp, xem xét để bố trí các hoạt động của SXNLN ở lãnh thổ nghiên cứu theo các đơn vị CQ.

Việc định hướng sử dụng CQ cho phát triển nông - lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu được tiếp cận theo hướng quy hoạch từ trên xuống (phân nhóm CQ cho các loại hình sử dụng đất chính trong nơng - lâm nghiệp) và từ dưới lên (gộp nhóm các đơn vị CQ có cùng chức năng để đề xuất biện pháp sử dụng) theo mối quan hệ liên vùng. Mỗi đơn vị CQ có thể thích hợp với nhiều loại hình SXNLN thì việc lựa chọn bố trí loại hình nào phải dựa trên sự xem xét đầy đủ các yếu tố như:

- Phù hợp về mức độ thích nghi sinh thái. - Đảm bảo nhu cầu xã hội.

- Có hiệu quả kinh tế cao nhưng không làm tổn hại đến môi trường

- Phù hợp với trình đơ của người lao động, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ, tập quán sản xuất của địa phương...

1.3.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

Huyện Tam Đảo là huyện miền núi nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên 234,7 km2 (diện tích lớn nhất trong tổng số 9 huyện thị của toàn tỉnh) dân số 73289 người, (số dân ít nhất trong tổng số 9 huyện thị của toàn tỉnh). Huyện Tam Đảo có diện tích đất đồi núi, rừng rất lớn, nét đặc trưng này cũng là những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế của huyện. Mặc dù điều kiện khó khăn như vậy, người dân ở đây đã chinh phục được thiên nhiên, biến những khu đất đồi rộng lớn, sỏi đá, bạc màu thành những khu kinh tế mang giá trị kinh tế cao. Với tiềm năng đất đai, khí hậu, tài nguyên phong phú, Tam Đảo hội tụ tất cả các điều kiện để phát triển tồn diện các ngành kinh tế cả nơng, lâm nghiệp và du lịch. Đặc biệt là khí hậu và đất đai đã tạo nên những điều kiện để huyện phát triển đa dạng các giống

cây trồng, vật nuôi, các vùng chiêm trũng ven sông, các hồ trong huyện đang được chú trọng phát triển chăn thả thủy sản, chủ yếu là cá. Một loại nơng sản trở thành loại cây hàng hóa giảm nghèo bậc nhất của Tam Đảo như: Cây lương thực (lúa thơm, lúa nếp hoa vàng, ngô). Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương…). Cây rau (su su ,bí xanh,..). Cây ăn quả ôn đới (đào Pháp, lê Tai Nung…) và các cây ăn quả khác (dưa hấu, chuối Ngự). Cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu,... mang lại màu xanh no ấm cho nhiều cánh đồng cao sản trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc quan tâm đầu tư để khai thác các nguồn lực của huyện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế hiện nay còn chưa tương xứng với tiềm năng để phát triển kinh tế của huyện, cơng tác khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó cịn thiếu tính lâu dài và đồng bộ trên toàn khu vực, thiếu cơ sở khoa học thực tiễn.

Để có quy hoạch phát triển kinh tế bền vững và phát huy được thế mạnh của huyện, cần có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông - lâm nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện.

Tiểu kết chương 1

Dựa trên cơ sở lý luận về việc đánh giá tổng hợp các ĐKTN, nói cách khác là việc đánh giá CQ nhằm mục đích đánh giá tổng hợp ĐKTN huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ mục đích phát triển nơng - lâm nghiệp bền vững. Sau khi nghiên cứu, để có cơ sở đầy đủ, cần thiết khi xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, tham khảo các hệ thống phân loại đã có trước đó trên thế giới, đặc biệt là các hệ thống phân loại trong nước gần với đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu.

Trong điều kiện trung du miền núi nói chung, huyện Tam Đảo nói riêng, việc đánh giá tổng hợp ĐKTN phải được nghiên cứu theo thời gian và không gian để thấy rõ được mục đích phát triển nơng - lâm nghiệp. Để huyện Tam Đảo thốt khỏi tình trạng kém phát triển, cùng với cả nước đi vào cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước mắt phải dựa vào khai thác và sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, nhưng về lâu dài các điều kiện tự nhiên phải được sử dụng theo hướng phát triển phù hợp nhất, phát triển bền vững nhất.

Chương 2

CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 48)