Bản đồ cảnh quan huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 75 - 97)

Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường – Vĩnh Phúc Người biên tập: Bùi Đức Duẩn

2.2.2. Đặc điểm chức năng cảnh quan huyện Tam Đảo

Trên cơ sở biết được những đặc điểm của khu vực nghiên cứu (thông qua kết quả nghiên cứu - thành lập được bản đồ CQ huyện Tam Đảo), chúng ta cần xác định được các đặc điểm chức năng của các đơn vị CQ. Việc xác định được những đặc điểm chức năng của CQ sẽ giúp công việc đánh giá CQ và đưa ra những đề xuất sử dụng chính xác hơn.

Đối với các hoạt động sản xuất, mỗi đơn vị cảnh quan tự nhiên đều có chức năng riêng như: Chức năng phịng hộ và bảo vệ môi trường, chức năng phục hồi và bảo tồn, chức năng khai thác sử dụng bền vững tài nguyên, chức năng phát triển kinh tế sinh thái nông nghiệp bền vững. Đối với khu vực Tam Đảo, qua phân tích, tác giả xác định CQ khu vực có các chức năng sau:

* Chức năng phịng hộ và bảo vệ môi trường: Các CQ này phân bố chủ yếu trên địa hình núi thấp và vùng đồi có độ dốc lớn hơn 250, mức độ chia cắt lớn > 400 m/km2 và chia cắt ngang mạnh > 2 km/km2, phân bố chủ yếu ở khu vực Tây, Tây -

Bắc của huyện. Các khu vực này dễ xảy ra các q trình xói mịn, trượt lở đất, lũ quét. Dòng chảy mặt giữ vai trò chủ đạo trong quá trình vận chuyển vật chất đi. Thảm thực vật có vai trị quan trọng giữ lại vật chất, duy trì cán cân nhiệt - ẩm, điều hịa khí hậu, hạn chế và làm giảm cường độ của các quá trình ngoại sinh. Các cảnh quan có chức năng phịng hộ và bảo vệ môi trường là các loại cảnh quan: CQ số: 2,3,4,5.

* Chức năng phục hồi và bảo tồn tự nhiên: Các CQ này thường phân bố trên các địa hình có độ dốc từ 15 - 250 trở lên, mức độ chia cắt khá lớn - chia cắt sâu từ 250 - 400m và chia cắt ngang trung bình 1,25 - 2 km/km2. Các cảnh quan có chức năng này là các CQ số: 1,9,15,16.

* Chức năng khai thác sử dụng bền vững tài nguyên: Chủ yếu là các CQ vùng gị đồi có độ dốc từ 8 - 150, mức độ chia cắt sâu dưới 250 m/km2 và chia cắt ngang trung bình 1,25 - 2 km/km2. Các CQ này phân bố chủ yếu ở phụ lớp CQ đồi, đất đai khá màu mỡ, có thể phát triển mơ hình nơng - lâm kết hợp, hoặc tiến hành những biện pháp canh tác hợp lý. Liên quan đến chức năng này có các CQ mang đặc tính sinh thái của các loại CQ số: 8,11.

* Chức năng phát triển hệ sinh thái nơng nghiệp và định cư: Phân bố trên địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho hoạt động canh tác nông nghiệp và định cư. Độ dốc trung bình < 80, mức độ chia cắt địa hình khơng lớn - chia cắt sâu nhỏ hơn hoặc lớn hơn 40m và chia chia cắt ngang trung bình 1,25 - 2 km/km2 hoặc nhỏ hơn 1,25 km/km2. Những CQ này chịu tác động của con người sớm, mang đậm nét nhân văn. Những CQ có chức năng này là các CQ số:7,10,13,14,17,18 .

* Cấu trúc động lực của cảnh quan khu vực nghiên cứu

Mỗi đơn vị CQ dù ở cấp nào, trong quá trình phát sinh, hình thành và phát triển luôn chịu tác động của các nhân tố động lực: Các nhân tố tự nhiên (như năng

lượng bức xạ mặt trời, cơ chế hoạt động của gió mùa...), hoạt động khai thác lãnh thổ

của con người, chúng là động lực thúc đẩy sự phát triển của CQ và tạo nên nhịp điệu và xu thế biến đổi của CQ.

- Huyện Tam Đảo nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời rất lớn, nền nhiệt cao. Đây là nguồn năng lượng chính cho mọi q trình tổng hợp, chuyển hóa vật chất và năng lượng trong CQ. Nguồn năng lượng này là cơ sở cho các q trình phong hóa, hình thành đất, vịng tuần hồn nước và

sinh vật, vận chuyển vật chất trong cảnh quan, thúc đẩy các quá trình ngoại sinh diễn ra mạnh mẽ. Hơn thế nữa, nguồn năng lượng này còn là động lực cho mọi hoạt động sống trong CQ. Sinh vật có q trình sinh trưởng và phát triển diễn ra liên tục và quanh năm với cường độ lớn tốc độ cao, tạo ra sinh khối lớn.

- Sự luân phiên tác động của chế độ gió mùa tạo nên nhịp điệu và xu thế biến đổi của CQ thông qua các q trình tích tụ, trao đổi vật chất và năng lượng hay cả những tác động kìm hãm sự phát triển của CQ. Hoạt động của gió mùa tạo nên cho khí hậu nơi đây có hai mùa: Mùa mưa và mùa khơ. Q trình phong hóa cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của tính mùa này. Đặc biệt, tính mùa của sinh vật thể hiện sâu sắc tính mùa của tự nhiên. Mùa khơ, tốc độ tăng trưởng chậm. Trong khi mùa mưa các quá trình tự nhiên đều gia tăng, khả năng tạo sinh khối rất lớn.

- Song song với những động lực tự nhiên, hoạt động khai thác lãnh thổ của con người được đánh giá là động lực biến đổi cảnh quan mạnh mẽ nhất, chi phối mọi quá trình diễn ra trong CQ và bộ mặt CQ hiện tại. Nếu để các quá trình này diễn ra tự nhiên thì phải mất rất nhiều thời gian hoặc không thể thực hiện được, như việc tạo ra CQ đồng ruộng, vườn cây... hay việc trồng rừng, xây hồ chứa, cơng trình thuỷ lợi giữ nước và cung cấp nước cho mùa khơ. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xu thế biến đổi của CQ. Phá rừng làm suy giảm sinh khối cảnh quan, gia tăng xói mịn, rửa trơi, thối hóa đất. Việc xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, làm cho cảnh quan tự nhiên bị biến đổi sâu sắc, mang đậm nét cảnh quan nhân văn.

Như vậy, cấu trúc động lực của CQ cho biết động lực quyết định tính nhịp điệu của CQ. Nghiên cứu cấu trúc CQ giúp tìm ra và phát huy những động lực thúc đẩy CQ phát triển theo chiều hướng tốt, hạn chế những động lực kìm hãm và chi phối CQ phát triển theo chiều hướng bất lợi. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể tác động để làm tốt hơn môi trường sống và sản xuất của con người và đóng góp vai trị to lớn cho bước nghiên cứu tiếp theo.

Tiểu kết chương 2

Huyện Tam Đảo là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, địa hình hướng Tây Bắc - Đơng Nam và có sự phân bậc theo độ cao. Dưới tác động của quy luật phi địa đới trong tự nhiên đã dẫn đến sự phân hóa theo đai cao của khí hậu, của thảm thực vật,…Các nhân tố tự nhiên đã hình thành nên các điều kiện địa lý và tài nguyên phong phú, đa dạng, thuận lợi cho phát triển phát triển nông - lâm nghiệp trên lãnh thổ của Tam Đảo.

Điều kiện kinh tế - xã hội: Trong những năm qua cơ sở hạ tầng của huyện đã được nâng cấp, nhiều chính sách phát triển, thị trường mở rộng, công nghệ chế biến được đầu tư,...

Sau khi nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội - các yếu tố thành tạo cảnh quan huyện Tam Đảo, để có cơ sở đầy đủ, cần thiết khi xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan. Từ đó thấy được cảnh quan huyện Tam Đảo có sự phân hóa đa dạng, sự phân hóa đó được thể hiện rõ nét theo sự phân hóa của hình thái đại địa hình, từ cấp phân loại lớp cảnh quan trở xuống: lớp CQ, phụ lớp CQ, kiểu CQ, loại CQ được thể hiện đầy đủ và chi tiết trên bản đồ CQ. Loại CQ được phân chia dựa vào mối quan hệ tương tác của thảm thực vật và loại đất, và chịu tác động của điều kiện khí hậu, hoạt động nhân tạo đã tạo nên 18 loại CQ khác nhau nằm trong 3 lớp CQ (núi, đồi và đồng bằng) và thuộc một kiểu CQ chính.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN HUYỆN TAM ĐẢO VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP

3.1. Phân nhóm cảnh quan theo khả năng sử dụng đất cho nông - lâm nghiệp

3.1.1. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá

Đánh giá mức độ thuận lợi của các ĐKTN cho mục đích phát triển ngành nơng - lâm nghiệp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi thực hiện theo hướng: so sánh khả năng đáp ứng của các loại cảnh quan đối với ngành nông nghiệp. Việc đánh giá được thực hiện bằng cách cho điểm các chỉ tiêu của các ĐKTN có nhân với trọng số. Phân cấp thang điểm theo các mức độ thuận lợi khác nhau. Thang điểm được chia thành 3 cấp:

+ Rất thuận lợi (3 điểm)

+ Thuận lợi trung bình (2 điểm) + Ít thuận lợi (1 điểm)

Bậc trọng số được xác định tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của yếu tố đối với từng ngành sản xuất cụ thể. Bậc trọng số được chia thành 3 cấp:

+ Ảnh hưởng mang tính chất quyết định, bậc trọng số là 3 + Ảnh hưởng mạnh, bậc trọng số là 2

+ Ít ảnh hưởng hoặc không đáng kể, bậc trọng số là 1

Khi đánh giá điểm đánh giá chung của các ĐKTN càng cao thì cảnh quan đó càng thuận lợi đối với ngành sản xuất cần đánh giá.

Điểm đánh giá chung đó được tính bằng cơng thức:

DA = 1 n  i = n i = n=1 Ki.Di Trong đó:

- DA : Điểm đánh giá chung cho cảnh quan A - Ki: Điểm đánh giá của yếu tố thứ i

Mỗi cấp thuận lợi tương ứng với những khoảng giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng cách điểm ΔD của các cấp mức độ thuận lợi được tính theo cơng thức.

D = Dmax-Dmin

M

Trong đó:

- Dmax : Điểm đánh giá chung cao nhất - Dmin : Điểm đánh giá chung thấp nhất - M: cấp mức độ thuận lợi

* Trong quá trình đánh giá những ĐKTN nào chứa đựng một yếu tố giới hạn đối với ngành sản xuất cần đánh giá, thì ĐKTN đó khơng được đưa vào đánh giá. Chỉ đánh giá những ĐKTN có khả năng cho phát triển ngành sản xuất đó.

3.1.2. Chỉ tiêu phân nhóm cảnh quan

Để đánh giá CQ, trước tiên phải tiến hành lựa chọn, phân cấp những chỉ tiêu đánh giá dựa trên những nét tương đồng nhất cho các loại hình sử dụng đất. Điều đó cịn phụ thuộc vào những đặc điểm CQ khu vực với những mối quan hệ mật thiết của địa hình, độ cao, độ dốc, loại đất... cũng như hiện trạng sử dụng, quy hoạch sử dụng đất của huyện để lựa chọn phân cấp CQ. Trước tiên, việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hố rõ rệt trong lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu.

- Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại hình sản xuất, các loại cây trồng, vật nuôi.

- Số lượng các chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể khác nhau giữa các loại hình sử dụng đất, các cây trồng, vật nuôi; phụ thuộc vào đặc điểm phân hoá lãnh thổ và mục tiêu nghiên cứu.

Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá đối với hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp:

3.1.2.1 Chỉ tiêu địa hình

Đây là nhóm chỉ tiêu được xét đến đầu tiên trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Địa hình là thành phần quan trọng trong tổng hợp thể tự nhiên, khơng những có ảnh hưởng

đến các thành phần tự nhiên khác như thổ nhưỡng, khí hậu, dịng chảy, lớp phủ thực vật... mà cịn có ý nghĩa lớn đối với hoạt động kinh tế và cuộc sống của con người.

Địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố của nhiệt độ, lượng mưa và có tác động tích cực đến thành tạo lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật, ảnh hưởng đến độ sâu mực nước ngầm, độ ẩm đất, sự di động của các nguyên tố hóa học trong cảnh quan, tốc độ bóc mịn, bồi tụ,…

Xét tổng quan thì địa hình là cơ sở để xác định mối quan hệ và tác động tương hỗ của tất cả các yếu tố trong tự nhiên. Các chỉ tiêu cần xem xét khi đánh giá địa hình là độ cao, độ dốc, hướng sườn và mức độ chia cắt.

Độ cao, độ dốc địa hình là chỉ tiêu để xác định ranh giới giữa hai ngành sản xuất lớn: nơng nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình có độ dốc nhỏ hơn 150 phù hợp nhất cho các ngành sản xuất nông nghiệp; độ dốc trên 150 phù hợp với các ngành sản xuất lâm nghiệp. Ngưỡng độ dốc 150 của địa hình là cơ sở phân biệt ngành sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong khoảng giới hạn này, khi đánh giá cho từng ngành cụ thể, sẽ phân chia thành các cấp nhỏ hơn phù hợp với đặc điểm chung của từng ngành, từng giống cây trồng dự định bố trí trên lãnh thổ.

Các chỉ tiêu khác của địa hình như độ chia cắt sâu, chia cắt ngang, độ cao tuyệt đối, hướng sườn,... khi đánh giá cũng phân chia mức độ theo mối tương quan với đặc điểm từng ngành sản xuất cụ thể. Từ đó có thể đánh giá được mức độ thích hợp nhất với từng ngành sản xuất.

3.1.2.2 Chỉ tiêu khí hậu

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khí hậu với các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa biểu hiện mối tương quan nhiệt - ẩm, yếu tố quyết định bộ mặt tự nhiên và chi phối việc phân định mức độ thích hợp, khơng thích hợp của điều kiện tự nhiên đối với sinh trưởng, phát triển của thực vật. Ngoài ra, các chỉ tiêu còn được chọn là tổng nhiệt độ năm, nhiệt độ trung bình tháng và năm, biên độ dao động nhiệt độ; tổng lượng mưa năm; độ dài mùa, cường độ mùa mưa, mùa khô, mùa lạnh; độ ẩm khơng khí; số giờ nắng; tốc độ gió, hướng gió thịnh hành; những đặc điểm khí hậu cực đoan, các hiện tượng thời tiết đặc biệt như dông, bão, sương mù, sương muối, mưa đá,…

3.1.2.3 Chỉ tiêu lớp phủ thổ nhưỡng

Đất và độ phì của đất là yếu tố quyết định và giới hạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Từ đó quyết định đến năng suất, sản lượng cây trồng. Các chỉ tiêu về đất được sử dụng để đánh giá là đặc điểm loại đất, địa thế, mức độ thoát nước, độ dốc, tầng dày, cấu tượng đất, thành phần cơ giới, phần trăm đá lộ, phần trăm kết von, đá ong, độ phì của đất,…

Mỗi lọai đất chỉ phù hợp với một hoặc một vài giống cây trồng nhất định. Vì vậy, tùy thuộc từng ngành sản xuất, từng giống cây trồng mà số lượng, thành phần, cơ cấu các chỉ tiêu được lựa chọn sẽ thay đổi phù hợp.

3.1.2.4 Chỉ tiêu thuỷ văn

Nước là điều kiện để cây trồng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Cây trồng muốn có năng suất cao thì phải có một độ ẩm thích hợp. Nếu độ ẩm quá cao hay quá thấp thì năng suất sẽ cây trồng sẽ giảm do khó hấp thụ các chất dinh dưỡng. Một điều chúng ta dễ nhận thấy là nếu cây trồng thiếu nước thì cây sẽ héo và chết. Qua đó, cho thấy thuỷ văn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Những khu vực gần nguồn cung cấp nước sẽ rất thuận lợi trong sản xuất. Ngược lại, những vùng không giải quyết được vấn đề nước tưới, đặc biệt là trong mùa khơ sẽ rất khó khăn cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Sông, suối, hồ, ao cịn là mơi trường thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật dưới nước. Các yếu tố thuỷ văn như mạng lưới sơng ngịi, tổng nguồn cung cấp nước, sự phân hóa mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 75 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)