Sơ đồ Lợi ích KT-XH và mơi trường của mơ hình NLKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 98 - 111)

Dựa vào cấu trúc rừng, cây trồng, đồng cỏ và chăn ni, chúng ta cịn có thể chia ra các hình thức:

- Cây rừng + cây trồng hàng năm: NLKH - Cây dài ngày + cá: lâm - ngư kết hợp - Cây dài ngày + đồng cỏ: lâm - súc kết hợp - Cây dài ngày + nuôi ong: lâm - ong kết hợp

- Cây dài ngày + cây trồng lâu năm + đồng cỏ: lâm - nông - súc kết hợp - Cây dài ngày + nuôi tằm: lâm - tằm kết hợp

Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều hộ đang thực hiện theo mơ hình NKLH mang lại nhiều hiệu quả. Qua điều tra chúng tôi thấy một số dạng mơ hình NLKH phổ biến có tại huyện Tam Đảo (Bảng 3.8):

Bảng 3.9: Kết cấu một số mơ hình nơng - lâm kết hợp

STT Kết cấu mơ hình Cơ cấu cây trồng vật ni (Ví dụ ở huyện)

1 R-V-A-C-Rg Bạch đàn, keo, su su, vải, sắn, ngô, ruộng lúa, đậu tương, lợn, gà, vịt, cá...

2 R-V-A-C Bạch đàn, vải, sắn, cam, dứa, xoài, lợn, gà, vịt, cá...

3 V-A-C Vải, nhãn, sắn, lợn, gà, vịt, cá...

4 V-A-C-Rg Vải, su su, hồng, sắn, ngô, lúa, đậu tương, lợn, gà, vịt, cá... 5 R-V-C-Rg Bạch đàn, keo, su su, vải, sắn, ngô, lúa, đậu tương,

lợn, gà, vịt.

6 R-V-C Bạch đàn, keo, tre bát độ, lợn, gà, vịt

Lợi ích kinh tế Lợi ích xã hội Lợi ích mơi

trường sinh thái

Đa dạng hóa sản

phẩm hàng hóa các kinh nghiệm bản địa Tạo việc làm.Bảo tồn Bảo vệ tài nguyên Đa dạng sinh học

häc

Trong đó:

R-V-A-C-Rg: Rừng - vườn -

ao - chuồng - ruộng

R-V-A-C: Rừng - vườn - ao - chuồng V-A-C: Vườn - ao - chuồng

V-A-C-Rg: Vườn - ao - chuồng - ruộng R-V-C-Rg: Rừng - vườn - chuồng - ruộng R-V-C: Rừng - vườn - chuồng

3.4.2.3. Định hướng bố trí khơng gian lãnh thổ sản xuất theo các đơn vị cảnh quan cho việc phát triển nông - lâm nghiệp huyện Tam Đảo

Bảng đánh giá tổng hợp các loại CQ cho phát triển nông, lâm nghiệp huyện Tam Đảo cho thấy có những CQ chỉ thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, có những CQ lại chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, có CQ thuận lợi cho ni trồng thủy sản, và rất nhiều loại CQ lại vừa thích hợp cho phát triển nơng nghiệp, vừa thuận lợi để phát triển lâm nghiệp.

Kết quả đánh giá cho định hướng sử dụng sẽ lựa chọn bố trí phát triển cho ngành có mức độ thuận lợi cao hơn. Các CQ số có kết quả đánh giá chung là N3L1 sẽ ưu tiên cho phát triển lâm nghiệp.

Trong trường hợp một số CQ có điểm đánh giá đều thuận lợi cho việc phát triển 2 ngành, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên cũng như KT - XH của huyện, chúng tôi sẽ lựa chọn và ưu tiên cho ngành nào có lợi thế hơn. Tuy nhiên, trong định hướng phát triển bền vững khu vực trung du và miền núi, thì việc phát triển mơ hình kinh tế nơng lâm kết hợp sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Một số CQ trảng cỏ cây bụi, tuy ít thích hợp cho phát triển lâm nghiệp song chúng tơi vẫn ưu tiên cho việc phát triển lâm nghiệp nhằm phát triển diện tích rừng phịng hộ khu vực đồi núi, tăng cường độ che phủ và nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phương.

Lần lượt xét cho các CQ chúng tơi có kết quả như sau: * Không gian ưu tiên bảo vệ rừng và đa dạng sinh học

Các CQ này là rừng thưa và rừng trồng trên đất xám trên núi, đất xám trên đồi. Không gian này ưu tiên cho bảo vệ rừng, nghiêm cấm khai thác gỗ, săn bắn động vật hoang dã. Để thực hiện cho việc bảo vệ cần có biện pháp chế tài và hình thức xử phạt đúng mức.

* Không gian ưu tiên khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng mới

Các CQ hiện là rừng trồng và trảng cỏ và cây bụi, phân bố trên địa hình có độ dốc khá lớn. Những nơi đã trồng rừng, cần tiếp tục chăm sóc, khoanh ni và bảo vệ.

Những nơi là trảng cỏ cây bụi xen nương rẫy hiệu quả kinh tế thấp, cần tiến hành trồng rừng mới.

* Khơng gian ưu tiên phát triển mơ hình kinh tế nơng lâm kết hợp

Khu vực này có địa hình chủ yếu là các đồi bát úp, độ dốc không quá lớn từ 50 đến 150. Bên cạnh việc sử dụng đất và định cư, đất ở, cịn có thể phát triển mơ hình nhà vườn, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm kết hợp trồng rừng. Những nơi có độ dốc lớn cần ưu tiên cho trồng rừng. Biện pháp canh tác nên thực hiện theo việc trồng theo đường đồng mức. Không gian này chiếm diện tích lớn nhất của huyện.

* Khơng gian ưu tiên phát triển nơng nghiệp

Những khu vực có chức năng sản xuất lương thực cho toàn huyện. Tuy diện tích khá hạn chế, song khơng gian này có vai trị rất quan trọng trong việc cung cấp lương thực thực phẩm cho nhân dân địa phương, đảm bảo tự túc một phần lương thực. Các loại cây trồng chính là lúa nước, hoa màu và cây hàng năm.

* Không gian ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản và mục đích thủy lợi

Khơng gian này chiếm một diện tích nhỏ song lại có vai trị rất lớn. Nơi đây vừa có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt và là nguồn cung cấp, điều tiết nước quan trọng không chỉ cho các xã thuộc huyện mà cịn phục vụ cơng tác thủy lợi cho các huyện phía tây của tỉnh Vĩnh Phúc

Theo bản đồ tỉ lệ 1: 50 000

Hình 3.4. Bản đồ định hướng tổ chức không gian sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phhúc

Tiểu kết chương 3

Vì mục đích phát triển nơng - lâm nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Đảo đến năm 2020, huyện Tam Đảo cần có những giải pháp trọng tâm vào việc sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Các định hướng phát triển nông - lâm nghiệp cần được dựa trên cơ sở khoa học và thực tế trên địa bàn huyện Tam Đảo.

Từ kết quả đánh giá riêng cho từng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, kết quả đánh giá từng loại cảnh quan cho thấy toàn cảnh bức tranh tổng hợp các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nơng - lâm nghiệp huyện Tam Đảo. Có những loại cảnh quan chỉ thích hợp cho phát triển nơng nghiệp cịn có những loại chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, nhưng cũng lại có những loại cảnh quan thích hợp cho cả phát triển nơng - lâm nghiệp, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế của huyện và bảo vệ môi trường.

Định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ và định hướng bố trí khơng gian lãnh thổ sản xuất cho việc phát triển nông - lâm nghiệp theo mơ hình nơng lâm kết hợp được người dân chấp thuận và đem lại hiệu quả cao làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện. Đây có thể được xem là một trong những chiến lược tổng thể của cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn miền núi, đem lại nhiều những cơ hội và thách thức lớn cho huyện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Việc nghiên cứu cảnh quan huyện, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm mục đích đưa ra những định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đây là những cơ sở khoa học đáng tin cậy phục vụ phát triển KT - XH bền vững lâu dài. Luận văn đã thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra và đạt được các kết quả như sau:

1.1 Việc phân tích những nhân tố thành tạo CQ cho thấy tính phân hóa đa dạng và phức tạp của CQ huyện Tam Đảo. Đánh giá tổng hợp các ĐKTN phần nào phác họa bức tranh tiềm năng TNTN của lãnh thổ nghiên cứu. Là một huyện miền núi thuộc loại nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo có diện tích đất tự nhiên tương đối lớn, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú, Tam Đảo có nhiều điều kiện phát triển tồn diện các ngành kinh tế, đặc biệt là phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khác nhau, “bức tranh kinh tế” của Tam Đảo vẫn chưa được khởi sắc.

Để phát triển KT - XH của một lãnh thổ lâu dài và bền vững, vấn đề khai thác hợp lý nguồn TNTN, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là một vấn đề hết sức quan trọng. ĐGCQ nhằm sử dụng mục tiêu hợp lý tài nguyên và BVMT đòi hỏi nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN đơn vị lãnh thổ. Áp dụng cách tiến hành này cho lãnh thổ nghiên cứu là huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả khả quan.

1.2. Trong q trình phân tích chúng tôi nhận thấy các yếu tố và thành phần thành tạo CQ huyện Tam Đảo phát triển theo các quy luật, ln có mối liên hệ và tác động tương hỗ qua lại lẫn nhau trong một hệ thống thống nhất và đã tạo nên sự phân hóa của hệ thống. Mỗi một yếu tố có vai trị riêng đối với sự thành tạo CQ lãnh thổ nghiên cứu và chúng có mối liên hệ với nhau.

+ Vận động địa chất lâu dài và phức tạp đã hình thành nên nhiều kiểu địa hình khác nau: địa hình núi, địa hình đồi và địa hình đồng bằng, thung lũng. Địa hình đồi trung du chiếm diện tích lớn nhất, dạng địa hình này xuất hiện ở hầu khắp các xã trong huyện. Địa hình núi và dạng địa hình đồng bằng tuy chiếm diện tích khá hạn chế song lại có vai trị quan trọng. Khu vực núi tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên cịn địa hình đồng bằng lại là khu vực đất đai phì nhiêu, là địa bàn cư trú tập trung của đại bộ phận dân cư của huyện.

Hướng nghiêng của địa hình từ Tây sang Đơng, từ Bắc xuống Nam quyết định hướng di chuyển của dòng vật chất và năng lượng, hướng chảy của sơng ngịi và các dòng chảy ngầm.

+ Với đặc trưng khí hậu gió mùa nội chí tuyến có mùa đơng lạnh, nền nhiệt - ẩm là yếu tố có tác động mãnh mẽ vào sự thành tạo các đơn vị CQ. Sự phân hóa nền nhiệt - ẩm trong khu vực nghiên cứu tuân theo quy luật địa đới (từ Bắc xuống Nam) và phi địa đới (theo đai cao). Các đặc trưng của thủy văn, sự phân hóa thổ nhưỡng, kết hợp với thảm thực vật tác động đến sự phân hóa các đơn vị CQ khu vực theo cả cấu trúc đứng và ngang.

+ Cùng với nhân tố tự nhiên, hoạt động nhân tác được đánh giá là nhân tố động lực quyết định sự hình thành các đặc điểm của CQ hiện tại. Hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp là các hoạt động chính của con người nơi đây. Những năm gần đây, hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn đã phát triển hơn, đời sống nhân dân bước đầu được nâng cao rõ rệt. Bên cạnh những tác động tích cực của con người đến CQ thì những tác động tiêu cực cũng đã làm suy giảm đáng kể chất lượng của một số CQ, góp phần hình thành loại CQ nhân sinh.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố hình thành CQ huyện Tam Đảo, chúng tơi tìm ra quy luật phân hóa đa dạng của lãnh thổ. Bằng phương pháp chồng xếp các bản đồ thành phần sau khi đã đưa về cùng một tỷ lệ, chúng tôi xác định ranh giới và tiến hành phân loại CQ. Toàn bộ lãnh thổ huyện nghiên cứu được chia thành 18 loại CQ.

1.4. Việc đánh giá CQ cho phát triển các ngành sản xuất chính là so sánh khả năng đáp ứng của ĐKTN với yêu cầu phát triển của mỗi ngành. Căn cứ vào các chỉ tiêu đã lựa chọn để đánh giá cho nông, lâm nghiệp, tiến hành đánh giá riêng cho từng ngành. Sau khi tổng hợp kết quả đánh giá riêng, xác định được nhóm loại CQ thuận lợi nhất cho phát triển nơng nghiệp, nhóm loại CQ thuận lợi nhất cho phát triển lâm nghiệp. Qua một quá trình đánh giá, đã xác định được CQ thuận lợi cho phát triển từng ngành cụ thể, phân cấp mức độ thuận lợi thành 3 cấp.

Từ kết quả có được, chúng tơi tiến hành xác định không gian phân bố phù hợp những ngành có thế mạnh tiềm năng của vùng. Kết quả được thể hiện trên bản đồ định hướng sử dụng CQ để phát triển nông, lâm nghiệp huyện Tam Đảo.

2. Kiến Nghị

Theo hướng nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp đã giải quyết được nhiều vấn đề cấp thiết hiện nay về sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường bền vững. Qua quá trình thực hiện nội dung nghiên cứu cho thấy rằng hướng nghiên cứu là rất hợp lý. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới dừng lại ở mức kiến nghị định hướng phục vụ phát triển một số ngành kinh tế cụ thể đối với huyện Tam Đảo. Vì vậy, để áp dụng vào thực hiện sự phát triển một cách tồn diện và hữu hiệu cần có những bước nghiên cứu, đánh giá chi tiết hơn và sâu hơn với quy mơ lớn hơn và có sự liên kết khơng gian đối với nhiều khu vực.

Sau khi nhóm hợp các loại CQ có cùng mục đích sử dụng, chúng tơi đưa ra kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên, định hướng bố trí hợp lý khơng gian sản xuất theo các đơn vị CQ nhằm mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp. Qua đây, một lần nữa khẳng định hướng nghiên cứu đánh giá CQ cho mục tiêu phát triển từng ngành cụ thể là hướng nghiên cứu tổng hợp nhất và được coi là hữu hiệu nhất trong việc giải quyết những yêu cầu thực tế đặt ra.

Tam Đảo là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài chỉ mới đề cập được hai ngành kinh tế là nông nghiệp và lâm nghiệp và cịn mang tính khái qt. Do đó, luận văn cần tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo để từng bước hồn chỉnh đề tài hiện có và nếu được phát triển đề tài tác giả sẽ nghiên cứu sâu, rộng và toàn diện hơn nhằm phục vụ cho sự phát triển toàn diện của huyện Tam Đảo, nhưng vẫn đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của huyện theo hướng phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. A.E.Phedina (1973), Phân vùng địa lí tự nhiên (sách dịch), NXB Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội.

[2]. A.G. Ixatsenko (1985), Địa lí học ngày nay (Người dịch: Đào Trọng Năng), NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Armand Đ.L. (1983), Khoa học về cảnh quan, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [4]. Dương Thị Nguyên Hà (2007), Đánh giá cảnh quan các huyện ven biển tỉnh

Quảng Ngãi phục vụ phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp, Luận văn thạc

sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

[5]. Phạm Hoàng Hải và nnk (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý Tài

nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội

[6]. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Phạm Hoàng Hải (2006), Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam, phương pháp

luận và những vấn đề thực tiễn nghiên cứu, Hội thảo khoa học Địa lí lần 2,

trang 261 - 273, Hà Nội.

[8]. Phạm Hoàng Hải, Phạm Thị Hồng Nhung, Giáo trình Cơ sở cảnh quan học và nghiên cứu đa dạng cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học và cơng nghệ Việt Nam, Viện Địa lí.

[9]. Nguyễn Thị Hồng (2009), Bài giảng Cơ sở cảnh quan học, NXB Đại học Sư

phạm Thái Nguyên.

[10]. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan theo quan điểm tiếp cận kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 98 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)