Phân loại cảnh quan huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 68 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Đặc điểm phân hóa cảnh quan huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Phân loại cảnh quan huyện Tam Đảo

2.2.1.1. Hệ thống phân loại cảnh quan

Xây dựng hệ thống phân loại CQ là bước đầu tiên và rất quan trọng trong thành lập BĐCQ một khu vực. Mỗi một hệ thống phân loại CQ phải dựa trên những nguyên tắc chung sau:

- Hệ thống phân loại phải phản ánh đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa các quy luật phân hóa khơng gian phổ biến của địa lí quyển, đây là ngun nhân chính của sự hình thành nên các cấp.

- Hệ thống phân loại phải đầy đủ các cấp để có thể áp dụng cho việc thành lập BĐCQ ở mọi tỉ lệ, cho mọi lãnh thổ lớn nhỏ, cho cả miền núi lẫn đồng bằng. Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ các cá thể, không nên để xảy ra trường hợp không biết xếp cá thể vào bậc phân loại nào, cũng như một cá thể có thể xếp vào nhiều bậc.

- Hệ thống phân loại phải được thể hiện rõ ràng, bằng một mơ hình phản ánh những mối quan hệ giữa các cấp phân loại. Tuỳ thuộc vào mức độ phân hóa của lãnh thổ mà lựa chọn hệ thống phân loại cũng như tập hợp chỉ tiêu phân loại thống nhất. Nhưng không nên quá cồng kềnh cũng như không được bỏ qua những bậc và những chỉ tiêu cần thiết.

- Giải quyết tốt nguyên tắc thứ nhất sẽ chọn được cách sắp xếp hệ thống phân vị theo mấy dãy, sẽ giải quyết được vấn đề thứ bậc của các đơn vị. Quan điểm phải xét đồng thời các quy luật địa đới và phi địa đới là quan điểm đúng đắn vì chúng xâm nhập vào nhau, tác động tương hỗ với nhau.

Trong quá trình nghiên cứu các hệ thống của nhiều tác giả và kết quả phân tích các nhân tố thành tạo CQ huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi đưa ra hệ thống phân loại CQ cho địa bàn nghiên cứu gồm cấp từ trên xuống dưới như sau: Lớp CQ - Phụ lớp CQ - Kiểu CQ - Loại CQ. Ở đây, cấp loại CQ là sự kết hợp giữa tổ hợp thực vật và một tổ hợp đất cùng với sự tác động của con người. Đây là đối tượng của các mục tiêu ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ.

a) Lớp cảnh quan:

Cấp phân dị lãnh thổ này được phân chia dựa trên đặc trưng phát sinh hình thái của đại địa hình, thể hiện quy luật phân hố phi địa đới của tự nhiên, dựa vào tính khác biệt của cân bằng vật chất, kiến tạo địa mạo, cấu trúc địa hình và phân hóa khí hậu, sinh vật, thổ nhưỡng theo đai cao. Trong hệ thống phân vị bản đồ CQ huyện Tam Đảo tỉ lệ 1 : 125.000 có 3 lớp cảnh quan chính: Lớp CQ núi; Lớp CQ vùng đồi; Lớp CQ đồng bằng. Phần lớp diện tích lãnh thổ thuộc lớp CQ đồi núi, đồng bằng cao phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện.

b) Phụ lớp cảnh quan

Phụ lớp CQ ở Tam Đảo được phân chia theo tác động của quy luật đai cao. Quy luật này thể hiện ở sự phân hóa khí hậu theo đai dẫn đến sự phân hóa của hàng loạt các hợp phần tự nhiên khác. Vì vậy, chúng tạo nên các đai thực vật với những đặc trưng riêng biệt. Lãnh thổ huyện Tam Đảo được phân chia thành 4 phụ lớp [Bảng 2.3]. Trong đó phụ lớp đồi thấp chiếm diện tích lớn nhất, đây là điều kiện thuận lợi để tạo nên thế mạnh nơng nghiệp của huyện đó là phát triển cây cơng nghiệp ngắn ngày. Phụ lớp đồng bằng tuy chiếm một diện tích nhỏ song có vai trị quan trọng trong việc tự túc một phần lương thực, sản xuất các loại hoa màu thương phẩm cho địa phương và các huyện, tỉnh lân cận.

Bảng 2.5. Các phụ lớp CQ và độ cao địa hình

STT Phụ lớp cảnh quan Độ cao tuyệt đối (m)

1 Núi trung bình 1000 - 2000 2 Núi thấp 750 - 1000 3 Đồi cao 300 - 750 4 Đồi thấp 100 - 300 5 Đồng bằng <100 c) Kiểu cảnh quan

Với chỉ tiêu sinh - khí hậu trong mối tương quan nhiệt - ẩm của lãnh thổ là chỉ tiêu phân chia chính, quyết định sự hình thành kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh, nên dễ dàng nhận thấy toàn bộ lãnh thổ huyện Tam Đảo thuộc cùng một kiểu thảm thực vật phát sinh, ít có biến động trong thích ứng của thảm thực vật theo cân bằng nhiệt - ẩm. Do vậy, về điều kiện phát sinh huyện Tam Đảo có lớp phủ thực vật rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển rộng khắp trên tồn lãnh thổ. Phân hóa theo độ cao địa hình nên tồn lãnh thổ có sự khác nhau về hình thái, vì vậy huyện Tam Đảo thuộc kiểu CQ rừng thường xanh nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh.

d. Loại cảnh quan

Loại CQ là đơn vị cơ sở của bản đồ CQ huyện Tam Đảo tỷ lệ 1: 125.000. Loại CQ được phân chia dựa vào mối quan hệ tương tác của thảm thực vật và loại đất, và chịu tác động của điều kiện khí hậu, hoạt động nhân tác.

2.2.1.2. Chỉ tiêu các cấp phân loại cảnh quan huyện Tam Đảo

Dưới tác động của con người, cảnh quan tự nhiên nguyên thủy bị biến đổi ít nhiều, các loại CQ mới hình thành. Trên thực tế, dưới tác động của con người đã có khá nhiều các hệ sinh thái rừng nguyên sinh ở đây bị biến đổi thành các trảng rừng thưa, trảng cỏ, cây bụi. Tính chất và cường độ tác động của con người nơi đây đã tạo nên những hệ sinh thái khác nhau: hệ sinh thái rừng trồng, hệ sinh thái nơng nghiệp, ... Sự phân hóa đa dạng của các hệ sinh thái trên nhiều loại đất khác nhau đã tạo nên sự đa dạng của các loại CQ.

Bảng 2.6. Hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

TT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia Một số ví dụ

1 Lớp CQ

Được xác định bởi sự phân dị lãnh thổ dựa trên đặc điểm phát sinh hình thái của địa hình lãnh thổ, thể hiện quy luật phân hóa phi địa đới của TN.

2 Phụ lớp CQ Được phân chia trong phạm vi của lớp

theo sự phân hóa và tác động của đai cao - Lớp CQ núi

3 Kiểu CQ

Đặc trưng bởi chỉ tiêu sinh - khí hậu trong mối tương quan nhiệt - ẩm của lãnh thổ, quyết định sự hình thành kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh.

- Kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa.

4 Loại CQ

Được phân chia dựa vào đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa loại đất và nhóm quần xã thực vật hiện tại.

- Loại CQ

Hệ thống phân loại trên được thiết lập dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

- Thể hiện được cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan

Trên cơ sở nền tảng vật chất rắn - dinh dưỡng, vùng núi thấp và vùng đồi, đồng bằng là động lực cho q trình di chuyển - tích tụ và phân bố lại vật chất trong các chu trình sinh - địa - hóa CQ của huyện Tam Đảo. Do đó, các yếu tố hình thái địa hình, sự phân chia các kiểu địa hình, yếu tố trắc lượng hình thái (độ dốc) có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu CQ đồng thời cũng quy định các chức năng tự nhiên của CQ ở đây.

Các yếu tố khí hậu cũng đóng vai trị quan trọng trong cấu trúc CQ hiện tại của Tam Đảo, thể hiện sự phân hóa nhiệt ẩm của lãnh thổ trên nền hình thái địa hình, đóng vai trị là các nhân tố sinh thái phát sinh

Trong cấu trúc CQ huyện Tam Đảo, hiện trạng sử dụng đất thể hiện theo các loại hình sử dụng đất chính cùng với đặc điểm thổ nhưỡng và mức độ khai thác lãnh thổ là nhân tố hình thành CQ Tam Đảo hiện tại. Cùng với hiện trạng thảm thực vật

của Tam Đảo, luận văn đã thực hiện tích hợp với các loại hình sử dụng đất chính thành các nhóm hệ sinh thái đặc trưng trong khu vực. Các nhóm hệ sinh thái này thể hiện các mức độ tác động khác nhau của con người đối với tự nhiên bao gồm: các hệ sinh thái rừng cịn ít bị tác động, các hệ sinh thái rừng thứ sinh, các hệ sinh thái rừng trồng, các hệ sinh thái trảng cỏ - cây bụi và các hệ sinh thái nông nghiệp.

- Thể hiện được cấu trúc ngang của ảnh quan huyện Tam Đảo

Cấu trúc ngang thể hiện sự phân hóa CQ theo khơng gian lãnh thổ. Sự phân hóa này là đặc điểm rất quan trọng trong việc nghiên cứu, đánh giá các đơn vị cụ thể, chỉ rõ các mối liên quan trong biến động của mỗi một đơn vị CQ đối với cả hệ thống CQ của lãnh thổ. Các đơn vị CQ được phân chia từ cấp cao như hệ thống CQ, phụ hệ thống CQ, lớp CQ và phụ lớp CQ đến các cấp thấp hơn như kiểu CQ, hạng CQ, loại CQ đều có mối liên hệ chặt chẽ, đặc biệt là sự phụ thuộc trong các đặc điểm đặc trưng của CQ ở các bậc phân chia thấp hơn đối với các cấp ở trên. Trong nghiên cứu này, đơn vị cấu trúc hình thái CQ được xác định là các dạng CQ.

- Thể hiện được chức năng sinh thái của cảnh quan

Các diễn thế sinh thái (dựa trên bản đồ hệ sinh thái) và các q trình địa lí tự nhiên thống trị trong lãnh thổ nghiên cứu (trên cơ sở bản đồ hình thái địa hình) thể hiện chức năng sinh thái của CQ huyện Tam Đảo.

Khi xây dựng bản đồ các đơn vị CQ huyện Tam Đảo, bảng chú giải được xây dựng theo kiểu ma trận, thể hiện cấu trúc và hệ thống phân loại của CQ. Trong đó, các cấp của hệ thống phân loại được xếp thành 2 nhóm: nhóm nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng vật chất rắn - dinh dưỡng. Nền tảng nhiệt - ẩm bao gồm: Hệ thống CQ, phụ hệ thống CQ, kiểu CQ được sắp xếp theo chiều ngang thể hiện chế độ hoàn lưu, đặc điểm khí hậu và hệ sinh thái. Nền tảng vật chất rắn - dinh dưỡng gồm lớp CQ, phụ lớp CQ và hạng CQ được sắp xếp theo cột hàng dọc thể hiện đặc điểm cấu trúc hình thái địa hình, độ dốc của lãnh thổ.

Loại CQST là cấp phân loại cơ bản của huyện Tam Đảo. Loại CQ sinh thái là sự kết hợp giữa các hệ sinh thái (được xếp theo hàng ngang) và loại đất (được xếp theo cột dọc) trong từng hạng CQ (xem bảng chú giải bản đồ CQ huyện Tam Đảo).

Trong hệ thống phân loại CQ huyện Tam Đảo, cấp lớp CQ thể hiện đặc trưng hình thái địa hình của lãnh thổ. Cấp hạng CQ thể hiện đặc điểm của nền

nham thạch và các dấu hiệu địa mạo cùng q trình xói mịn đất. Cấp loại CQ phản ánh trạng thái hiện tại của CQ trong loạt diễn thế sinh thái.

Các cấp phân loại và các đơn vị phân loại CQ của lãnh thổ nghiên cứu được thể hiện đầy đủ và chi tiết trên bản đồ CQ. Phạm vi lãnh thổ vùng nghiên cứu nằm trong hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh. Sự tác động tổng hợp và tương hỗ giữa các yếu tố thành tạo đã tạo nên 26 loại CQ khác nhau nằm trong 3 lớp CQ (núi, đồi và đồng bằng) và thuộc một kiểu CQ chính. Mỗi đơn vị CQ mang đặc trưng riêng về cấu trúc, chức năng cũng như khả năng khai thác, sử dụng.

- Loại CQ số 1: Rừng tự nhiên trên đất xám feralit vùng đồi.

- Loại CQ số 2: Rừng tự nhiên trên đất xám feralit vùng đồi nứi thấp. - Loại CQ số 3: Rừng tự nhiên trên đất xám feralit vùng núi trung bình. - Loại CQ số 4: Rừng tự nhiên trên đất xám mùn trên núi thấp.

- Loại CQ số 5: Rừng tự nhiên trên đất xám mùn trên núi trung bình.

- Loại CQ số 6: Thảm thực vật nơng nghiệp trên đất xám có tầng loang lổ vùng đồng bằng.

- Loại CQ số 7: Thảm thực vật nông nghiệp trên đất xám feralit vùng đồng bằng. - Loại CQ số 8: Thảm thực vật nông nghiệp trên đất xám feralit vùng đồi.

- Loại CQ số 9: Thảm thực vật nông nghiệp trên đất xám feralit vùng núi thấp. - Loại CQ số 10: Trảng cỏ và cây bụi trên đất xám feralit vùng đồng bằng. - Loại CQ số 11: Trảng cỏ và cây bụi trên đất xám feralit vùng đồi.

- Loại CQ số 12: Trảng cỏ và cây bụi trên đất xám feralit vùng núi thấp.

- Loại CQ số 13: Rừng trồng trên đất xám có tầng loang lổ vùng đồng bằng. - Loại CQ số 14: Rừng trồng trên đất xám feralit vùng đồng bằng.

- Loại CQ số 15: Rừng trồng trên đất xám feralit vùng đồi. - Loại CQ số 16: Rừng trồng trên đất xám feralit vùng núi thấp.

- Loại CQ số 17: Đất thổ cư trên đất xám có tầng loang lổ vùng đồng bằng. - Loại CQ số 18: Đất thổ cư trên đất xám feralit vùng đồng bằng.

2.2.1.3. Thành lập bản đồ cảnh quan huyện Tam Đảo

Bản đồ cảnh quan là một bản đồ tổng hợp phản ánh một cách đầy đủ, khách quan các đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các thành phần riêng lẻ của tự nhiên.

Để thành lập bản đồ CQ huyện Tam Đảo chúng tôi đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp:

- Các phương pháp truyền thống: Trong đó phương pháp yếu tố trội, phương pháp so sánh theo đặc điểm riêng biệt của các chỉ tiêu phân loại từng cấp CQ, phương pháp phân tích tổng hợp để xác định các đơn vị CQ các cấp cũng như thể hiện các khoanh vi trên BĐ cụ thể đang được sử dụng có hiệu quả.

- Ngoài phương pháp truyền thống, chúng tơi cịn sử dụng nhiều phương pháp bổ trợ khác như: Ứng dụng công nghệ GIS trong việc chồng xếp các bản đồ thành phần; khảo sát thực địa đối với các khu vực chưa có tài liệu hay các khu vực chưa có được sự chính xác về ranh giới khi chồng ghép bản đồ thành phần.

Thành lập bản đồ cảnh quan huyện Tam Đảo tỉ lệ 1: 125 000 là sự tổng hợp một loạt các bản đồ thành phần như:

- Bản đồ trắc lượng hình thái địa hình là cơ sở nền rắn và phân chia các lớp cảnh quan trong việc thành lập bản đồ cảnh quan.

- Bản đồ sinh khí hậu được sử dụng làm cơ sở cho việc phân chia các kiểu cảnh quan.

- Bản đồ đất huyện Tam Đảo khi kết hợp với các bản đồ khác là cơ sở để phân chia các loại cảnh quan.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng với bản đồ hiện trạng rừng là cơ sở để nhóm thành các nhóm đặc trưng: Rừng thưa, rừng trồng, rừng đặc dụng, đất trồng lúa, cây hàng năm, cây lâu năm, đất có cây bụi, trảng cỏ.

Hình 2.7. Bản đồ cảnh quan huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường – Vĩnh Phúc Người biên tập: Bùi Đức Duẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)