Các phụ lớp CQ và độ cao địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70 - 71)

STT Phụ lớp cảnh quan Độ cao tuyệt đối (m)

1 Núi trung bình 1000 - 2000 2 Núi thấp 750 - 1000 3 Đồi cao 300 - 750 4 Đồi thấp 100 - 300 5 Đồng bằng <100 c) Kiểu cảnh quan

Với chỉ tiêu sinh - khí hậu trong mối tương quan nhiệt - ẩm của lãnh thổ là chỉ tiêu phân chia chính, quyết định sự hình thành kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh, nên dễ dàng nhận thấy toàn bộ lãnh thổ huyện Tam Đảo thuộc cùng một kiểu thảm thực vật phát sinh, ít có biến động trong thích ứng của thảm thực vật theo cân bằng nhiệt - ẩm. Do vậy, về điều kiện phát sinh huyện Tam Đảo có lớp phủ thực vật rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển rộng khắp trên tồn lãnh thổ. Phân hóa theo độ cao địa hình nên tồn lãnh thổ có sự khác nhau về hình thái, vì vậy huyện Tam Đảo thuộc kiểu CQ rừng thường xanh nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh.

d. Loại cảnh quan

Loại CQ là đơn vị cơ sở của bản đồ CQ huyện Tam Đảo tỷ lệ 1: 125.000. Loại CQ được phân chia dựa vào mối quan hệ tương tác của thảm thực vật và loại đất, và chịu tác động của điều kiện khí hậu, hoạt động nhân tác.

2.2.1.2. Chỉ tiêu các cấp phân loại cảnh quan huyện Tam Đảo

Dưới tác động của con người, cảnh quan tự nhiên nguyên thủy bị biến đổi ít nhiều, các loại CQ mới hình thành. Trên thực tế, dưới tác động của con người đã có khá nhiều các hệ sinh thái rừng nguyên sinh ở đây bị biến đổi thành các trảng rừng thưa, trảng cỏ, cây bụi. Tính chất và cường độ tác động của con người nơi đây đã tạo nên những hệ sinh thái khác nhau: hệ sinh thái rừng trồng, hệ sinh thái nơng nghiệp, ... Sự phân hóa đa dạng của các hệ sinh thái trên nhiều loại đất khác nhau đã tạo nên sự đa dạng của các loại CQ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)