Quan điểm phát triển bền vững trong sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Quan điểm phát triển bền vững trong sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

1.2.1 Quan điểm về phát triển bền vững

Năm 1987, Ủy ban môi trường và phát triển bền vững của liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm về phát triển bền vững “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãm các yêu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai” [22]; [30]

Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundtland năm 1987 của Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCED) - Báo cáo “Tương lai của chúng ta”. Trong báo cáo này, phát triển bền vững được hiểu là “sự phát triển có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”

Đây cũng là một quan điểm mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa…Mục tiêu phát triển ngày nay phải là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của loài người tạo nên

cuộc sống cân bằng và bình đẳng giữa các thành viên. Quá trình thực hiện các mục tiêu của phát triển bền vững cũng chính là quá trình hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Như vậy, phát triển bền vững khơng chỉ đơn thuần là duy trì sự phát triển một cách liên tục, ổn định, mà hơn thế nữa là sự nỗ lực nhằm đảm bảo được sự bền vững trên mọi lĩnh vực trong quá trình phát triển. Phát triển bền vững là quá trình duy trì sự cân bằng giữa những nhu cầu của con người với tính cơng bằng xã hội, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của mơi trường..

Lý thuyết phát triển bền vững là lý thuyết chung nhất và mang tính bản chất biện chứng mới ngày nay, nhưng khơng chỉ bền vững, đồng bộ, hài hịa giữa các lĩnh vực tương quan hay giữa các thế hệ mà còn bền vững, đồng bộ, hài hòa giữa các lĩnh vực, bền vững giữa các vùng, miền lãnh thổ và tồn cầu [94].

Phát triển nơng, lâm nghiệp phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên, mơi trường sinh thái bền vững. Từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác các giá trị tự nhiên, kinh tế - xã hội sao cho môi trường cảnh quan không những không bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển nơng, lâm nghiệp mà cịn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn. Do vậy, cùng với các nghiên cứu về khía cạnh tài nguyên nông, lâm nghiệp, luận văn cũng lồng ghép các phân tích về kinh tế, xã hội của lãnh thổ nhằm đưa ra khung định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển nông, lâm nghiệp huyện Tam Đảo hướng tới bền vững.

1.2.2 Các mơ hình phát triển bền vững

Có nhiều lý thuyết, mơ hình mơ tả nội dung của phát triển bền vững. Theo Jacobs và Sedler (hình 1.2.a) thì phát triển bển vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và phân phối sản phẩm; hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội); hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của Trái Đất). Trong mơ hình (hình 1.2.a) sự phát triển bền vững khơng cho phép vì sự ưu tiên của hệ này dễ gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với hệ khác, hay phát triển bển vững là sự dung hoà các tương tác và thoả hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu trên.

a. Jacobs và Sadler, 1990 b. Ngân hàng thế giới

Hình 1.2. Mơ hình PTBV

Theo mơ hình của ngân hàng thế giới (hình 1.2.b) phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển kinh tế xã hội để đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế (tăng trưởng kinh tế, công bằng trong phân phối thu nhập, hiệu quả kinh tế của sản xuất cao), mục tiêu xã hội (công bằng dân chủ trong quyền lợi và nghĩa vụ xã hội), mục tiêu sinh thái (báo đảm cân bằng sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng con người).

Trên quan điểm động, xem xét mối quan hệ kinh tế, xã hội và môi trường cho phát triển bền vững được thể hiện thơng qua sơ đồ sau (H 1.3)

Hình 1.3: Phát triển bền vững trên quan điểm động

Mục tiêu kinh tế

Mục tiêu sinh thái Mục tiêu xã hội

Hệ Xã hội Hệ Tự nhiên Hệ kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)