Phân nhóm cảnh quan theo khả năng sử dụng đất cho nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Phân nhóm cảnh quan theo khả năng sử dụng đất cho nông lâm nghiệp

3.1.1. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá

Đánh giá mức độ thuận lợi của các ĐKTN cho mục đích phát triển ngành nơng - lâm nghiệp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi thực hiện theo hướng: so sánh khả năng đáp ứng của các loại cảnh quan đối với ngành nông nghiệp. Việc đánh giá được thực hiện bằng cách cho điểm các chỉ tiêu của các ĐKTN có nhân với trọng số. Phân cấp thang điểm theo các mức độ thuận lợi khác nhau. Thang điểm được chia thành 3 cấp:

+ Rất thuận lợi (3 điểm)

+ Thuận lợi trung bình (2 điểm) + Ít thuận lợi (1 điểm)

Bậc trọng số được xác định tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của yếu tố đối với từng ngành sản xuất cụ thể. Bậc trọng số được chia thành 3 cấp:

+ Ảnh hưởng mang tính chất quyết định, bậc trọng số là 3 + Ảnh hưởng mạnh, bậc trọng số là 2

+ Ít ảnh hưởng hoặc không đáng kể, bậc trọng số là 1

Khi đánh giá điểm đánh giá chung của các ĐKTN càng cao thì cảnh quan đó càng thuận lợi đối với ngành sản xuất cần đánh giá.

Điểm đánh giá chung đó được tính bằng cơng thức:

DA = 1 n  i = n i = n=1 Ki.Di Trong đó:

- DA : Điểm đánh giá chung cho cảnh quan A - Ki: Điểm đánh giá của yếu tố thứ i

Mỗi cấp thuận lợi tương ứng với những khoảng giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng cách điểm ΔD của các cấp mức độ thuận lợi được tính theo cơng thức.

D = Dmax-Dmin

M

Trong đó:

- Dmax : Điểm đánh giá chung cao nhất - Dmin : Điểm đánh giá chung thấp nhất - M: cấp mức độ thuận lợi

* Trong quá trình đánh giá những ĐKTN nào chứa đựng một yếu tố giới hạn đối với ngành sản xuất cần đánh giá, thì ĐKTN đó khơng được đưa vào đánh giá. Chỉ đánh giá những ĐKTN có khả năng cho phát triển ngành sản xuất đó.

3.1.2. Chỉ tiêu phân nhóm cảnh quan

Để đánh giá CQ, trước tiên phải tiến hành lựa chọn, phân cấp những chỉ tiêu đánh giá dựa trên những nét tương đồng nhất cho các loại hình sử dụng đất. Điều đó cịn phụ thuộc vào những đặc điểm CQ khu vực với những mối quan hệ mật thiết của địa hình, độ cao, độ dốc, loại đất... cũng như hiện trạng sử dụng, quy hoạch sử dụng đất của huyện để lựa chọn phân cấp CQ. Trước tiên, việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu.

- Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại hình sản xuất, các loại cây trồng, vật ni.

- Số lượng các chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể khác nhau giữa các loại hình sử dụng đất, các cây trồng, vật ni; phụ thuộc vào đặc điểm phân hoá lãnh thổ và mục tiêu nghiên cứu.

Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá đối với hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp:

3.1.2.1 Chỉ tiêu địa hình

Đây là nhóm chỉ tiêu được xét đến đầu tiên trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Địa hình là thành phần quan trọng trong tổng hợp thể tự nhiên, không những có ảnh hưởng

đến các thành phần tự nhiên khác như thổ nhưỡng, khí hậu, dịng chảy, lớp phủ thực vật... mà cịn có ý nghĩa lớn đối với hoạt động kinh tế và cuộc sống của con người.

Địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố của nhiệt độ, lượng mưa và có tác động tích cực đến thành tạo lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật, ảnh hưởng đến độ sâu mực nước ngầm, độ ẩm đất, sự di động của các nguyên tố hóa học trong cảnh quan, tốc độ bóc mịn, bồi tụ,…

Xét tổng quan thì địa hình là cơ sở để xác định mối quan hệ và tác động tương hỗ của tất cả các yếu tố trong tự nhiên. Các chỉ tiêu cần xem xét khi đánh giá địa hình là độ cao, độ dốc, hướng sườn và mức độ chia cắt.

Độ cao, độ dốc địa hình là chỉ tiêu để xác định ranh giới giữa hai ngành sản xuất lớn: nơng nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình có độ dốc nhỏ hơn 150 phù hợp nhất cho các ngành sản xuất nông nghiệp; độ dốc trên 150 phù hợp với các ngành sản xuất lâm nghiệp. Ngưỡng độ dốc 150 của địa hình là cơ sở phân biệt ngành sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong khoảng giới hạn này, khi đánh giá cho từng ngành cụ thể, sẽ phân chia thành các cấp nhỏ hơn phù hợp với đặc điểm chung của từng ngành, từng giống cây trồng dự định bố trí trên lãnh thổ.

Các chỉ tiêu khác của địa hình như độ chia cắt sâu, chia cắt ngang, độ cao tuyệt đối, hướng sườn,... khi đánh giá cũng phân chia mức độ theo mối tương quan với đặc điểm từng ngành sản xuất cụ thể. Từ đó có thể đánh giá được mức độ thích hợp nhất với từng ngành sản xuất.

3.1.2.2 Chỉ tiêu khí hậu

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khí hậu với các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa biểu hiện mối tương quan nhiệt - ẩm, yếu tố quyết định bộ mặt tự nhiên và chi phối việc phân định mức độ thích hợp, khơng thích hợp của điều kiện tự nhiên đối với sinh trưởng, phát triển của thực vật. Ngồi ra, các chỉ tiêu cịn được chọn là tổng nhiệt độ năm, nhiệt độ trung bình tháng và năm, biên độ dao động nhiệt độ; tổng lượng mưa năm; độ dài mùa, cường độ mùa mưa, mùa khô, mùa lạnh; độ ẩm khơng khí; số giờ nắng; tốc độ gió, hướng gió thịnh hành; những đặc điểm khí hậu cực đoan, các hiện tượng thời tiết đặc biệt như dông, bão, sương mù, sương muối, mưa đá,…

3.1.2.3 Chỉ tiêu lớp phủ thổ nhưỡng

Đất và độ phì của đất là yếu tố quyết định và giới hạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Từ đó quyết định đến năng suất, sản lượng cây trồng. Các chỉ tiêu về đất được sử dụng để đánh giá là đặc điểm loại đất, địa thế, mức độ thoát nước, độ dốc, tầng dày, cấu tượng đất, thành phần cơ giới, phần trăm đá lộ, phần trăm kết von, đá ong, độ phì của đất,…

Mỗi lọai đất chỉ phù hợp với một hoặc một vài giống cây trồng nhất định. Vì vậy, tùy thuộc từng ngành sản xuất, từng giống cây trồng mà số lượng, thành phần, cơ cấu các chỉ tiêu được lựa chọn sẽ thay đổi phù hợp.

3.1.2.4 Chỉ tiêu thuỷ văn

Nước là điều kiện để cây trồng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Cây trồng muốn có năng suất cao thì phải có một độ ẩm thích hợp. Nếu độ ẩm quá cao hay quá thấp thì năng suất sẽ cây trồng sẽ giảm do khó hấp thụ các chất dinh dưỡng. Một điều chúng ta dễ nhận thấy là nếu cây trồng thiếu nước thì cây sẽ héo và chết. Qua đó, cho thấy thuỷ văn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Những khu vực gần nguồn cung cấp nước sẽ rất thuận lợi trong sản xuất. Ngược lại, những vùng không giải quyết được vấn đề nước tưới, đặc biệt là trong mùa khô sẽ rất khó khăn cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Sông, suối, hồ, ao cịn là mơi trường thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật dưới nước. Các yếu tố thuỷ văn như mạng lưới sơng ngịi, tổng nguồn cung cấp nước, sự phân hóa mùa lũ, mùa cạn... chi phối sự phát triển của ngành nơng, lâm nghiệp.

3.1.2.5 Tiêu chí đánh giá tổng hợp cho các ngành sản xuất

Nhìn chung, các điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng không chỉ là các yếu tố quyết định tới mức độ thuận lợi hay không thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, lâm nghiệp mà đó cịn là các chỉ tiêu về địa hình, khí hậu, đất, thủy văn chủ yếu dùng để thiết lập chỉ tiêu đánh giá cho sản xuất nông nghiệp. Đánh giá cho ngành sản xuất lâm nghiệp cịn có một số chỉ tiêu khác như: sự tồn tại của các thảm rừng, trữ lượng gỗ, loại rừng hay sự phân bố của rừng theo diện tích địa hình,…

Sau khi nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tự nhiên cũng như nhu cầu sinh thái cây trồng, vật nuôi và tham khảo các tài liệu đánh giá tổng hợp cảnh quan tự nhiên, chúng tơi đưa ra các tiêu chí đánh giá cho ngành nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh phúc như sau:

Bảng 3.1 Tiêu chí đánh giá cho sản xuất nơng, lâm nghiệp

Ngành kinh tế Hệ tiêu chí

I. Nơng nghiệp

- Tập hợp các kiểu địa hình đồng bằng, trũng giữa núi, đồi thoải, đồi lượn sóng, núi có độ dốc nhỏ.

- Mức độ chia cắt địa hình nhỏ. - Độ dốc địa hình nhỏ hơn 150.

- Địa hình thốt hơi nước tốt, tưới tiêu thuận lợi. - Giao thông thuận lợi.

- Tầng dày đất >50cm.

Trồng trọt

- Thảm thực vật hiện tại là cây trồng hoặc bụi cỏ, khơng có rừng.

- Tổng nhiệt độ năm lớn hơn hoặc bằng 70000C.

- Tổng lượng mưa trong năm lớn hơn hoặc bằng 1500 mm - Độ dài mùa lạnh nhỏ hơn 3 tháng.

- Độ dài mùa khô nhỏ hơn 5 tháng.

II. Ngành lâm nghiệp

- Tập hợp các dạng địa hình kiểu đồi, núi có độ dốc >150 - Nhóm các loại đất khác nhau và đất ở địa hình đồng bằng nhưng xói mịn trơ xỏi đá.

- Nhóm các kiểu địa hình đồi, núi thấp hay núi trung bình.

Kinh doanh khai thác

- Mức độ chia cắt từ nhỏ đến trung bình. - Độ dốc địa hình <250C.

- Thảm thực vật hiện tại là rừng giàu, rừng trung bình. - Giao thơng thuận lơi.

- Rừng phân bố ở xa khu vực sinh thủy, trị thủy hay phịng hộ nơng nghiệp.

- Độ dài mùa lạnh nhỏ hơn 4 tháng. - Độ dài mùa khô nhỏ hơn 6 tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)