Lý luận chung về đánh giá cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp

1.1.3. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan

1.2.3.1. Khái niệm đánh giá cảnh quan

Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN một lãnh thổ là việc làm rất phức tạp. Đối tượng của ĐGCQ là các hệ địa lí, nhưng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện cơ chế quan hệ tương hỗ giữa các hệ thống tự nhiên (TN) - khách thể và hệ thống kinh tế - xã hội (KT - XH) - chủ thể. Vậy nên, “Thực chất của đánh giá cảnh quan là đánh

giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó (nơng nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tái định cư...)” [10].

Nói cách khác, đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) là đánh giá tổng hợp điều kiện tự

nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn. Tuỳ thuộc

vào từng mục đích cụ thể mà lựa chọn các kiểu đánh giá cho phù hợp:

Đánh giá chung là giai đoạn đánh giá sơ bộ, ban đầu trên cơ sở các kết quả

nghiên cứu tự nhiên theo vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chung cho các mục đích thực tiễn khác nhau.

Đánh giá mức độ thuận lợi hay thích hợp của điều kiện tự nhiên, tài nguyên

thiên nhiên đối với các ngành sản xuất.

Đánh giá kinh tế - kỹ thuật đề cập sâu hơn đến giá trị và hiệu quả của các ngành sản xuất đó. Kiểu đánh giá phổ biến hiện nay là đánh giá mức độ thích hợp hay thuận lợi của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích khác nhau cho từng lãnh thổ riêng biệt.

Trong tự nhiên nói chung và trên từng lãnh thổ nói riêng, các thành phần và đơn vị tự nhiên luôn có mối quan hệ, tác động tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, khi tiến hành

đánh giá cần hiểu rõ các quy luật tự nhiên, mối liên quan, và tác động tương hỗ của hệ thông “tự nhiên - xã hội”, từ đó, đưa ra được các biện pháp kinh tế - kỹ thuật cũng như các chính sách xã hội hợp lí. Như vậy, đối tượng của đánh giá tổng hợp không chỉ là các đơn vị tổng hợp tự nhiên, các thành phần, các yếu tố riêng biệt của tự nhiên, xã hội, mà là tổng hòa các mối quan hệ của chúng, giữa các hệ thống tự nhiên và các hệ thống kinh tế - xã hội. Việc xác định các đối tượng đánh giá dựa trên mối liên quan và tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng của công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích ứng dụng thực tiễn nói chung [7].

Tóm lại đánh giá cảnh quan là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT. ĐGCQ vừa là một nhiệm vụ trong nghiên cứu địa lí ứng dụng vừa đóng một vai trị hết sức quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra kế hoạch chiến lược phù hợp đối với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.

1.1.3.2. Đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu đánh giá cảnh quan

Đối tượng đánh giá cảnh quan là các hệ địa lí với tính đặc thù của các điều kiện

tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm cấu trúc chức năng, động lực cảnh quan, các q trình và hiện tượng nói chung, chức năng của các đơn vị tự nhiên trong mối quan hệ tổng hòa, tác động qua lại lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Việc xác định đối tượng đánh giá dựa trên các mối quan hệ tự nhiên - xã hội là cơ sở khoa học quan trọng trong đánh giá CQ cho mục đích ứng dụng [7].

Đối tượng đánh giá tổng hợp không phải là một đơn vị cá thể riêng lẻ hay các thành phần, các yếu tố riêng biệt của tự nhiên mà là tổng hoà các mối quan hệ, cá tác động giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội.

Nhiệm vụ của cơng tác đánh giá thường gắn liền với mục đích đánh giá cho các

thể tổng hợp riêng biệt. Có hai kiểu đánh giá là đánh giá về mặt chất lượng và đánh giá kinh tế. Đánh giá chất lượng: đánh giá định tính, phân loại mức độ tốt xấu theo cấp, theo mức độ thuận lợi nhiều hay ít. Đánh giá kinh tế: hiệu quả kinh tế đánh giá bằng tiền, nhưng phải xem xét tồn diện các mặt vì sự PTBV của mơi trường sinh thái.

Mục tiêu của việc đánh giá cảnh quan là đưa ra những quyết sách sử dụng môi

khoa họccho việc bố trí các ngành sản xuất kinh tế phù hợp với từng vùng lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững.

Như vậy, đối tượng ĐGCQ trong đề tài này là các hệ địa lí - đơn vị CQ của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

ĐGCQ huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc cho phát triển nông lâm nghiệp cho mỗi loại cây trồng ở bản đồ CQ tỉ lệ 1: 125.000, đối tượng đánh giá là dạng CQ. Đối tượng đánh giá là các hệ địa lí nhưng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện cơ chế quan hệ tương hỗ giữa hệ thống TN và hệ thống KT-XH.

1.1.3.3. Nguyên tắc của đánh giá CQ

Nguyên tắc chung của việc ĐGCQ là thơng qua đặc điểm, tính chất của chủ thể và tương ứng là các đặc tính thành phần của khách thể (là đặc điểm cảnh quan luôn thay đổi theo không gian và thời gian) để xác định mức độ thích hợp của các CQ cho từng ngành sản xuất kinh tế riêng biệt. Khi đánh giá cần tính đến khả năng sử dụng vào nhiều mục đích của lãnh thổ (đánh giá cho yêu cầu của nhiều chủ thể). Chính việc đánh giá tổng hợp CQ cho phép chúng ta tiếp cận gần nhất với thực tiễn sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.

Trong đánh giá, cần tiềm hiểu nhân tố giới hạn (nhân tố loại trừ khả năng sử dụng vào mục đích nào đó). Việc xác định được nhân tố giới hạn giúp đơn giản hố q trình đánh giá. Vì địa tổng thể chứa đựng nhân tố giới hạn nào đó được xem là bất lợi cho việc sử dụng sẽ không được đánh giá, mặc dù các nhân tố khác của nó thuận lợi hay trung bình.

Thang bậc đánh giá: tuỳ theo yêu cầu đánh giá (khái quát hoặc chi tiết),

thường lựa chọn thang đánh giá từ 2, 3…10 cấp hoặc nhiều hơn.

Chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn phụ thuộc đối tượng, mục đích đánh giá. Yêu cầu

của chỉ tiêu là các đặc điểm đặc trưng của lãnh thổ (có thể là chỉ tiêu giới hạn đối với mục đích sử dụng lãnh thổ đó). Bao gồm: các chỉ tiêu tự nhiên, các chỉ tiêu kinh tế xã hội và

hoạt động nhân tác. Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá tuân thủ các nguyên tắc:

- Chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với yêu cầu của chủ thể (dạng sử dụng).

- Số lượng yếu tố chỉ tiêu lựa chọn phải ít hơn hoặc bằng số lượng tính chất của các CQ đã biết và liệt kê trong bản đánh giá.

- Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hố trong khơng gian.

Tuỳ vào mục đích đánh giá, số lượng và mức độ quan trọng của chỉ tiêu đánh giá sẽ thay đổi. Với mỗi mục đích, lựa chọn những loại chỉ tiêu thích hợp, xác định trọng số theo thứ tự ưu tiên cho từng chỉ tiêu.

1.1.3.4. Phương pháp đánh giá cảnh quan

Để ĐGCQ của một lãnh thổ nào đó, phải thơng qua một hệ thống các phương pháp đa dạng, phức tạp, có nhiều cách và hình thức đánh giá, cần lựa chọn được phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp, bởi nó phản ánh kết quả, mức độ chính xác, chi tiết của đánh giá. Trên quan điểm tiếp cận địa lí tổng hợp trong ĐGCQ có thể sử dụng các phương pháp mơ hình hóa, phương pháp bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định tính, thang điểm có trọng số.

Bất kỳ nghiên cứu địa lí ứng dụng nào đối với một lãnh thổ cụ thể cũng phải có 3 giai đoạn: Nghiên cứu cơ bản, đánh giá và kiến nghị. Trong đó, đánh giá là khâu kết nối giữa giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Tùy vào mục đích ĐGCQ mà sử dụng các phương pháp đánh giá sao cho đạt hiệu quả, bao gồm các phương pháp sau:

Phương pháp đánh giá thành phần: là phương pháp đánh giá cho các mục đích,

giải quyết các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đánh giá đất cho việc phát triển trồng các loại cây công nghiệp dài ngày. Bảo vệ và phát triển môi trường bền vững về thực chất bao gồm việc nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống đặc điểm của các tổng hợp thể tự nhiên ở các cấp bậc khác nhau. Với phương pháp này, các thành phần tự nhiên được tách biệt ra khỏi mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

Phương pháp đánh giá tổng hợp: là cách đánh giá xét đến tất cả các mối

quan hệ và tác động tương hỗ của các yếu tố và các thành phần tự nhiên, cũng như giữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức không gian, cấu trúc, động lực của cảnh quan, với đặc trưng phân hóa của các dạng sử dụng tài nguyên một cách có quy luật và hiệu quả trên lãnh thổ cũng như sự phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố con người, thông qua các hoạt động kinh tế. Đánh giá tổng hợp dựa trên các phép phân tích về thích nghi sinh thái, sự bền vững xã

hội, bền vững môi trường và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng phương pháp này cần có thêm những lý giải, xem xét kỹ những vấn đề lý thuyết đánh giá, phương pháp luận, các thủ thuật, phương pháp tiến hành đối với mỗi đối tượng cũng như ở mỗi một đơn vị lãnh thổ riêng biệt khác nhau.

Qua nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà địa lí Xơ Viết, các mơ hình đánh giá tổng hợp khái quát cho các lãnh thổ: mơ hình đánh giá chung của L.I Mukhina (1970); mơ hình đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN cộng hoà Ucraina của A.M Marinhich (1970); mơ hình đánh giá thiết kế lãnh thổ Cộng hòa Ucraina của P.G Sisenko (1983) và nhiều cơng trình khác. Có thể khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp theo mơ hình sau:

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình đánh giá cảnh quan

Dựa trên việc nghiên cứu ĐGCQ, tác giả sẽ đưa ra mức độ thích nghi của từng đối tượng sản xuất nông - Lâm nghiệp một cách phù hợp ở địa bàn huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Tính thích nghi được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của của loại hình sử dụng đất và đặc điểm tự nhiên của các dạng cảnh quan. Điểm đánh giá được tính theo một trong các phương pháp sau đây [10]:

Phương pháp tính tổng hoặc trung bình cộng các điểm thành phần. Phương pháp tính tích hoặc trung bình nhân các điểm thành phần. Phương pháp phân tích nhân tố.

Phương pháp tích hợp đánh giá đất đai tự động và hệ thơng tin địa lí (gọi tắt là phương pháp tích hợp ALES - GIS).

Đặc trưng của các đơn vị tổng hợp tự nhiên

Đặc điểm sinh thái cơng trình đặc trưng kĩ thuật - công nghiệp của các

ngành sản xuất

Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên

và bảo vệ môi trường Đánh giá tổng hợp

Xác định mức độ thích nghi của các thể tổng hợp tự nhiên đối với các

Các nhiệm vụ được đặt ra để giải quyết trong q trình đánh giá có thể khác nhau. Cơng thức đánh giá thích nghi sinh thái chung có dạng:

Trong đó:

(A) là địa tổng thể/cảnh quan

(X) là dạng sử dụng, khai thác tài nguyên (Y) là điều kiện

Các nhóm nhiệm vụ đánh giá cảnh quan có các dạng sau: “X” đã xác định, tìm “A”

“A” đã xác định, tìm “X” Tìm “A” và “X”

“A” và “X” đã biết, tìm điều kiện “Y” tối ưu.

Các vấn đề lý luận, phương pháp luận đánh giá thích nghi sinh thái CQ cho một số đối tượng cây trồng, vật ni, các loại hình sản xuất, kinh tế đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập khá kỹ, cũng như đã có những kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn.

Trong đề tài này, tác giả lựa chọn các cây su su, bí đỏ, bí xanh, lạc, đậu tương, dưa hấu, mía, gấc, đào, lê, chuối ngự trồng trên địa bàn huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Vì phần lớn các loại cây này trồng ở huyện và đã cho thu hoạch, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, được xem là loại cây xóa đói giảm nghèo và cây làm giàu của huyện Tam Đảo, có loại đã tạo nên thương hiệu riêng của Tam Đảo như su su.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)