Biến động nguồn lao động huyện Tam Đảo giai đoạn 2004 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 64)

(Đơn vị: người) Chỉ tiêu 2004 2005 2009 2010 2015 2020 (Dự báo) 1.Tổng dân số 67 235 67 990 70 694 71 528 78 232 80 187 2. Tổng LĐ đang làm việc 31 197 32 002 34 136 34 579 37 754 40 132

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 20 235 19 921 17 956 18 189 19 774 20 047

- Công nghiệp, TTCN, xây dựng 5 269 5 588 7 305 7 400 8 195 10 033

- Dịch vụ 5 603 6 493 8 875 8 990 9 313 10 052

3. Chất lượng nguồn lao động

- Lao động chưa qua đào tạo 30 149 30 821 31 166 29 392 26 076 24 079

- Công nhân kỹ thuật 225 320 1 092 2 974 5 588 7 224

- Trình độ trung cấp 490 512 922 1 176 2 608 4 013

- Cao đẳng, đại học trở lên 333 349 956 1 037 2 980 4 816

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch [66]

Tam Đảo là huyện miền núi mới được tái lập, điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật cịn thiếu, trình độ dân trí cịn thấp và chưa đồng đều, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng núi. Tỷ lệ dân số hoạt động trong các ngành nông, lâm, thủy sản

khá thấp ở địa bàn cấp huyện (52,6% năm 2010). Một bộ phận tương đối lớn dân cư đã chuyển sang các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (7 400 người, chiếm 21,4%) và các ngành dịch vụ (8 990 người, chiếm 26,0%).

- Về chất lượng của nguồn lao động: Nhìn chung nguồn lao động của Tam Đảo

có chất lượng thấp. Số người lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn (91,3% năm 2010). Lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung vào đội ngũ công chức cấp xã, huyện và viên chức các ngành giáo dục, y tế...

Với những đặc trưng về dân số và nguồn lao động như trên, Tam Đảo vừa có thuận lợi trong phát triển kinh tế, vừa có những khó khăn, đặc biệt là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ du lịch và tiểu thủ công nghiệp.

2.1.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, nhưng sau 6 năm được tái lập và đi vào hoạt động Tam Đảo đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Liên tục trong 6 năm từ 2004 - 2010 kinh tế Tam Đảo ln duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 18,22%, đặc biệt giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn các năm 2006 - 2010 tăng bình quân 18,53%/năm (mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện 2006 - 2010 là 14 - 16%/năm).

Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh bình quân đầu người tăng từ 3,6 triệu đồng năm 2004 lên 7,96 triệu đồng năm 2010 và từ 4,7 triệu đồng năm 2004 lên 17,75 triệu đồng năm 2010 tính theo giá thực tế. Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng đang dần được hoàn thiện: Tổng giá trị sản xuất 5 năm (từ 2011 - 2015) đạt 11.442 tỷ đồng, tăng bình quân 13,23% (trong đó: nơng - lâm nghiệp - thủy sản tăng 1,95%; công nghiệp - xây dựng tăng 17,29%; dịch vụ tăng 20,62%). Giá trị sản xuất bình quân đầu người theo giá thực tế là 35,869 triệu đồng [66].

Nông, lâm, thủy sản là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao về giá trị sản xuất nếu so với các huyện khác trong tỉnh, với mức bình quân chung 11,16%/năm thời kỳ 2004 - 2010 và 12,55% giai đoạn 2006 - 2010 [4]. Sự tăng trưởng nhanh của nhóm ngành này chủ yếu do tác động của chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng

đẩy mạnh các cây có giá trị kinh tế cao và với sự tăng nhanh của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, mức tăng của nông nghiệp thấp so với mức tăng chung của nhóm ngành trên địa bàn huyện lại là nhân tố làm giảm sự tăng trưởng chung và buộc các ngành dịch vụ và tiểu thủ cơng nghiệp phải có mức tăng trưởng rất cao.

Cơng nghiệp và xây dựng là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng bình quân 38,72%/năm cho thời kỳ 2004 - 2010 và giảm còn 27,22% giai đoạn 2006 - 2010. Dịch vụ là nhóm ngành có mức tăng cao thứ 2 với mức tăng bình quân 21,2%/năm thời kỳ 2004 - 2010 và 22,45% giai đoạn 2006 - 2010, nhưng lại có tỷ trọng lớn, nên sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ có ý nghĩa quyết định tới tăng trưởng chung của các ngành kinh tế trên địa bàn huyện.

b) Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2005, các ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 7,6% trong cơ cấu giá trị sản xuất. Năm 2006, tỷ trọng các ngành này đã tăng lên đến 24,65%.

Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2015 nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 37,67%; công nghiệp - xây dựng 22,63%; dịch vụ 39,7%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 64)