Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 95 - 103)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Định hướng sử dụng không gian lãnh thổ huyện Tam Đảo cho phát triển

3.4.1. Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp

Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn ngành trong giai đoạn 2011-2020 đạt 5,15%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 là 6,32%, giai đoạn 2016-2020 là 4,0%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 là 4,5%/năm.

Tăng giá trị sản xuất theo giá 1994 của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản từ 230,1 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 380,4 tỷ đồng năm 2020.

a) Trồng trọt

Giảm diện tích trồng lúa tẻ thường, tăng diện tích trồng lúa chất lượng cao như: lúa thơm, lúa nếp hoa vàng,... Diện tích trồng lúa sẽ cịn 2.667,33 ha vào năm 2015 và 2.500 ha vào năm 2020. Tăng diện tích trồng ngơ ở những chân ruộng thấp vùng bãi, vùng đất chân ruộng cao vào vụ đơng. Diện tích ngơ sẽ giữ ở mức 1.650 - 2.100 ha vào năm 2020.

Quy hoạch vùng cây thực phẩm (lạc, đậu tương...), cây hoa và cây rau ở các xã và thị trấn Tam Đảo, trong đó vùng trồng su su ở các xã Tam Quan, Hồ Sơn và thị trấn Tam Đảo, diện tích lên đến 500 ha. Mở rộng diện tích bí xanh, dưa hấu; nghiên cứu và phát triển hoa, cây cảnh…

Mở rộng diện tích cây ăn quả ở vùng ven các hồ tạo vùng du lịch sinh thái theo mơ hình nhà vườn. Trồng mới các loại cây ăn quả ôn đới (đào Pháp, lê Tai Nung...) trên phần diện tích thị trấn Tam Đảo; mở rộng diện tích chuối Ngự. Nghiên cứu bố trí cây ăn quả ơn đới trong khuôn viên quy hoạch khu nghỉ Tam Đảo 2. Nâng diện tích cây ăn quả các loại từ 1.090 ha năm 2010 tăng lên 1.500 ha và giữ vững vào năm 2020.

Trồng cây dược liệu, hình thành vùng nguyên liệu cho các bài thuốc cổ truyền phục vụ nhân dân và khách du lịch ở khu vực rừng quốc gia Tam Đảo.

b) Chăn nuôi

Phát triển mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm và những loại sản phẩm mới như nhím, thỏ, lươn, dế... có giá trị kinh tế, có độ an tồn thực phẩm cao; tiếp tục đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính; khuyến khích phát triển chăn ni tập trung theo mơ hình các trang trại, ni gia cầm theo mơ hình vườn đồi.

Đến 2015, có 28.312 con trâu bị, 83.750 con lợn, 1.898,6 nghìn con gia cầm và năm 2020 đạt 36.136 con trâu bò, 109.500 con lợn và 2.725,7 nghìn con gia cầm.

Tăng quy mô đi đôi với tăng trọng lượng xuất chuồng; nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm gắn với phát triển dịch vụ du lịch.

Phát triển các loại sản phẩm chăn nuôi đặc sản như lợn lửng, lợn rừng, nhím, dế... Để phục vụ cho khách du lịch, cần tổng kết và nhân rộng các mơ hình chăn ni đặc sản này.

c) Lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp theo 3 hướng: Phát triển vùng nguyên liệu chế biến gỗ, xây dựng và khai thác rừng tự nhiên dưới dạng khoanh nuôi tái sinh và khai thác các nguồn lợi từ vốn đặc dụng (dược liệu và dịch vụ du lịch, bảo tồn nguồn gen...). Giữ vững và tăng độ che phủ rừng lên 65% vào năm 2015 và duy trì vào các năm sau.

3.4.2. Định hướng sử dụng không gian lãnh thổ huyện Tam Đảo cho phát triển nông - lâm nghiệp nông - lâm nghiệp

3.4.2.1. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Kết quả đánh giá CQ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ, phát triển nông, lâm nghiệp. Mỗi một CQ cụ thể có một chức năng riêng, phù hợp từng ngành sản xuất cụ thể. Từ đó, chúng tơi đưa ra một số định hướng phát triển như sau:

* Chuyển đổi sử dụng đất

Trên một số CQ hiện tại việc sử dụng đất đem lại hiệu quả chưa cao, vì vậy chúng tơi kiến nghị định hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cơ sở của việc định hướng là căn cứ vào kết quả đánh giá CQ, các cơ sở đã nêu ở trên và hiệu quả kinh tế của các hình thức sử dụng đất hiện tại:

+ Các đơn vị CQ thuộc hệ sinh thái trảng cỏ xen nương rẫy, hiện đang sử dụng thiếu hiệu quả cần chuyển đổi sang mục đích lâm nghiệp hoặc phát triển theo mơ hình kinh tế nơng lâm kết hợp nhằm khai thác lợi thế về tự nhiên và nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Các CQ đảm nhiệm vai trị trồng rừng có thể chuyển đổi sang hướng phát triển kinh tế theo mơ hình kinh tế nơng lâm kết hợp nhằm tận dụng lợi thế đất đai, nguồn lao động. Mơ hình này nhân rộng sẽ vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, lại vừa có vai trị bảo vệ mơi trường sinh thái và phát triển bền vững.

+ Thơng qua q trình đánh giá, chúng tôi nhận thấy các CQ hiện đang phát triển các loại cây hàng năm và cây công nghiệp, hoa màu của huyện có thể chuyển đổi theo hướng phát triển mơ hình kinh tế nơng lâm kết hợp. Tùy vào ưu thế cao hơn cho phát triển nông nghiệp hoặc lâm nghiệp cho từng loại CQ mà ưu tiên phát triển kinh tế theo hướng nông, lâm một cách hợp lý...

* Cần chuyển đổi mơ hình canh tác nơng nghiệp truyền thống sang mơ hình kinh tế sinh thái nơng, lâm nghiệp thâm canh cho năng suất và sản lượng cao. Lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao. Tăng cường công tác tiếp thị tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lâu dài và ổn định cho huyện.

3.4.2.2. Xác lập mơ hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp

Tam Đảo là một huyện miền núi, kinh tế của các hộ gia đình cịn nhiều khó khăn, thu nhập chính vẫn từ nơng, lâm nghiệp. Tài ngun đất của huyện khá phong phú nhưng người dân chưa biết khai thác hết tiềm năng. Nạn chặt phá rừng, canh tác nương rẫy, hiện tượng du canh du cư cịn khá phổ biến ở địa phương. Chính điều này đã làm gia tăng nguy cơ thối hóa đất, phá hủy thảm thực vật. Và như vậy vịng xốy đói nghèo lại làm tăng thêm nguy cơ phát triển không bền vững cho huyện.

Hình 3.2 Sơ đồ: Vịng xốy đói nghèo của người dân miền núi

Mơ hình NLKH là mơ hình phát triển bền vững và phù hợp nhất đối với thực tế của huyện. Bởi vậy mơ hình này đem lại rất nhiều lợi ích:

Mơ hình NLKH là tên gọi ghép của các hệ thống sử dụng đất, mà trong đó việc gieo trồng và quản lý có suy nghĩ những cây trồng lâu năm (cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả) trong sự phối hợp hài hòa hợp lý với những cây trồng nông nghiệp ngắn ngày hoặc gia súc theo thời gian và không gian trong hệ thống bền vững về mặt sinh thái, xã hội và kinh tế.

Nghèo đói Phá rừng

rrõng

Hình 3.3. Sơ đồ Lợi ích KT - XH và mơi trường của mơ hình NLKH

Dựa vào cấu trúc rừng, cây trồng, đồng cỏ và chăn ni, chúng ta cịn có thể chia ra các hình thức:

- Cây rừng + cây trồng hàng năm: NLKH - Cây dài ngày + cá: lâm - ngư kết hợp - Cây dài ngày + đồng cỏ: lâm - súc kết hợp - Cây dài ngày + nuôi ong: lâm - ong kết hợp

- Cây dài ngày + cây trồng lâu năm + đồng cỏ: lâm - nông - súc kết hợp - Cây dài ngày + nuôi tằm: lâm - tằm kết hợp

Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều hộ đang thực hiện theo mơ hình NKLH mang lại nhiều hiệu quả. Qua điều tra chúng tôi thấy một số dạng mơ hình NLKH phổ biến có tại huyện Tam Đảo (Bảng 3.8):

Bảng 3.9: Kết cấu một số mơ hình nơng - lâm kết hợp

STT Kết cấu mơ hình Cơ cấu cây trồng vật ni (Ví dụ ở huyện)

1 R-V-A-C-Rg Bạch đàn, keo, su su, vải, sắn, ngô, ruộng lúa, đậu tương, lợn, gà, vịt, cá...

2 R-V-A-C Bạch đàn, vải, sắn, cam, dứa, xoài, lợn, gà, vịt, cá...

3 V-A-C Vải, nhãn, sắn, lợn, gà, vịt, cá...

4 V-A-C-Rg Vải, su su, hồng, sắn, ngô, lúa, đậu tương, lợn, gà, vịt, cá... 5 R-V-C-Rg Bạch đàn, keo, su su, vải, sắn, ngô, lúa, đậu tương,

lợn, gà, vịt.

6 R-V-C Bạch đàn, keo, tre bát độ, lợn, gà, vịt

Lợi ích kinh tế Lợi ích xã hội Lợi ích mơi

trường sinh thái

Đa dạng hóa sản

phẩm hàng hóa các kinh nghiệm bản địa Tạo việc làm.Bảo tồn Bảo vệ tài nguyên Đa dạng sinh học

häc

Trong đó:

R-V-A-C-Rg: Rừng - vườn -

ao - chuồng - ruộng

R-V-A-C: Rừng - vườn - ao - chuồng V-A-C: Vườn - ao - chuồng

V-A-C-Rg: Vườn - ao - chuồng - ruộng R-V-C-Rg: Rừng - vườn - chuồng - ruộng R-V-C: Rừng - vườn - chuồng

3.4.2.3. Định hướng bố trí khơng gian lãnh thổ sản xuất theo các đơn vị cảnh quan cho việc phát triển nông - lâm nghiệp huyện Tam Đảo

Bảng đánh giá tổng hợp các loại CQ cho phát triển nông, lâm nghiệp huyện Tam Đảo cho thấy có những CQ chỉ thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, có những CQ lại chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, có CQ thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, và rất nhiều loại CQ lại vừa thích hợp cho phát triển nơng nghiệp, vừa thuận lợi để phát triển lâm nghiệp.

Kết quả đánh giá cho định hướng sử dụng sẽ lựa chọn bố trí phát triển cho ngành có mức độ thuận lợi cao hơn. Các CQ số có kết quả đánh giá chung là N3L1 sẽ ưu tiên cho phát triển lâm nghiệp.

Trong trường hợp một số CQ có điểm đánh giá đều thuận lợi cho việc phát triển 2 ngành, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên cũng như KT - XH của huyện, chúng tôi sẽ lựa chọn và ưu tiên cho ngành nào có lợi thế hơn. Tuy nhiên, trong định hướng phát triển bền vững khu vực trung du và miền núi, thì việc phát triển mơ hình kinh tế nơng lâm kết hợp sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Một số CQ trảng cỏ cây bụi, tuy ít thích hợp cho phát triển lâm nghiệp song chúng tôi vẫn ưu tiên cho việc phát triển lâm nghiệp nhằm phát triển diện tích rừng phịng hộ khu vực đồi núi, tăng cường độ che phủ và nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phương.

Lần lượt xét cho các CQ chúng tơi có kết quả như sau: * Không gian ưu tiên bảo vệ rừng và đa dạng sinh học

Các CQ này là rừng thưa và rừng trồng trên đất xám trên núi, đất xám trên đồi. Không gian này ưu tiên cho bảo vệ rừng, nghiêm cấm khai thác gỗ, săn bắn động vật hoang dã. Để thực hiện cho việc bảo vệ cần có biện pháp chế tài và hình thức xử phạt đúng mức.

* Không gian ưu tiên khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng mới

Các CQ hiện là rừng trồng và trảng cỏ và cây bụi, phân bố trên địa hình có độ dốc khá lớn. Những nơi đã trồng rừng, cần tiếp tục chăm sóc, khoanh ni và bảo vệ.

Những nơi là trảng cỏ cây bụi xen nương rẫy hiệu quả kinh tế thấp, cần tiến hành trồng rừng mới.

* Không gian ưu tiên phát triển mơ hình kinh tế nơng lâm kết hợp

Khu vực này có địa hình chủ yếu là các đồi bát úp, độ dốc không quá lớn từ 50 đến 150. Bên cạnh việc sử dụng đất và định cư, đất ở, cịn có thể phát triển mơ hình nhà vườn, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm kết hợp trồng rừng. Những nơi có độ dốc lớn cần ưu tiên cho trồng rừng. Biện pháp canh tác nên thực hiện theo việc trồng theo đường đồng mức. Khơng gian này chiếm diện tích lớn nhất của huyện.

* Không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp

Những khu vực có chức năng sản xuất lương thực cho tồn huyện. Tuy diện tích khá hạn chế, song khơng gian này có vai trị rất quan trọng trong việc cung cấp lương thực thực phẩm cho nhân dân địa phương, đảm bảo tự túc một phần lương thực. Các loại cây trồng chính là lúa nước, hoa màu và cây hàng năm.

* Không gian ưu tiên phát triển ni trồng thủy sản và mục đích thủy lợi

Khơng gian này chiếm một diện tích nhỏ song lại có vai trị rất lớn. Nơi đây vừa có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt và là nguồn cung cấp, điều tiết nước quan trọng không chỉ cho các xã thuộc huyện mà cịn phục vụ cơng tác thủy lợi cho các huyện phía tây của tỉnh Vĩnh Phúc

Theo bản đồ tỉ lệ 1: 50 000

Hình 3.4. Bản đồ định hướng tổ chức khơng gian sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phhúc

Tiểu kết chương 3

Vì mục đích phát triển nơng - lâm nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Đảo đến năm 2020, huyện Tam Đảo cần có những giải pháp trọng tâm vào việc sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Các định hướng phát triển nông - lâm nghiệp cần được dựa trên cơ sở khoa học và thực tế trên địa bàn huyện Tam Đảo.

Từ kết quả đánh giá riêng cho từng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, kết quả đánh giá từng loại cảnh quan cho thấy toàn cảnh bức tranh tổng hợp các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp huyện Tam Đảo. Có những loại cảnh quan chỉ thích hợp cho phát triển nơng nghiệp cịn có những loại chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, nhưng cũng lại có những loại cảnh quan thích hợp cho cả phát triển nông - lâm nghiệp, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế của huyện và bảo vệ môi trường.

Định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ và định hướng bố trí khơng gian lãnh thổ sản xuất cho việc phát triển nơng - lâm nghiệp theo mơ hình nơng lâm kết hợp được người dân chấp thuận và đem lại hiệu quả cao làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện. Đây có thể được xem là một trong những chiến lược tổng thể của cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn miền núi, đem lại nhiều những cơ hội và thách thức lớn cho huyện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)