Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 49 - 53)

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1. Địa chất, khoáng sản

Theo cơng trình Dư địa chí Vĩnh Phúc (2012), trên địa bàn huyện Tam Đảo có sự phân bố của sáu nhóm đá khác nhau [54]:

- Nhóm đá trầm tích lục nguyên màu đỏ: phân bố ở phía Đơng Nam huyện Tam Đảo, bao gồm đá cát kết, đá phiến sét màu đỏ nâu, phớt lục, phớt tím xen kẽ với bột kết, đá phiến sét phớt đỏ hệ tầng Nà Khuất.

- Nhóm đá trầm tích lục ngun có chứa than: phân bố thành dải hẹp ở khu vực xã Đạo Trù (Tam Đảo), thành phần gồm đá cuội kết, đá cát kết, đá phiến sét, sét than và lớp than đá; phần trên gồm cát kết, bột kết, đá phiết sét màu xám vàng, xám thẫm thuộc hệ tầng Văn Lãng. Các trầm tích Neogen lộ ra ở khu vực dọc rìa Tây Nam huyện Tao Đảo, nằm kẹp giữa các hệ thống đứt gãy sông Chảy và sông Lô, bao gồm đá cát kết và đá sét kết màu xám đen.

- Nhóm đá phun trào: phân bố ở toàn bộ dãy núi Tam Đảo, bao gồm tướng phun trào thực sự: đá ryolit đaxit, ryolit porphyr có ban tinh thạch anh, felspat, plagiolas; tướng á phun trào: xuyên cắt các loại đá phun trào, gồm ryolit porphyr có ban tinh lớn, ít felspat dạng đai mạch nhỏ; tướng phun nổ: các thấu kính từ chứa ít mảnh dăm, bom núi lửa của hệ tầng Tam Đảo. Các loại đá phun trào Tam Đảo chủ yếu là đá ryolit, một số là đaxit.

- Nhóm đá magma xâm nhập: thuộc phức hệ sơng Chảy, phân bố ở phía Tây Bắc huyện Lập Thạch, bao gồm đá granodiorit, granit hạt từ vừa đến lớn, granit 2 mica, granit muscovit hạt vừa đến nhỏ, các mạch aplit, pegmatit. Đặc điểm của các loại đá này là giàu nhôm, giàu kiềm. Các loại đá magma xâm nhập nằm trong hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam, gồm hệ thống đứt gãy sông Chảy và sông Lô.

Huyện Tam Đảo khơng có nhiều tài ngun khống sản. Trên địa bàn huyện có cát, sỏi ở các xã ven sơng Phó Đáy có thể khai thác làm vật liệu xây dựng; có quặng sắt và 2 mỏ đá ở xã Minh Quang với trữ lượng có thể khai thác trong vài chục năm, nhưng đang gây ô nhiễm và làm ảnh hưởng đến cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp của Huyện.

Tiềm năng khống sản ít là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của Huyện, nhất là cơng nghiệp khai khống. Tuy nhiên đây lại là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển nơng, lâm nghiệp của huyện Tam Đảo. Bởi vì, khai thác và chế biến khống sản tạo ơ nhiễm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thu hẹp diện tích nơng, lâm nghiệp. Khi khống sản ít thì sự ảnh hưởng của nó tới nơng - lâm nghiệp ít.

2.1.2.2. Địa hình

Địa hình huyện Tam Đảo được tạo thành là kết quả hoạt động tổng hợp của các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh cùng với tác động của con người. Nhìn chung địa hình nằm trên một bán bình ngun bóc mịn, mang tính chất miền đồi với độ cao trung bình khoảng 500 m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia thành 2 vùng: núi; đồi và đồng bằng xen kẽ.

- Vùng núi: dãy núi Tam Đảo là địa hình núi trung bình, (thuộc địa phận của ba

tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang) hình thành liên quan đến sự hoạt động của núi lửa thuộc hệ Triat thống Trung (cách ngày nay khoảng 145 triệu năm). Dãy Tam Đảo có chiều dài hơn 50 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với hơn 10 đỉnh cao trên dưới 1 400 m, trong đó đỉnh cao nhất là Tam Đảo (1592 m) và ba đỉnh Thạch Bàn (1388 m), Thiên Thị (1375 m), Phù Nghĩa (1400 m) nối liền với nhau như ba hòn đảo. Trong địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực Bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực Đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km.

Miền núi Tam Đảo thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, chính vì vậy ở đây đã thành lập vườn quốc gia Tam Đảo.

- Vùng đồi và đồng bằng xen kẽ: là phần kế tiếp vùng núi, chủ yếu là đồi tích

tụ, được hình thành do q trình tích tụ và xâm thực, phân bố ở các cửa suối lớn trong chân núi Tam Đảo như các suối ở Đạo Trù, Tam Quan, Hợp Châu, … Do tích tụ nên dạng đồi này có diện tích nhỏ, cấu tạo chủ yếu là cuội, cát, sỏi, bột sét… Các đồi thường bị dòng nước ăn vào một bên sườn hoặc cả hai bên nếu ở giữa có dịng chảy.

Xen kẽ giữa các đồi tích tụ là đồng bằng giới hạn, được hình thành do sự phá huỷ lâu dài của vùng núi, do sự bóc mịn, xâm thực của nước mặt, nước ngầm và nước sơng băng (thời kỳ băng hà). Chính những yếu tố ngoại lực này đã biến vùng

núi cao thành vùng núi thấp, dần dần thành vùng đồi và sau đó thành vùng đồng bằng có giới hạn (do bao quanh nó vẫn là đồi núi).

2.1.2.3. Khí hậu

Huyện Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều mang đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc. Do địa hình phía Đơng Bắc là dãy núi Tam Đảo chạy dài xuống Đông Nam tạo nên một bức tường chắn gió mùa đơng bắc lạnh nên nhiệt độ mùa đông của Tam Đảo cao hơn so với một số tỉnh cùng vĩ độ ở vùng Đông Bắc. Ngược lại về mùa hè lại là hướng mở đón gió nên Tam Đảo có mưa nhiều.

Khí hậu của Tam Đảo phân hóa theo đai cao. Toàn bộ vùng núi Tam Đảo mang sắc thái của khí hậu ơn đới, nhiệt độ trung bình 18oC-19oC, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù che phủ. Tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 11oC. Tuy nhiên ở Tam Đảo quanh năm khơng có tháng nào nhiệt độ trung bình vượt q 25oC và nhiệt độ tối cao tuyệt đối không vượt quá 35oC. Do vậy, Tam Đảo là nơi có khí hậu thuận lợi cho việc ni trồng các loại nơng sản có nguồn gốc cận nhiệt và ơn đới.

Nhìn chung trong tồn huyện, khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi thể hiện ở biên độ giao động nhiệt độ ngày đêm khá lớn. Hướng gió thịnh hành là hướng Đơng - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đơng Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm ở huyện Tam Đảo khoảng 1500 mm - 1800 mm, thấp hơn mức bình qn ở các tỉnh phía Bắc (1830 mm). Mưa chủ yếu vào mùa hạ, mưa thường do bão gây ra, chủ yếu là mưa rào và mưa dông. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm tới 85% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, trung bình khoảng 300mm/tháng và thường xuất hiện các cơn dông, đôi khi kèm theo mưa đá. Ngồi ra cịn có các hiện tượng úng lụt, khơ hạn, lốc xốy ảnh hưởng xấu đến đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhất là hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 49 - 53)