Kế hoạch sản xuất nếp của xã giai đoạn 2006 – 2010

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 46 - 48)

Lúa nếp ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010

Diện tích Ha 2.107,6 1.398 1.680 2.377 2.187

Năng suất Tấn/ ha 6,035 6,406 6,244 6,270 6,300

Sản lượng Tấn 12.179 8.955 10.490 14.916 13.793

(Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế xã Tân Hòa giai đoạn 2006 – 2010)

Nhìn chung, kế hoạch phát triển về lúa nếp của xã trong giai đoạn 2006 – 2010 là giảm diện tích trồng nếp vào năm 2007 – 2008, nhưng lại tăng vào năm 2009 – 2010, nguyên nhân là năm 2007 toàn huyện có một số vùng đê bao kép kính đã được xả lũ vì thế mà năng suất có xu hướng tăng dần. Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông xã thì vụ Thu Đông làm không hiệu quả bằng 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Mục đích của xã là sẽ thay thế dần vụ Thu Đông bằng mô hình 2 lúa – 1 màu. Khi sản xuất theo mô hình này một mặt sẽ giữ được độ màu mỡ của đất, mặt khác sẽ thu lợi nhuận nhiều hơn so với làm vụ nếp ở vụ Thu Đông.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NẾP CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ TÂN HÒA, HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG 4.1. MÔ TẢ CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NẾP.

Việc sản xuất và hoạt động kinh doanh tại vùng nghiên cứu liên quan đến nguồn lực sẵn có của nông hộ thường tập trung vào bốn nguồn lực chủ yếu sau:

- Nguồn lực lao động.

- Nguồn lực vốn đầu tư cho sản xuất nếp. - Nguồn lực đất đai canh tác.

- Nguồn lực kỹ thuật sản xuất

Tổng hợp kết quả điều tra 50 hộ tại địa bàn nghiên cứu ta có được các kết quả như phân tích sau đây.

4.1.1. Nguồn lực lao động

Để nghiên cứu quá trình sản xuất của nông hộ chúng ta tiến hành xem xét các vấn đề: số nhân khẩu, số lao động trực tiếp sản xuất, trình độ văn hóa. Kết quả khảo sát trên 50 hộ nông dân về nguồn lực lao động được thể hiện như sau:

Bảng 9. Tổng hợp số thành viên trong gia đình, lao động trực tiếp sản xuất và trình độ văn hóa của nông hộ.

Chỉ tiêu Thấpnhất nhấtCao Trungbình

Số thành viên trong gia đình (người) 2 8 4,34 Lao động trực tiếp sản xuất (người) 1 6 2,64

Trình độ văn hóa (lớp) 4 12 8,34

Kinh nghiệm sản xuất (năm) 3 30 13,40

(Nguồn: Số liệu điều tra 50 hộ 03/2009)

4.1.1.1. Số nhân khẩu

Kết quả nghiên cứu cho ta thấy rằng số nhân khẩu của các hộ trung bình là 4,34 người (32%), ít nhất là 2 người (4%), cao nhất là 8 người (2%) và đa số các hộ có khoảng 4 đến 6 người và các hộ đã có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cũng khá lâu, trung bình 13,40 năm (Bảng 9), với trình độ học vấn tương đối cao

(đạt trung bình khoảng lớp 8). Trong tổng số hộ được phỏng vấn thì chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 100%. Bởi toàn xã có 8.424 nhân khẩu, trong đó người Kinh chiếm 8.405 nhân khẩu (đạt 99,77%), dân tộc Hoa chiếm 6 nhân khẩu (đạt 0,07%), dân tộc Khơme chiếm 9 nhân khẩu (đạt 0,11%), còn lại là các dân tộc khác là 4 nhân khẩu chiếm (0,05% so với toàn xã).

4.1.1.2. Số lao động trực tiếp sản xuất

Trong sản xuất nông nghiệp, thì nguồn lực lao động góp phần không kém đến hiệu quả sản xuất. Theo số liệu điều tra 50 hộ sản xuất nếp trên địa bàn xã, ta thấy được nguồn lao động phục vụ trong sản xuất như sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 46 - 48)