Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất nếp

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 55 - 60)

3.1.2 .Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

4.2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất nếp

2007 – 2008.

Sản xuất lúa nếp cũng giống như sản xuất các sản phẩm khác, tức là phải bỏ ra chi phí để đầu tư, và chi phí sản xuất này được xem là một yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Có thể nói, nó là yếu tố quyết định đến năng suất nếp và từ đó quyết định đến hiệu quả kinh tế của người nông dân.

4.2.1.1. Các khoản chi phí trong sản xuất nếp năm 2007 – 2008.

Bảng 18. Khoản mục về chi phí sản xuất nếp của nông hộ trong năm 2007 - 2008. Khoản mục Chi phí vụ Đông Xuân (Đồng/ 1000m2) Chi phí vụ Hè Thu (Đồng/ 1000m2) Chi phí bình quân 1 vụ cho cả năm (Đồng/ 1000m2) Tỷ trọng chi phí bình quân 1 vụ cho cả năm (%) Giống 67.315 66.728 67.021,5 4,17 Phân bón 748.765 753.086 750.925,5 46,71 Thuốc BVTV 282.215 287.037 284.626,0 17,70 Chuẩn bị đất 93.056 90.586 91.821,0 5,71 Gieo sạ 9.799 8.966 9.382,5 0,58 Bom nước 77.238 74.298 75.768,0 4,71 Phun thuốc 5.154 5.602 5.378,0 0,33 Làm cỏ 39.892 28.164 34.028,0 2,12 Cắt 127.315 137.809 132.562,0 8,25 Suốt 75.154 80.633 77.893,5 4,85 Vận chuyển 49.074 52.160 50.617,0 3,15

Chi phí thuê đất (nếu có) 12.346 12.346 12.346,0 0,77

Chi phí lãi suất (nếu có) 1.620 1.466 1.543,0 0,10

Chi phí khác 14.738 12.731 13.734,5 0,85

Tổng chi phí 1.603.681 1.611.612 1.607.646,5 100,00

(Nguồn: Tổng hợp 50 mẫu phỏng vấn nông hộ,3/2009) Qua bảng khoản mục cho ta thấy:

Năm 2007 -2008, nhìn chung tổng chi phí sản xuất nếp của 2 vụ Đông Xuân (1.603.681 đồng/vụ) và vụ Hè Thu (1.611.612 đồng/vụ) là tương đối cao và đa

dạng bao gồm chi phí trực tiếp như: chi phí làm đất, gieo trồng, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhiên liệu (chi phí bom nước), chi phí thu hoạch (cắt, suốt, vận chuyển), chi phí khác và chi phí cơ hội như chi phí lãi vay. Trong đó, chi phí trung bình 1 vụ cho cả năm của hộ sản xuất nếp thì chi phí phân bón (chiếm 46,71%), thuốc trừ sâu (17,70%) chiếm tỷ trọng lớn nhất, tổng trung bình 2 khoản chi phí này là 1.035.551,5 đồng/công/vụ). Điều này cho thấy, một mặt để đạt năng suất cao trong sản xuất nếp, người dân Tân Hòa sẵn sàng đầu tư xịt thuốc trừ sâu bệnh, với chi phí khá cao và công chăm sóc nhiều hơn, vấn đề này đang đi ngược lại với các biện pháp kỹ thuật được khuyến cáo như mô hình ba giảm ba tăng (giảm phun xịt thuốc bảo vệ thực vật), một mặt là do giai đoạn qua nhiều nguyên nhân tác động như: yếu tố môi trường gây sâu bệnh phát triển khắp nơi và có thể thành dịch bất cứ lúc nào, để tránh dịch hại người dân Tân Hòa đành phải sản xuất theo thói quen và kinh nghiệm là chính và khi nào cần thì cũng áp dụng khoa học kỹ thuật xen lẫn vào, chứ không áp dụng một cách triệt để, ngoài ra giá cả vật tư nông nghiệp trong những năm qua liên tục không ổn định, ... Nên làm cho chi phí sản xuất của nông hộ tăng lên đáng kể. Vì vậy, để thấy rỏ hơn và chính xác hơn hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất nếp ta cần xác định rõ từng yếu tố ảnh hưởng đến chi phí ở từng khâu sản xuất được thông qua biểu đồ sau:

Giống 4.17% Chi phí khác

0.85% Chi phí lãi suất

0.10% Phân bón 46.71% Chi phí thuê đất 0.77% Vận chuyển 3.15% Suốt 4.85% Cắt 8.25% Làm cỏ 2.12% Bơm nước 4.71% Phun thuốc 0.33% Thuốc BVTV 17.70% Chuẩn bị đất 5.71% Gieo sạ 0.58%

4.2.1.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất

a) Chi phí giống

Giống là một yếu tố khá quan trọng quyết định năng suất của vụ. Trung bình chi phí giống giữa các mùa vụ trong năm chênh lệch không cao lắm: vụ Đông Xuân chi phí giống trung bình là 67.315 đồng/công/vụ (chiếm 4,20%), vụ Hè Thu chi phí giống trung bình là 66.728 đồng/công/vụ (chiếm 4,14%) trong tổng chi phí sản xuất trên công/vụ, dẫn đến chi phí giống bình quân trên 1 vụ cho cả năm 67.021,5 đồng/công/năm (chiếm 4,17%). Hầu như các hộ nông dân trong vùng thường dùng giống tự sản xuất hoặc đổi của người thân, người quen xung quanh, do đó chi phí mua cũng không cao hơn giá nếp thường là bao nhiêu, trung bình là 4.000 đồng/kg. Thực tế, để có được nguồn giống nếp tốt đảm bảo chất lượng cho yêu cầu sản xuất, trong năm qua, Trung tâm Khuyến nông An Giang và Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức nhiều lớp huấn luyện về kỹ năng chọn tạo giống cho nông dân, kiến thức canh tác của nông dân càng được nâng cao. Do đó nông dân có thể tự mình sản xuất ra được giống thuần có chất lượng.

b) Chi phí phân bón, thuốc vật tư nông nghiệp

Có thể nói đây là chi phí quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí sản xuất nếp. Trung bình cả 2 chi phí này vào vụ Đông Xuân là 1.030.980 đồng/công/vụ (chiếm 64,29%), vụ Hè Thu chi phí bón phân và thuốc bảo vệ thực vật là 1.040.123 đồng/công/vụ (chiếm 64,54%) trong tổng chi phí sản xuất trên một vụ, dẫn đến chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật bình quân 1 vụ cho cả năm khá cao khoảng 1.035.551,5 đồng/vông/vụ (phân chiếm 46,71%, thuốc bảo vệ thực vật chiếm 17,70% trong tổng chi phí sản xuất của từng vụ). Nguyên nhân là do vùng này sản xuất theo hướng ba vụ, thời gian nghỉ ngơi của đất sau mùa vụ không nhiều, nên việc đất nông nghiệp bị suy thoái, bạc màu là điều khó tránh khỏi, mặc dù sau mỗi mùa thu hoạch nông dân cũng thường rải rơm, đốt đồng để tạo chất hữu cơ cho đất, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu chất dinh dưỡng cho đất. Vì vậy, việc cây lúa nếp sống nhờ vào phân hoá học là điều có thể giải thích. Mặc khác, thời gian này đã xuất hiện nhiều dịch bệnh sâu rầy như vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu, … đã khiến người dân sử dụng phân thuốc ngày càng nhiều. Việc sử dụng quá nhiều phân thuốc, một mặt có thể tạo ra năng suất cao

nhưng đồng thời cũng gây những tác hại to lớn cho môi trường. Ngoài ra, do trong năm qua giá cả vật tư tăng đột biến, nên cũng góp phần làm tăng chi phí trong sản xuất.

c) Chi phí chuẩn bị đất

Sau khi thu hoạch vụ trước, người dân trong vùng thường cày đất, phơi ải một thời gian để đất nghỉ ngơi nhưng tương đối ngắn (vì phần lớn là vùng sản xuất 3 vụ trong năm). Sau đó, chỉ xới đất là có thể chuẩn bị gieo trồng cho vụ tiếp theo. Chi phí trung bình cho khâu chuẩn bị đất cụ thể là vụ Đông Xuân 93.056 đồng/công (5,80%), vụ Hè Thu thì có hơi sụt giảm hơn so với Đông Xuân 90.586 đồng/công (5,62%) trong tổng chi phí của vụ, dẫn đến chi phí bình quân 1 vụ cho cả năm chiếm 5,71% tổng chi phí sản xuất. Qua đó cho thấy, chi phí chuẩn bị đất cũng ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất nếp của nông hộ, mặc dù ở mức không cao lắm nhưng không thể không kể đến. Bởi chúng vẫn là khâu đầu tiền cho 1 vụ sản xuất mới, nếu ta áp dụng tốt khâu này thì cũng góp phần giúp cho cây phát triển tốt hơn.

d) Chi phí gieo, sạ, cấy

Phần lớn các hộ nông dân trong vùng đều sử dụng công lao động gia đình, nên chi phí này ảnh hưởng không đáng kể đến tổng chi phí trong toàn vụ, cụ thể là vụ Đông Xuân tiền công gieo sạ trung bình là 9.799 đồng/công/vụ (chiếm 0,61%), vụ hè Thu là 8.966 đồng/công/vụ (chiếm 0,56%), nên chi phí gieo sạ bình quân 1 vụ cho cả năm là 9.382,5 đồng/công/vụ (chiếm 0,58%). Chi phí gieo sạ này được tính dựa trên thời gian gieo sạ 1 công chỉ tốn trung bình khoảng 30 phút (theo phỏng vấn của 50 hộ nông dân trong 4 ấp của xã), trong khi chi phí ngày công trung bình khoảng 50.000 đồng/ngày công. Nhưng số liệu trên chỉ lấy giá trị trung bình ở từng thời vụ khi đã được thống kê từ nhiều hộ nông dân lại. Theo thực tế thì chi phí gieo sạ này còn tùy theo từng hộ nông dân mà có cách trả đối với lao động thuê ngoài khác nhau như: trả theo đầu công có thể là 10.000 đồng/ công hoặc họ có thể tặng thêm tiền công cho người lao động.

e) Chi phí bom nước

Tân Hòa là một vùng đất hầu như đã được đê bao khép kín để nhằm giúp bà con nông dân thâm canh trong sản xuất. Vì vậy, nguồn nước phục vụ cho tưới

tiêu chủ yếu là từ các máy bom điện của họp tác xã cung cấp, cho nên phần lớn chi phí này đã được cố định theo quy định của chính quyền địa phương là khoảng 80.000 - 85.000 đồng/công/vụ tùy theo mùa vụ, chỉ còn số ít nông dân là dùng phương pháp thuê tự do bên ngoài hoặc là tự bom. Nên chi phí này trung bình khoảng 75.768,0 đồng/công/năm chiếm 4,71% tổng chi phí sản xuất bình quân 1 vụ cho cả năm (cụ thể vụ Đông xuân trung bình 77.238 đồng/công/vụ chiếm 4,82%, vụ Hè Thu là 74.298 đồng/ công/vụ chiếm 4,61%). Điều đó cho thấy chi phí này cũng có ảnh hưởng đến tổng chi phí và chi phí bom nước giữa các vụ chênh lệnh nhau cũng không đáng kể khoảng 2.940 đồng/công/vụ.

f) Chi phí làm cỏ.

Chi phí này trung bình khoảng 34.028,0 đồng/công/vụ chiếm 2,12% tổng chi phí sản xuất (cụ thể vụ Đông Xuân trung bình 39.892 đồng/công/vụ chiếm 2,49%, vụ Hè Thu là 28.164 đồng/công/vụ chiếm 1,75%). Bởi đa số hộ nông dân sử dụng lao động gia đình để tự xịt thuốc bón phân, còn lại là thuê mướn nhưng chi phí không nhiều, nên ảnh hưởng cũng không lớn đến tổng chi phí sản xuất.

g) Chi phí cắt, suốt

Hai loại chi phí này góp phần không kém trong tổng chi phí sản xuất của nông dân. Bởi phần lớn hiện nay nguồn lao động địa phương ngày càng thu hẹp, vì đã bị dịch chuyển dần theo hướng các thành thị, các khu công nghiệp lớn. Nên lao động địa phương chủ yếu là người già và trẻ em và số người ở độ tuổi lao động ngày càng ít dần đi. Nên dẫn đến chi phí thuê lao động ngày càng tăng. Trung bình chi phí suốt ở mỗi vụ khoảng 80.000 – 120.000 đồng/công chiếm khoảng 4,85% trong tổng chi phí trên vụ, chi phí cắt khoảng 120. 000 – 220.000 đồng/công/vụ chiếm từ 8,25% trên tổng chi phí của vụ. Điều đó, cho ta thấy cần phải tiến hành cơ giới hóa nông nghiệp để giúp nông dân có thể thuận tiện hơn trong quá trình sản xuất, nhất là khâu cắt, suốt này. Bởi vì đây là khâu đòi hỏi cần phải có nguồn lao động dòi dào.

g) Chi phí vận chuyển

Theo điều tra 50 hộ nông dân trong vùng nghiên cứu thì phần lớn người dân nơi đây sau khi thu hoạch nếp xong thì họ đều bán dưới hình thức tại đồng cho các thương lái, chỉ có một số ít nông dân là vận chuyển về nhà hoặc tới các lò sấy

ở địa phương để bán dưới hình thức nếp khô. Do đó, chi phí vận chuyển chỉ ảnh hưởng một ít đối với tổng chi phí, nhưng không thể không kể đến, vì nó cũng là một phần làm tăng chi phí trong sản xuất. Trung bình, chi phí này khoảng 50.617 đồng/công/vụ (vụ Đông xuân là 49.074 đồng/công/vụ chiếm 3,06% tổng chi phí trên công/vụ, vụ Hè thu là 52.160 đồng/công/vụ chiếm 3,24% so với tổng chi phí trên công/vụ).

h) Chi phí lãi suất.

Đa số các hộ được phỏng vấn thì không bị tác động nhiều bởi chi phí lãi suất, phần lớn họ sản xuất từ nguồn vốn tự có hoặc mua chịu vật tư nông nghiệp với giá cao hơn so với giá thị trường, chỉ có một số ít hộ là đi vay từ các ngân hàng nên lãi suất tương đối không cao lắm so với đi vay nóng bên ngoài. Trung bình, chi phí này khoảng 1.543, đồng/công/vụ (vụ Đông xuân là 1.620 đồng/công/vụ chiếm 0,10% tổng chi phí trên công/vụ, vụ Hè thu là 1.466 đồng/công/vụ chiếm 0,09% so với tổng chi phí trên công/vụ).

i)Chi phí thuê đất.

Có 98% nông dân sản xuất trên đất của gia đình nên chi phí thuê đất trung bình là không cao, chỉ chiếm 0,77% trong tổng chi phí sản xuất. Giá thuê đất trung bình 1 vụ là 617.284 đồng/công.

j)Chi phí khác

Ngoài những chi phí kể trên, người nông dân còn phải bỏ ra nhiều chi phí khác cho mùa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu như: làm cỏ bờ, giải rơm, đốt rơm,… nhưng chi phí này không cao chỉ chiếm 0,85% trong tổng chi phí.

Nhìn chung, tất cả những chi phí nêu trên đều tác động làm tăng chi phí trong mùa vụ, nhưng tùy theo từng loại chi phí và với giá cả thị trường tương ứng mà có ảnh hưởng nhiều hay ít đến lợi nhuận của nông hộ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)