CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 27 - 31)

2.1.2 .Khoa học

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu của đề tài được thu thập chủ yếu từ 2 nguồn: số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Lợi nhuận LN /CP = Chi phí Lợi nhuận LN /TN = Thu nhập Lợi nhuận LN /NCLĐ =

Ngày công lao động gia đình

Thu nhập TN/NCLĐ =

Ngày công lao động gia đình

Lợi nhuận TNR/Ngày =

2.3.1.1. Số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ hộ nông dân thông qua bảng phỏng vấn ở 50 hộ của 4 ấp trong xã Tân Hòa- Phú Tân- An Giang, cụ thể như sau:

Ấp Số lượng mẫu

Hậu Giang I 15

Hậu Giang II 9

Mỹ Hóa 2 15

Mỹ Hóa 3 11

*Nội dung phỏng vấn nông hộ, bao gồm:

+ Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực và sản xuất của nông hộ. + Các mô hình canh tác lúa nếp mà nông hộ đang áp dụng.

+ Hình thức và khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật. + Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất.

+ Thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra và vấn đề liên quan đến môi trường bên ngoài nông hộ như: cơ sở hạ tầng, kênh tín dụng, chính sách hổ trợ.

+ Nhận định của nông hộ về thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật.

2.3.1.2. Số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản xuất nếp của nông dân, niên giám thống kê của huyện Phú Tân trong 3 năm (2006 - 2008), báo cáo tổng kết cuối năm về tình hình kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Tân Hòa và của huyện Phú Tân trong giai đoạn năm 2006 – 2008 và kế hoạch đề ra cho những năm tới có liên quan đến mô hình và những nghiên cứu khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp của huyện

2.3.2. Phân tích dữ liệu

Số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả: thống kê các số liệu về các giá trị đầu ra, đầu vào và dựa vào kết quả đã thống kê để đánh giá sự tác động của các yếu tố đầu ra, đầu vào đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nếp.

Dùng mô hình hàm hồi quy để chạy số liệu đã tổng hợp và sau đó sử dụng kết quả từ hàm hồi quy để phân tích ý nghĩa của các yếu tố tác động đến năng suất và lợi nhuận.

Ta có hàm năng suất như sau:

Phương trình hồi qui biểu diễn mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào và năng suất nếp có dạng: Y =+β1X1+β2X2+β3X3+β4X4+β5X5

Trong đó:

+ Biến phụ thuộc: Y (kg /công): năng suất nếp mà nông hộ đạt được. + Các biến độc lập:

- X1: Chi phí chuẩn bị (chi phí làm đất, gieo sạ, giống) (đồng/công) - X2: Chi phí phân bón (đồng/công)

- X3: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (đồng/công)

- X4: Chi phí chăm sóc (bom nước, phun thuốc, làm cỏ) (đồng/ công) - X5: Chi phí khác (bao gồm thêm chi phí thuê đất và lãi suất) (đồng/công)

Giả thiết được đặt ra cho mô hình hồi quy này là:

H0:β1= β2=β3=β4=β5(hay các yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình không ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ)

H1: có ít nhất 1 tham số βi  0 (tức là có ít nhất 1 yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ).

Ta có hàm lợi nhuận như sau:

Phương trình hồi qui biểu diễn mối tương quan giữa các yếu tố và lợi nhuận của nông hộ có dạng:

Y =β+β1X1 +β2X2 +β3X3

Trong đó:

+ Biến phụ thuộc: Y (đồng /công): là lợi nhuận nông hộ đạt được. + Các biến độc lập:

- X1: Năng suất (kg/công) - X2: Giá bán (đồng/kg)

- X3: Tổng chi phí (đồng/công)

Giả thiết được đặt ra cho mô hình hồi quy này là:

H0: β1= β2= β3(hay các yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ)

H1: có ít nhất 1 tham số βi 0 (tức là có ít nhất 1 yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ).

Sử dụng các tỷ số tài chính như: thu nhập/chi phí; lợi nhuận/chi phí; thu nhập/lợi nhuận; lợi nhuận/ngày công để làm cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế.

Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để so sánh các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất giữa các vụ trong vùng nghiên cứu.

Ngoài ra, đề tài còn dùng phương pháp kiểm định Anova, để so sánh sự khác biệt về chi phí, thu nhập, lợi nhuận giữa các ấp trong vùng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 27 - 31)