TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 31)

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đôi. Phía Đông An Giang giáp Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Kiên Giang, phía Tây và Tây Bắc giáp nước Cam-Pu-Chia.

An Giang là tỉnh có địa hình vừa đồng bằng, vừa có đồi núi bao phủ:

* Đồng bằng có diện tích tự nhiên khoảng 307.000 ha (chiếm khoảng 90% diện tích toàn tỉnh) trong đó vùng cù lao gồm 4 huyện (Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, An Phú) nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có tổng diện tích tự nhiên là 103.000 ha (chiếm 30% diện tích toàn tỉnh). Đây là vùng có nguồn nước ngọt dòi dào quanh năm nên rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

* Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ, dài 30km, rộng 13km. Đó là dãy Bảy Núi (Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Phía Tây tỉnh, chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế, được đào từ năm 1823 nối từ Chậu Đốc đến Hà Tiên.

An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm 27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5, thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình 1400 - 1500mm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 31)