3.1.2 .Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
4.1. MÔ TẢ CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH
4.1.2. Nguồn lực vốn
Tổng hợp số liệu điều tra 50 hộ, ta có được tình hình về nhu cầu vốn, lượng tiền vay, lãi suất và thời gian vay của nông hộ trong địa bàn nghiên cứu như sau:
Bảng 11. Nhu cầu vốn, lượng tiền vay, lãi suất, thời hạn vay
Chỉ tiêu Thấpnhất Cao
nhất Trungbình
Nhu cầu vốn sản xuất một vụ (1.000 đồng) 4.000 50.000 16.700 Lượng tiền một lần vay (1.000 đồng) 7.000 50.000 35.400 Lãi suất (%/tháng) 0,75 1,3 1,14 Thời hạn vay (tháng) 4 12 7,33
(Nguồn: Số liệu điều tra 50 hộ, 03/2009)
4.1.2.1. Nhu cầu vốn sản xuất
Hiện nay, toàn xã có nhiều đại lý bán vật tư nông nghiệp, thường bán cho nông dân dưới hình thức là bán chịu với lãi suất tương đối phù hợp cho đến khi thu hoạch mới thanh toán một lần nếu như nông dân có nhu cầu. Chi phí vật tư nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất, mà có đến khoảng 60% nông hộ được phỏng vấn là mua vật tư nông nghiệp theo hình thức này, nên nhu cầu vốn trung bình một vụ khoảng 16,7 triệu đồng; nhu cầu vốn thấp nhất là 4 triệu đồng/vụ vì hộ có diện tích sản xuất ít và sử dụng lao động gia đình là chủ yếu; nhu cầu vốn cao nhất là 50 triệu đồng/vụ vì hộ có diện tích sản xuất lớn.
4.1.2.2. Vay vốn để sản xuất
Do được mua chịu phân bón, vật tư nông nghiệp nên nhu cầu vốn cho một vụ không cao lắm, có đến 38 hộ (76%) đủ vốn để sản xuất, còn lại 12 hộ (24%) thiếu vốn để sản xuất nên phải tìm đến nguồn vốn vay từ các ngân hàng, mà chủ yếu là ngân hàng nông nghiệp của địa phương.
Bảng 12. Tỷ lệ (%) hộ có vay vốn để sản xuất
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Không vay vốn 38 76
Có vay vốn 12 24
Tổng 50 100
(Nguồn: Số liệu điều tra 50 hộ, 03/2009)
Nông dân vay vốn chủ yếu là của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Tân với lãi suất trung bình là 1,14%/tháng, thời hạn vay là 4 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Tất cả các hộ đều vay với hình thức thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy số vốn đầu tư cho nông nghiệp thấp hơn các ngành nghề khác nhưng các nông hộ cũng không có đủ vốn để trang trải mọi chi phí cho sản xuất lúa nếp và họ phải đi vay, mượn nóng từ bên ngoài, điều này cũng nói lên một phần đời sống của người nông dân còn rất nhiều khó khăn.