CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 27)

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu của đề tài được thu thập chủ yếu từ 2 nguồn: số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Lợi nhuận LN /CP = Chi phí Lợi nhuận LN /TN = Thu nhập Lợi nhuận LN /NCLĐ =

Ngày công lao động gia đình

Thu nhập TN/NCLĐ =

Ngày công lao động gia đình

Lợi nhuận TNR/Ngày =

2.3.1.1. Số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ hộ nông dân thông qua bảng phỏng vấn ở 50 hộ của 4 ấp trong xã Tân Hòa- Phú Tân- An Giang, cụ thể như sau:

Ấp Số lượng mẫu

Hậu Giang I 15

Hậu Giang II 9

Mỹ Hóa 2 15

Mỹ Hóa 3 11

*Nội dung phỏng vấn nông hộ, bao gồm:

+ Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực và sản xuất của nông hộ. + Các mô hình canh tác lúa nếp mà nông hộ đang áp dụng.

+ Hình thức và khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật. + Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất.

+ Thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra và vấn đề liên quan đến môi trường bên ngoài nông hộ như: cơ sở hạ tầng, kênh tín dụng, chính sách hổ trợ.

+ Nhận định của nông hộ về thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật.

2.3.1.2. Số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản xuất nếp của nông dân, niên giám thống kê của huyện Phú Tân trong 3 năm (2006 - 2008), báo cáo tổng kết cuối năm về tình hình kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Tân Hòa và của huyện Phú Tân trong giai đoạn năm 2006 – 2008 và kế hoạch đề ra cho những năm tới có liên quan đến mô hình và những nghiên cứu khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp của huyện

2.3.2. Phân tích dữ liệu

Số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả: thống kê các số liệu về các giá trị đầu ra, đầu vào và dựa vào kết quả đã thống kê để đánh giá sự tác động của các yếu tố đầu ra, đầu vào đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nếp.

Dùng mô hình hàm hồi quy để chạy số liệu đã tổng hợp và sau đó sử dụng kết quả từ hàm hồi quy để phân tích ý nghĩa của các yếu tố tác động đến năng suất và lợi nhuận.

Ta có hàm năng suất như sau:

Phương trình hồi qui biểu diễn mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào và năng suất nếp có dạng: Y =+β1X1+β2X2+β3X3+β4X4+β5X5

Trong đó:

+ Biến phụ thuộc: Y (kg /công): năng suất nếp mà nông hộ đạt được. + Các biến độc lập:

- X1: Chi phí chuẩn bị (chi phí làm đất, gieo sạ, giống) (đồng/công) - X2: Chi phí phân bón (đồng/công)

- X3: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (đồng/công)

- X4: Chi phí chăm sóc (bom nước, phun thuốc, làm cỏ) (đồng/ công) - X5: Chi phí khác (bao gồm thêm chi phí thuê đất và lãi suất) (đồng/công)

Giả thiết được đặt ra cho mô hình hồi quy này là:

H0:β1= β2=β3=β4=β5(hay các yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình không ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ)

H1: có ít nhất 1 tham số βi  0 (tức là có ít nhất 1 yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ).

Ta có hàm lợi nhuận như sau:

Phương trình hồi qui biểu diễn mối tương quan giữa các yếu tố và lợi nhuận của nông hộ có dạng:

Y =β+β1X1 +β2X2 +β3X3

Trong đó:

+ Biến phụ thuộc: Y (đồng /công): là lợi nhuận nông hộ đạt được. + Các biến độc lập:

- X1: Năng suất (kg/công) - X2: Giá bán (đồng/kg)

- X3: Tổng chi phí (đồng/công)

Giả thiết được đặt ra cho mô hình hồi quy này là:

H0: β1= β2= β3(hay các yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ)

H1: có ít nhất 1 tham số βi 0 (tức là có ít nhất 1 yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ).

Sử dụng các tỷ số tài chính như: thu nhập/chi phí; lợi nhuận/chi phí; thu nhập/lợi nhuận; lợi nhuận/ngày công để làm cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế.

Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để so sánh các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất giữa các vụ trong vùng nghiên cứu.

Ngoài ra, đề tài còn dùng phương pháp kiểm định Anova, để so sánh sự khác biệt về chi phí, thu nhập, lợi nhuận giữa các ấp trong vùng nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đôi. Phía Đông An Giang giáp Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Kiên Giang, phía Tây và Tây Bắc giáp nước Cam-Pu-Chia.

An Giang là tỉnh có địa hình vừa đồng bằng, vừa có đồi núi bao phủ:

* Đồng bằng có diện tích tự nhiên khoảng 307.000 ha (chiếm khoảng 90% diện tích toàn tỉnh) trong đó vùng cù lao gồm 4 huyện (Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, An Phú) nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có tổng diện tích tự nhiên là 103.000 ha (chiếm 30% diện tích toàn tỉnh). Đây là vùng có nguồn nước ngọt dòi dào quanh năm nên rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

* Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ, dài 30km, rộng 13km. Đó là dãy Bảy Núi (Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Phía Tây tỉnh, chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế, được đào từ năm 1823 nối từ Chậu Đốc đến Hà Tiên.

An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm 27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5, thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình 1400 - 1500mm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

3.1.2.Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

An Giang là một vùng đất trù phú, với những cánh đồng xanh rộng lớn, nông nghiệp An Giang phát triển vượt bậc sau hơn 30 năm qua, sản lượng lúa đứng đầu cả nước (trên 2 triệu tấn), sản lượng cá cũng đứng nhất nước.

An Giang là tỉnh đầu nguồn, được phù sa màu mỡ của sông Mêkông bồi đắp hàng năm, nên có nước tưới và đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thế mạnh về nếp của An Giang cũng được nhiều nơi biết đến, nhất là giống nếp đặc sản của huyện Phú Tân.

Bên cạnh An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa, trong nông nghiệp tỉnh còn trồng nếp, bắp, đậu nành và nuôi (trồng) thuỷ sản nước ngọt như cá, tôm... An Giang còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc, mộc Chợ Thủ, bánh phồng (Phú Tân), khô bò và các mặt hàng tiêu dùng. Đặc biệt là nghề dệt vải thổ cẩm thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng sông nước.

An Giang được nhiều du khách biết đến với các lễ hội độc đáo như lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, Chôl Chnam Thmây, Dolta và hội đua bò..., các danh lam thắng cảnh: núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động Thủy Đài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn viên Cô Tô, đồi Tức Dụp anh hùng trong chống Mỹ và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác.

3.1.3. Giao thông

An Giang có các mối giao thông thường xuyên với Cà Mau, Tp. Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Rạch Giá và những địa danh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

3.2. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ TÂN- TỈNH AN GIANG3.2.1. Đặc điểm tự nhiên 3.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Tân là huyện cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, phía Bắc giáp với Tân Châu, phía Đông giáp Hồng Ngự, Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp), phía Nam giáp với Chợ Mới, phía Tây giáp với thị xã Châu Đốc và huyện Châu Phú, huyện lỵ là thị trấn Phú Mỹ bên bờ phải sông Tiền. Phú Tân rộng 328,06 km² (năm 2007) và là một cù lao nổi có độ cao từ 1 đến 2 mét. Đất đai ở Phú Tân là loại đất phù sa.

Phú tân có điều kiện tự nhiên ưu đãi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hằng năm là 280C, lượng mưa trung bình khoảng 1300 -1500 mm.

Nguồn nước: Phú Tân là vùng có nước ngọt quanh năm, vào mùa nước nỗi mang về một lượng phù sa rất lớn làm tăng thêm lượng màu mở cho đất. Vì thế, rất thuận lợi cho trồng trọt, nhất là sản xuất lúa nếp và các loại cá nước ngọt, làm nguồn thủy sản trong vùng khá phong phú.

3.2.2. Đặc điểm xã hội

Huyện Phú Tân thành lập vào tháng 12 năm 1968. Tháng 9 năm 1974, Phú Tân và một vài xã của Đồng Tháp tách thành hai huyện Phú Tân A và Phú Tân B. Năm 1976, hai huyện này lại nhập lại thành Phú Tân hiện nay. Ở Phú Tân có một số di tích lịch sử và văn hóa Chăm. Đồng thời còn là vùng khởi sinh ra đạo Hòa Hảo.

Phú Tân có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm hai thị trấn Phú Mỹ (huyện lỵ), Chợ Vàm và các xã Long Sơn, Long Hòa, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú An, Phú Thọ, Tân Hòa, Tân Trung, Phú Hưng, Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông, Phú Bình, Hòa Lạc, Phú Hiệp, Phú Thành, Phú Long, Phú Xuân. Năm 2008, Phú Tân có 243,117 nghìn nhân khẩu. Người Kinh là dân tộc đa số (chiếm 98%), ngoài ra còn có người Hoa, người Chăm, người Khơme…cùng sinh sống trong vùng.

3.2.2.1. Phát triển kinh tế

Trong những năm vừa qua, lĩnh vực phát triển kinh tế của huyện tiếp tục phát triển nhanh và ổn định. Giá trị gia tăng nền kinh tế (GDP) đạt được kế hoạch đề ra. Mức tăng trưởng của huyện luôn cao hơn mức tăng trưởng bình quân của tỉnh. Riêng năm 2008, chịu sự biến động của nền kinh tế thế giới, lạm phát, giá cả các mặt hàng phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong nước tăng cao, trong khi giá các mặt hàng nông sản (lúa, nếp, cá tra..) biến động bất lợi, lãi suất ngân hàng tăng cao… gây khó khăn cho các ngành sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cùng với sự chỉ đạo sâu sát của Huyện Ủy, sự đồng thuận của nhân dân, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực như sau:

Bảng 1:Thực hiện và kế hoạch phát triển kinh tế của huyện năm 2006 - 2010

(Nguồn: Báo cáo nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện năm 2008)

GDP bình quân đầu người năm 2008 là 17,7 triệu đồng/năm bằng 93% so với mức đề ra đến năm 2010 (19 triệu/năm) và bằng 1,8 lần so với năm 2005.

Huy động vốn đầu tư phát triển đạt kết quả cao: 3 năm huy động 3.678 tỷ đồng vốn đầu tư, bằng 71,7% so với chỉ tiêu đề ra cho 5 năm. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư trên GDP chiếm 27,5%, tăng 1,9% so với năm 2005. Nguồn vốn huy động đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, điển hình như: điện, giao thông, thủy lợi, chợ, khu dân cư, thông tin liên lạc, nước sạch, y tế, giáo dục…

*Nông nghiệp:

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong những năm qua có sự tiến bộ đáng kể, đã tạo ra những thay đổi rõ rệt trong sản xuất nông nghệp cả về cơ cấu sản xuât, năng suất, chất lượng, hiệu quả, đồng thời có sự chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với thị trường. Thâm canh đang trở thành xu hướng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp với việc tăng diện tích vụ 3. Việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới về giống và quy trình canh tác được các ngành các cấp và nông dân trong vùng đặc biệt quan tâm.

Trong điều kiện thời tiết bất thường, dịch bệnh trên cây trồng diễn biến ngày càng phức tạp, giá cả thị trường không ổn định…nhưng với sự tập trung tích cực của cả hệ thống chính trị, tích cực, chủ động của ngành nông nghiệp đã có những biện pháp khắc phục có hiệu quả, không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ

Thực hiện Kế hoạch

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

1. GDP 11,27% 14,87% 12,79% 20,21% 22,80%

2. Cơ cấu ngành kinh tế

- Nông nghiệp – Thủy sản 39,40% 37,19% 36,97% 34,48% 32,08%

- Công nghiệp – Xây dựng 21,80% 21,41% 21,72% 22,94% 24,57%

thuật phục vụ sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ đồng bộ, góp phần giữ vững tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp.

Huyện đã thực hiện quy hoạch cơ bản các vùng nguyên liệu lúa nếp, vùng sản xuất lúa chất lượng, vùng nuôi trồng thủy sản…công tác xã hội hóa giống lúa thực hiện đạt kết quả khá tốt, đã xây dựng được 19 tổ sản xuất giống và đông đảo nông dân tự chọn lọc, tỷ lệ sử dụng giống lúa, nếp từng năm luôn đạt trên 98% và đã xây dựng xong thương hiệu nếp Phú Tân. Các chương trình thi đua ngành nông nghiệp được tập trung quan tâm và được sự đồng thuận của nông dân, ngoài việc chuyển biến được nhận thức, thay đổi dần tập quán canh tác còn góp phần tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho người dân đồng thời phòng chống tốt được dịch bệnh trên cây trồng.

Công nghiệp hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư và đạt được kết quả khá. Hiện toàn huyện có 142 trạm bom điện, 1.162 dụng cụ sạ hàng, 525 lò sấy, 47 máy gặt các loại ( trong đó có 32 máy đập liên hợp), khâu làm đất đảm bảo 100% cơ giới.

Chăn nuôi gia súc phát triển mạnh. Chăn nuôi heo phát triển nhanh theo mô hình bán công nghiệp và trang trại, tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nên hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt.

Thủy sản có sự phát triển nhanh chóng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ 175 ha năm 2005 lên 287 ha năm 2008, sản lượng cá nuôi đạt 60.065 tấn tăng 77,7% so với 2008.

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Trong năm qua, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổng vốn đầu tư toàn ngành là 397 tỷ đồng, tăng 66,5% so với năm 2005. Có 295 cơ sở đầu tư mở rộng, 94 cơ sở đầu tư phát triển mới, thu hút thêm 2.010 lao động, lũy kế có 3.070 cơ sở, 16.050 lao động. Giá trị sản xuất công gnhiệp có tốc độ tăng bình quân 19,8%/năm, đạt được chỉ tiêu đề ra (20%/ năm).

*Thương mại và dịch vụ:

Năm 2008, lĩnh vực thương mại – dịch vụ có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 13,99% (nghị quyết đề ra 14,75%). Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 12%/năm (nghị quyết đề ra 12,07%). Đến nay toàn huyện

có 8.718 hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ với 14.019 lao động tham gia, tăng 843 hộ và 1.845 lao đông so với năm 2005.

3.2.2.2. Dân số và lao động:

Dân số của toàn huyện tính đến năm 2008 là 234.117 người, tăng 0,78% so với năm 2007. Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất và đang có xu hướng chuyển dịch lao động mạnh vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

Bảng 2: Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực

2007/ 2006 2008/ 2006 Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Dân số (người) 240.711 241.243 243.117 532 0,22 2.406 1,00 1. Dân số trong độ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 27)