3.1.2 .Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
NẾP PHÚ TÂN CỦA NÔNG HỘ ĐẠT HIỆU QUẢ HƠN.
5.2.1. Về mặt kỹ thuật
– Nông dân phải tự học hỏi kinh nghiệm thông qua báo, đài, tham quan và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với những nông dân ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả.
– Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật để nông dân học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ sản xuất. Nên gắn kết nội dung của các buổi tập huấn khác nhau lại với nhau để nông dân có dịp nhớ lại và kiểm tra lại xem mình đã ứng dụng đúng hay chưa đúng.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân ở các khu vực trong xã có điều kiện đến tham dự các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật thường xuyên hơn. Để tạo điều kiện cho nông dân cũng có thể học hỏi kinh nghiêm sản xuất lẫn nhau.
– Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các công ty phân bón, vật tư nông nghiệp đến địa phương giới thiệu sản phẩm, cách sử dụng… cho nông dân nhưng phải kiểm tra, giám sát, tránh tình trạng những công ty này cung cấp những thông tin sai lệch vì mục đích riêng mà gây thiệt hại cho nông dân.
5.2.2. Về vốn
Hiện tại, nhu cầu vốn cho sản xuất của nông hộ đã được đáp ứng bằng nguồn vốn tự có hoặc vốn vay và sử dụng vật tư nông nghiệp dưới hình thức mua chịu. Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề về vốn cần được giải quyết như sau:
– Khi chuyển giao các mô hình khoa học kỹ thuật mới đến nông dân, các cơ quan ban ngành cần có chính sách hỗ trợ về vật tư, kỹ thuật, giống, tiền mặt cho hộ nông dân thông qua ký hợp đồng. Sau khi thu hồi vốn cần luân chuyển vốn đầu tư cho các hộ mới trong vùng dự án nhằm mở rộng đầu tư cho toàn vùng.
– Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cần có chính sách hỗ trợ vốn với mức lãi suất ưu đãi hơn và thời gian hợp lý để nông dân có thể trang bị máy móc, vốn sản xuất.
–Thành lập các câu lạc bộ nông dân, tổ hùng vốn quay vòng để nông dân tự giúp nhau trong sản xuất nhất là trong những lúc cần nhanh, kịp thời
5.2.3. Về thị trường
– Cần thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác theo khu vực sản xuất để làm công tác thăm dò thị trường, tìm đầu ra và ký hợp đồng với các công ty bao tiêu sản phẩm để nếp bán được giá cao và ổn định hơn.
– Tạo mối quan hệ tốt và lâu dài giữa nông dân với các cơ sở thu mua nông sản, phát huy vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp hiện có trong vùng và thành lập các hợp tác xã thu mua nông sản.
– Khi xây dựng mô hình lúa – màu, ngoài việc xác định vùng đất thích hợp loại cây gì cũng cần phải quan tâm đến việc quy hoạch với diện tích bao nhiêu, đầu ra như thế nào, xác định nhu cầu của thị trường, tránh tình trạng nông dân thấy có hiệu quả nên sản xuất theo phong trào một cách ồ ạt, làm cho đầu ra bị ứ đọng, ảnh hưởng đến giá cả sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả khi chuyển đổi.
5.2.4. Về thông tin
Thông tin là yếu tố cần thiết để nông dân nhanh chóng nắm bắt kịp thời trước những thay đổi của thị trường và môi trường sản xuất cũng như là về tiếp cận khoa học kỹ thuật, vì vậy cần phải:
– Nâng cao vai trò của nhà thông tin xã trong việc cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường, khoa học kỹ thuật.
– Nâng cao nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của thông tin thị trường, kiến thức về kỹ thuật sản xuất, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của thông tin đối với đời sống và sản xuất.
– Hàng ngày, cán bộ truyền tin trên hệ thống loa tại địa phương như:
Giá cả đầu vào của một số vật tư: phân bón, thuốc trừ sâu
Giá cả các sản phẩm như nếp, một số cây màu phổ biến
Thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng nông sản
Thông tin về nơi tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu thị trường về một số mặt hàng nông sản.
Thông tin về kỹ thuật, kinh nghiệm gần xa
Thông tin tín dụng
5.2.5. Về lao động
Để giải quyết tình trạng thiếu lao động vào mùa thu hoạch, địa phương nên thành lập tổ chức phụ trách cung cấp lao động vào những tháng cao điểm. Nguồn lao động có thể vận động từ những lao động của xã nhưng đi làm ở nơi khác, ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với những lao động này vào các tháng nào đó thì về địa phương làm công tác thu hoạch cho nông dân; nếu nguồn lao động này không đáp ứng được nhu cầu thì tìm từ những vùng lân cận.
Ngoài biện pháp nêu trên, để ổn định nguồn lao động cho sản xuất, thì địa phương nên tạo điều kiện, trợ giúp về nguồn vốn cho nông hộ mua máy móc, trang thiết bị như: máy cắt đập liên hợp, bình sịt máy...
5.2.6. Về cơ sở hạ tầng
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ như: Hệ thống thủy lợi trong việc tưới tiêu, xây dựng đường giao thông nội đồng, xây dựng chợ đầu mối tiêu thu sản phẩm nông nghiệp.
5.2.7. Một số giải pháp khác
– Cán bộ nông nghiệp địa phương cũng cần có sự hợp tác với các cơ quan thực hiện trong việc nắm bắt tình hình thực hiện các mô hình qua các năm. Các cơ quan ban ngành cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân.
– Khi giới thiệu một mô hình mới, cán bộ khuyến nông, hội nông dân cần cảnh báo cụ thể những rủi ro có thể xảy ra và biện pháp khắc phục để khi xảy ra những trường hợp xấu nông dân có khả năng tự giải quyết được.