3.1.2 .Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
4.2.4. Phân tích hiệu quả sản xuất nếp của nông hộ
Qua phân tích từ những mục như: chi phí, năng suất, lợi nhuận, cho ta thấy được hiệu quả sản xuất nếp của nông hộ như thế là do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Điển hình như: điều kiện tự nhiên, hình thức ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, về tình hình giá cả thị trường của các yếu tố đầu vào cũng như là tình hình tiêu thụ đầu ra. Ngoài ra, có 1 yếu tố cũng tác động khá lớn, đó là lịch thời vụ, nó cũng quyết định không kém phần quan trọng về hiệu quả sản xuất nếp của nông hộ. Bởi, nếu nông hộ không gieo trồng đúng lịch thời vụ thì ảnh hưởng rất nhiều trong sản xuất như: dịch bệnh dễ tấn công, thu hoạch không kịp với mùa nước lũ kéo về, dẫn đến mất năng suất nếp, thậm chí còn làm mất phẩm chất hạt nếp, nên bán với giá thấp hơn...Vì vậy, mà đem lại thu nhập và lợi nhuận thấp. Theo báo cáo tổng kết sản xuất nông nhgiệp năm
2008 và kế hoạch năm 2009 của huyện, thì lịch thời vụ được áp dụng cho tất cả các vùng trong huyện như sau:
- Vụ Đông xuân thời gian xuống giống là 52 ngày ( từ ngày 28/11/2007 đến 18/01/2008), trễ so cùng kỳ 11 ngày, so kế hoạch trễ 08 ngày (do một số vùng sản xuất 03 vụ thu hoạch trễ xuống giống kéo dài.
- Vụ Hè Thu thời gian xuống giống 52 ngày (từ ngày 01/04/2008 đến 22/05/2008), trễ so cùng kỳ 11 ngày, trễ hơn so kế hoạch 12 ngày.
- Vụ Thu Đông (vụ 3) thời gian xuống giống là 50 ngày (từ ngày 06/08/2008 đến 25/09/2008)
Tùy điều kiện và tình hình sản xuất của vụ mà người sản xuất quyết định thời điểm gieo trồng để mang lại hiệu quả hơn trong sản xuất, nhưng thường rơi các các khoảng thời gian như trên. Trung bình một vụ kéo dài 95 đến 105 ngày. Khi kết thúc một vụ thì các hộ mất trung bình 15 ngày để chuẩn bị giống và chuẩn bị đất để xuống giống vụ tiếp theo. Vào các thời điểm thu hoạch rộ, gần như liên tiếp nên trong thời gian này rất khan hiếm lao động làm cho giá thuê lao động tăng cao, vì hiện nay trong khâu cắt thì nông dân chỉ cắt thủ công nên hao tốn rất nhiều lao động. Vì vậy, làm cho tổng chi phí tăng lên nên kéo theo lợi nhuận của nông hộ cũng bị ảnh hưởng.
Tóm lại, mô hình sản xuất nếp cũng mang lại hiệu quả cho nông dân trong vùng nghiên cứu, mức lợi nhuận cũng như hiệu quả không thấp lắm so với các ngành phi nông nghiệp khác. Chính vì thế, nó cũng phần nào giúp cho người dân nông thôn có cuộc sống tương đối ổn định hơn.
4.2.4.1. Hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích
Để phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ ta cần xác định các loại chi phí trong sản xuất:
Bảng 30: Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của nông hộ trung bình trên 1 đơn vị diện tích
Khoản mục ĐVT Giá trị trungbình cộng Tỷ lệ (%)
- Giống Đồng/công 67.022 4,17
- Phân bón Đồng/công 750.926 46,71
- Thuốc BVTV Đồng/công 284.626 17,70
- Chuẩn bị đất Đồng/công 91.821 5,71
- Gieo sạ Đồng/công 9.383 0,58
- Bơm nước Đồng/công 75.768 4,71
- Phun thuốc Đồng/công 5.378 0,33
- Làm cỏ Đồng/công 34.028 2,12
- Cắt Đồng/công 132.562 8,25
- Suốt Đồng/công 77.894 4,85
- Vận chuyển Đồng/công 50.617 3,15
-Chi phí thuê đất (nếu có) Đồng/công 12.346 0,77 - Chi phí lãi suất (nếu có) Đồng/công 1.543 0,10
- Chi phí khác Đồng/công 13.735 0,85
Tổng chi phí (1) Đồng 1.607.647 100
Năng suất Kg/công 696,40
Giá bán Đồng 3.501
Thu nhập (2) Đồng/công 2.436.044
Lợi nhuận (2 – 1) Đồng/công 828.397
(Nguồn: Tổng hợp 50 mẫu phỏng vấn nông hộ,3/2009)
– Chi phí chuẩn bị đất: trước khi xuống giống (không phân biệt vụ mùa) nông dân phải cày, xới lại, trục trạc lại đất cho đất tơi xốp và họ thường thuê khoán cho người chủ máy cày đất với mức giá trung bình 91.821 đồng/1.000 m2
(chiếm 5,71% tổng chi phí) .
– Chi phí giống: là chi phí nếp giống để gieo sạ. Trong canh tác lúa nếp khâu chọn giống cũng quan trọng. Giống lúa nếp chủ lực hiện nay là CK92 (nếp đùm), chiếm 90% diện tích, Giống CK2003, độ thuần đến 99%, đạt chuẩn xuất khẩu nên năng suất thường đạt từ 6 đến 8 tấn/ha/vụ (Thông tấn xã Việt Nam, 2007) và giống NK1; NK2 cũng đang được bà con nông dân ở đây trồng. Chi phí giống trung bình 67.022 đồng/ công (chiếm 4,17%).
– Chi phí gieo sạ, cấy: hiện nay hầu như các hộ đều dùng biện pháp sạ lang, nếu hộ có diện tích canh tác ít thì thường sạ công nhà, nếu diện tích lớn thì phải thuê mướn thêm lao động. Chi phí gieo sạ trung bình là 9.383 đồng/công (chiếm 0,58%). Sau khi sạ xong, nếu do thời tiết hay nguyên nhân nào đó (dịch ốc bươu vàng, dịch chuột) làm cho gốc nếp không đều nhau thì phải cấy lại, và chi phí cấy này rất cao nên các hộ đã cố gắng canh thời điểm gieo sạ để giảm bớt rủi ro này.
– Chi phí phân bón: phân bón chủ yếu cho cây lúa nếp mà nông hộ sử dụng là đạm, lân, kaki và một số hộ sử dụng phân bón hỗn hợp. Trong năm qua, chi phí này khá lớn trong tổng chi phí trung bình khoảng 750.926 đồng/công (46,71%).
– Chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ: Theo phỏng vấn 50 hộ sản xuất nếp trong vùng, giai đoạn vừa qua trong quá trình sản xuất, bà con nông dân phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh hại nếp như: cỏ dại, đạo ôn, bệnh vàng lùn lùn xoắn lá, rầy nâu...Vì vậy, chi phí này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản xuất, 1 đơn vị diện tích khoảng 284.626 đồng/công (17,70%).
– Chi phí phun: trung bình một vụ thì các hộ phải phun, xịt thuốc 6 – 7 lần, nếu sâu bệnh nhiều thì số lần tăng lên. Nếu diện tích ít thì nông dân tự làm, nếu diện tích lớn phải thuê thêm người. Chi phí này trung bình trên 1 đơn vị diện tích khoảng 5.378 đồng/công (0,33%).
–Chi phí bơm nước: các hộ phải bơm nước vào ruộng bằng máy bơm dầu hay xăng hay bom điện. Có hộ đất thuộc vùng hơi cao hoặc xa kênh thì chi phí này càng lớn, cũng có hộ không tốn chi phí này do ruộng của họ thông với kênh mương, hoặc nông hộ khác bơm chuyền nước nên nước phải vào ruộng của họ trước khi vào ruộng của người muốn bơm nước. Vì vậy, chi phí này khoảng 80.000- 85.000 đồng/công (đối với hộ bom bằng điện nước của họp tác xã), khoảng 50.000 - 60.000 đối với hộ bom bằng máy dầu hoặc xăng, vì thế trung bình lại khoảng 75.768 đồng/công (4,71%).
– Chi phí cắt, suốt: Hai loại chi phí này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất, trung bình khoảng 200.000 đồng/công (chi phí cắt 132.562 đồng/công (8,25%), chi phí suốt 77.894 đồng/công (4,85%)).
– Chi phí vận chuyển trong sản xuất: phần chi phí này rất ít vì nông dân trong vùng thường bán nếp dưới hình thức nếp tươi tại đồng. Vì thế, thường chỉ
tốn ở khâu vận chuyển nếp ra lộ hoặc nơi thuận tiện để bán cho thương lái, nhưng chi phí này không cao khoảng 2.000 - 4.000đồng/bao, mà nỗi công khoảng 25 bao trở lại, nên chi phí vận chuyển này khoảng dưới 100.000 đồng/công.
– Chi phí lãi vay: một số hộ thiếu vốn sản xuất và phải vay từ Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng của địa phương, qua điều tra có khoảng 24% hộ vay vốn nên chi phí cho khoản mục này ít, trung bình khoản 1.543 đồng/công (0,1%)
– Chi phí thuê đất: đa số các hộ đều sản xuất bằng đất nhà, chỉ có một hộ trên 50 hộ là có thuê thêm để sản xuất nên chi phí này không đáng kể.
– Chi phí khác: Bao gồm các khoản chi phí khác ngoài danh mục chi phí trên. Chi phí này bình quân khoảng 12.000 đến 14.000 đồng/1000m2.
Nhìn chung, trên 1 đơn vị diện tích, tổng chi phí sản xuất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động như: hai khoản chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, hai khoản chi phí này đã góp phần ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Mặc dù, năng suất trung bình trên 1 đơn vị diện tích khoảng 696,4 kg/công và giá bán trung bình khoảng 3.051 đồng/công tương đối cao, nhưng mang lại hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích khoảng 828.397 đồng/ công.
4.2.4.2. Hiệu quả sản xuất trên một vụ:
Tất cả các yếu tố chi phí, năng suất, giá bán đều có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Ta có thể thông qua bảng khoản mục sau:
Bảng 31. Khoản mục chi phí, năng suất, lợi nhuận sản xuất nếp ở từng vụ trong năm 2007 - 2008. Khoản mục Chi phí bằng tiền cả năm (Đồng/10 00m2) Chi phí bằng tiền của vụ Đông Xuân (Đồng/1000 m2) Chi phí bằng tiền của vụ Hè Thu (Đồng/1000 m2) Tỷ trọng vụ Đông Xuân (%) Tỷ trọng vụ Hè Thu (%) - Giống 134.043 67.315 66.728 50,22 49,78 - Phân bón 1.501.851 748.765 753.086 49,86 50,14 - Thuốc BVTV 569.252 282.215 287.037 49,58 50,42 - Chuẩn bị đất 183.642 93.056 90.586 50,67 49,33 - Gieo sạ 18.765 9.799 8.966 52,22 47,78 - Bơm nước 151.536 77.238 74.298 50,97 49,03 - Phun thuốc 10.756 5.154 5.602 47,92 52,08 - Làm cỏ 68.056 39.892 28.164 58,62 41,38 - Cắt 265.124 127.315 137.809 48,02 51,98 - Suốt 155.787 75.154 80.633 48,24 51,76 - Vận chuyển 101.234 49.074 52.160 48,48 51,52
-Chi phí thuê đất (nếu có) 24.692 12.346 12.346 50,00 50,00 - Chi phí lãi suất (nếu có) 3.086 1.620 1.466 52,50 47,50
- Chi phí khác 27.469 14.738 12.731 53,65 46,35 Tổng chi phí (1) 3.215.293 1.603.681 1.611.612 49,88 50,12 Năng suất (kg) 1.392,80 736,20 656,60 52,86 47,14 Giá bán - 3.457 3.545 - - Thu nhập (2) 4.872.088 2.545.068 2.327.020 52,24 47,76 Lợi nhuận ((2) –(1)) 3.215.293 941.387 715.407 56,82 43,18
(Nguồn: Tổng hợp 50 mẫu phỏng vấn nông hộ,3/2009)
Có thể nói chi phí là yếu tố quyết định khá lớn đến năng suất nếp và từ đó quyết định đến hiệu quả sản xuất của người nông dân. Cụ thể chi phí sản xuất trung bình của nông dân vụ Đông Xuân là 1.603.681đồng/công/vụ, vụ Hè Thu khoảng 1.611.612 đồng/công/vụ. Mặc dù, năng suất trung bình của vụ Hè Thu cũng thấp hơn so với vụ Đông Xuân, nhưng giá nếp vụ Hè Thu lại cao hơn so với vụ Đông Xuân (tốc độ tăng giá không ảnh hưởng nhiều bằng tốc độ giảm năng suất). Chính vì vậy mà thu nhập vụ Đông Xuân khoảng 2.545.068 đồng/ công/vụ cao hơn so với thu nhập trung bình của vụ Hè Thu (2.327.020 đồng/ công/vụ) khoảng 200.000 đồng/công/vụ. Dẫn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trong các vụ cũng khác nhau, theo số liệu thì vụ Đông Xuân mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn so với vụ Hè Thu (cụ thể vụ Đông Xuân mang lại lợi nhuận trung bình
khoảng 941.387 đồng/công/vụ). Tóm lại, mỗi vụ sản xuất đều mang lại hiệu quả cho nông hộ thu nhập trung bình trên 800.000 đồng/công/vụ.
Nhìn chung, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận với mức độ khác nhau. Trong 3 loại chi phí phân bón, thuốc hóa học, chi phí thu hoạch chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất trong 1 vụ, nên tăng các khoản chi phí này sẽ làm cho lợi nhuận giảm rất nhiều. Nhưng đối với chi phí thu hoạch thì khó tiết giảm vì nó phụ thuộc vào giá thuê lao động ở từng thời điểm, riêng đối với chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật thì nông hộ có thể tiết giảm bằng cách ứng dụng đúng các mô hình khoa học kỹ thuật như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, kết hợp nếp - màu và sử dụng các loại giống mới có năng suất cao sẽ góp phần tăng lợi nhuận đáng kể. Năng suất và giá bán thì tỷ lệ thuận với thu nhập, vì vậy việc tăng năng suất bằng cách sử dụng các loại giống phù hợp với điều kiện đất đai, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm làm giảm tỷ lệ thất thoát do sâu bệnh, thời tiết… và tìm đầu ra để bán được với giá cao là vấn đề cần được quan tâm để đạt được hiệu quả sản xuất ngày càng cao, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân chuyên sản xuất nếp.