– Có lợi thế nằm trong vùng cù lao bao quanh bởi nguồn nước ngọt ngào của dòng sông Hậu, có nhiều kênh mương, có hệ thống đê bao, thuỷ lợi tốt giúp nông dân tăng mùa vụ, an tâm sản xuất cho sản lượng tăng cao. Vì vậy, có thể chủ động được nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sự kiện thâm canh tăng vụ, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
– Điều kiện tự nhiên thời tiết tốt, ít có mưa bão; đất đai màu mỡ và phù hợp với sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề trồng lúa nếp.
– Nếp Phú Tân thường được sử dụng để chế biến bánh phồng, bánh tét và các loại thực phẩm khác. Đặc biệt, đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm nếp Phú Tân. Vì vậy, nếp Phú Tân còn được xuất khẩu rất mạnh qua thị trường Campuchia, Indonexia, Đông Timo...
–Để có được nguồn giống nếp tốt đảm bảo chất lượng cho yêu cầu sản xuất, trong năm qua, Trung tâm Khuyến nông An Giang và Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức nhiều lớp huấn luyện về kỹ năng chọn tạo giống cho nông dân, kiến thức canh tác của nông dân càng được nâng cao. Do đó nông dân có thể tự mình sản xuất ra được giống thuần có chất lượng.
– Nông dân năng động, tích cực học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật đều được nông dân tham gia nhiệt tình. Các cơ quan chuyên môn như: phòng nông nghiệp huyện, các Công ty phân bón, hóa chất cũng mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân nên trình độ canh tác của nông dân ngày càng được nâng cao.
– Mặc dù trình độ dân trí chưa cao nhưng nông dân có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt trong việc trồng nếp.
Ngoài ra, mạng lưới thông tin và hoạt động chuyển giao kỹ thuật ngày càng đáp ứng nhu cầu tiếp thu khoa học của nông dân, họ có thể tiếp thu từ các kênh khác nhau, chủ yếu từ phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ khuyến nông, hội nông dân...